Công tác đấ t

Một phần của tài liệu Bài giảng dự toán trong xây dựng (Trang 30 - 48)

13. MỘT SỐ LƯ UÝ KHI TÍNH KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG GẶP TRONG

13.3.Công tác đấ t

Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh (bao gồm các công việc đào xúc đất, đầm lèn kể cả các công việc chuẩn bị và hoàn thiện v.v..).

Định mức đào đất tính cho đào 1m3đất nguyên thổđo tại nơi đào. Định mức đắp đất tính cho 1m3đắp đo tại nơi đắp.

Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từđất thiên nhiên cần đào để đắp (xem bảng hệ số chuyển đổi bình quân từđất đào sang đất đắp trong bộĐM phần XD).

Riêng khối lượng đá hỗn hợp cần đào và vận chuyển để đắp được tính bằng khối lượng đá hỗn hợp đo tại nơi đắp nhân với hệ số chuyển đổi 1,13

Định mức vận chuyển tính cho 1m3đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất (nghĩa là khi tính khối lượng đất vận chuyển thì tính theo khối lượng hình học của khối đào/đắp mà không được nhân thêm hệ số nở rời).

Vận chuyển bằng thủ công ghi trong định mức tính cho 10m vận chuyển tiếp theo (mã hiệu AB.11120 - cho bùn và mã hiệu AB.11900 - cho đất) quy định vận chuyển trong phạm vi tối đa 300m.

Nếu ký hiệu [AB.11912] là định mức vận chuyển đất bằng thủ công cho 1m3 đất cấp II đi 10m tiếp theo thì định mức vận chuyển đất bằng thủ công cho 1m3 đất cấp II đi quãng đường L (m) kể từ chỗđổđất lên phương tiện vận chuyển tính theo công thức [AB.11912] x (L/10)

Vận chuyển bằng ôtô tựđổ đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá được định mức cho các cự ly: ≤300m (mã hiệu AB.411xx); ≤500m (mã hiệu AB.412xx);

≤700m (mã hiệu AB.413xx); ≤1000m (mã hiệu AB.414xx).

(ký hiệu xx được lấy tương ứng với cấp đất, đá và loại phương tiện vận chuyển).

Ví dụ: - Khi vận chuyển với cự ly 450m thì lấy mã hiệu AB.412xx (nghĩa là lấy theo Định mức vận chuyển với cự ly ≤500m).

- Khi vận chuyển với cự ly 800m thì lấy mã hiệu AB.414xx (nghĩa là lấy theo Định mức vận chuyển với cự ly ≤1.000m).

Trường hợp cự ly vận chuyển L>1km thì phần vượt ngoài 1km đầu tiên được định mức trong các trường hợp sau:

• L ≤ 2Km (nghĩa là phần vượt ngoài 1km đầu tiên có độ lớn ≤ 1km) (mã hiệu AB.421xx) Công thức: AB.414xx + AB.421xx × (L-1)

• L ≤ 4Km (nghĩa là phần vượt ngoài 1km đầu tiên có độ lớn ≤ 3km) (mã hiệu AB.422xx) Công thức: AB.414xx + AB.422xx × (L-1)

• L ≤ 7Km (nghĩa là phần vượt ngoài 1km đầu tiên có độ lớn ≤ 6km) (mã hiệu AB.423xx) Công thức: AB.414xx + AB.423xx × (L-1)

• L > 7Km (nghĩa là phần vượt ngoài 1km đầu tiên có độ lớn > 6km) (mã hiệu AB.424xx), trong đoạn từ 1km đến 7km thì dùng mã hiệu AB.423xx.

Công thức: AB.414xx + AB.423xx × 6 + AB.424xx × (L-7)

Khi trình bày trong bảng tính các chi phí trực tiếp thì số hạng đầu ứng với dòng thứ

nhất có mã hiệu AB.414xx , các số hạng sau ứng với dòng thứ hai (có mã hiệu AB.42[1/2/3]xx) và dòng thứ ba (có mã hiệu AB.424xx) có 2 cách thể hiện:

Cách 1: giữ nguyên khối lượng đất vận chuyển, thay đổi đơn giá vận chuyển bằng cách nhân đơn giá với các hệ số (L-1) hoặc 6 hoặc (L-7).

Cách 2: giữ nguyên đơn giá nhưng thay đổi khối lượng đất vận chuyển bằng cách nhân khối lượng vận chuyển với các hệ số (L-1) hoặc 6 hoặc (L-7).

Đào đất hố móng:

- Kích thước đáy hốđào thường lấy theo kích thước mặt bằng lớp lót móng, trừ những móng quá nhỏ cần mở rộng thêm sao cho có thể thao tác được thuận lợi hoặc những móng khá lớn phải làm thêm mương thu nước quanh đáy hố móng.

- Biện pháp đào: đào thủ công (đơn vị tính 1m3) hoặc đào máy (đơn vị tính 100m3) hoặc kết hợp cả 2 (căn cứ biện pháp thi công trong thuyết minh thiết kế).

Lưu ý đối với nền tự nhiên không gia cố có khối lượng đào lớn, phải dùng máy đào, thì nên chia thành 2 phần: đào bằng máy và sửa bằng thủ công. Ví dụ đào móng sâu 3m thì phần đào máy lấy với chiều sâu 2,9m, còn 0,1m áp dụng mã hiệu đào thủ công.

Công tác đào đất để đặt đường ống, đường cáp áp dụng mã hiệu riêng (AB.11610: có mở mái ta luy; AB.11620: mái dốc thẳng đứng). Trường hợp đào đất đặt đường ống, đường cáp trong thành phố, thị trấn định mức nhân công được nhân hệ số 1,2 so với định mức tương ứng.

- Đắp đất công trình bằng thủ công: đắp cát dùng nhóm mã hiệu AB.13400 - Đắp đất, cát công trình bằng tàu hút: dùng nhóm mã hiệu AB.61000

- San đầm đất mặt bằng: dùng nhóm mã hiệu AB.62000 (lưu ý có 4 cấp độ chặt K=0,85/0,90/0,95/0,98)

- Đắp đất công trình bằng đầm cóc dùng nhóm mã hiệu AB.65100 (lưu ý có 3 cấp độ chặt K=0,85/0,90/0,95)

- Đắp cát công trình bằng máy đầm (xe lu): dùng nhóm mã hiệu AB.66000 (Trường hợp đắp cát tạo mặt bằng công trình san nền không yêu cầu độ đầm chặt thì hao phí nhân công, máy thi công được nhân hệ số 0,85 so với định mức đắp cát công trình với độ chặt K=0,85). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông thường khối đào là hình chóp cụt, để tính thể tích, ngoài chiều sâu đào phải biết kích thước 2 đáy hoặc kích thước 1 đáy và mái dốc đào.

Công thức tính thể tích hình chóp cụt đều có diện tích hai đáy B và b, chiều cao h : V = 3 1 h(B+b+ B.b) Đối với đống cát (đá), đào đất móng đơn có hình khối là hình chóp cụt đều với đáy là 2 hình chữ nhật có các cặp cạnh lần lượt là (a, b) và (c,d), độ cao h thì có thể tính theo công thức sau: V = 6 h [ab + (a+c)(b+d) + cd] 13.4. Công tác cọc

Công tác cọc trong định mức gồm đúc cọc, đóng (ép) / nhổ cọc, chưa tính đến các chi phí sau:

• Bóc tách cọc ra khỏi vị trí trong bãi đúc. Công tác này có thể vận dụng mã hiệu XG.1031xx.

• Cẩu chuyển cọc từ bãi đúc đến bãi chứa (hoặc nơi đóng) trong phạm vi <500m. Công tác này có thể vận dụng mã hiệu XG.1041xx. Trường hợp vận chuyển tiếp 1000m: mã hiệu XG.1045xx. Lưu ý nếu cọc được tập trung tại bãi chứa thì phải tính thêm một lần cẩu chuyển cọc từ bãi chứa đến nơi đóng. Lưu ý chi phí di chuyển thiết bị thi công đến công trường và nội bộ trong công trường đã được tính trong chi phí khác và chi phí trực tiếp khác.

Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất, đối với đoạn cọc không ngập đất: KVL=1; KNC= 0,75 và KMTC= 0,75 (vấn đề này thường gặp trong công trình cầu, cảng).

Khi đóng, ép cọc xiên: KVL=1; KNC= 1,22 và KMTC= 1,22.

Trường hợp phải dùng cọc dẫn để đóng cọc âm: KVL=1; KNC= 1,05 và KMTC= 1,05. Trong định mức chưa tính đến công tác gia công chế tạo cọc dẫn. Cọc dẫn thường sử dụng nhiều lần nên dự toán chế tạo cọc dẫn cần xét đến độ luân lưu của vật liệu (tham khảo mục 13.22).

Quy định cách xác định cấp đất để áp dụng định mức như sau:

+ Nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I > 60% chiều dài cọc ngập đất thì toàn bộ phần cọc ngập đất áp dụng định mức đất cấp I.

+ Nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I < 40% chiều dài cọc ngập đất thiết kế thì toàn bộ phần cọc ngập đất áp dụng định mức đất cấp II.

→ nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I nằm trong khoảng (40 - 60)% chiều dài cọc ngập đất thì áp dụng định mức đất cấp I và đất cấp II tương ứng với tổng chiều dày của từng cấp đất (nghĩa là dùng 2 mã hiệu, một ứng với đất cấp I và một ứng với đất cấp II).

Trường hợp đóng, ép cọc phải sử dụng biện pháp khoan dẫn thì đoạn cọc đóng, ép qua chiều sâu khoan dẫn tính bằng định mức đóng, ép cọc vào đất cấp I (Công tác khoan dẫn chưa tính trong định mức, ởđây vận dụng mã hiệu khoan cọc nhồi AC.3xxxx sẽ không phù hợp bằng vận dụng mã hiệu khoan giếng BD.1-2xxxx).

Công tác đóng cọc ván thép (cừ larsen), cọc ống thép, cọc thép hình được định mức cho 100m cọc đóng nằm lại trong công trình (ví dụ kết cấu kè bảo vệ bờ – bến cập tàu kiểu tường cừ). Trường hợp cọc nhổ lên, sử dụng lại nhiều lần (ví dụ trong kết cấu khung vây, tường chắn tạm) thì hao phí vật liệu cọc được xác định như sau:

™ Hao phí tính theo thời gian và môi trường

Hao phí vật liệu cọc cho 1 lần đóng nhổ ứng với thời gian cọc nằm trong công trình <1tháng bằng 1,17%. Thời gian cọc nằm lại trong công trình từ tháng thứ 2 trở đi thì cứ mỗi tháng hao phí vật liệu cọc được tính thêm như sau:

a/ Nếu cọc đóng trên cạn hoặc đóng trong môi trường nước ngọt bằng 1,17%/tháng b/ Nếu cọc đóng trong môi trường nước lợ bằng 1,22%/tháng

c/ Nếu cọc đóng trong môi trường nước mặn bằng 1,29%/tháng ™ Hao hụt do sứt mẻ, toè đầu cọc, mũ cọc

a/ Đóng vào đất cấp I, II hao hụt bằng 3,5%/ 1 lần đóng nhổ

b/ Đóng vào đất, đá, có ứng suất > 5 kg/cm2 bằng 4,5% cho một lần đóng nhổ

Trường hợp cọc không nhổ được phải cắt thì phần cọc cắt để lại công trình được tính 100% theo khối lượng cọc nằm trong công trình.

Xem phụ lục: Một số ví dụđóng – nhổ cọc thép.

Đóng cọc tràm: trong định mức chỉ cho loại ∅8-10cm, các loại ∅khác cần vận dụng có điều chỉnh. Ép cọc BTCT (ép trước / ép sau): dùng nhóm mã hiệu AC.25000, AC.26000, AC.28000 (ép sau chưa có định mức cho các cọc tiết diện > 20x20cm)

Nối cọc thép và BTCT dùng nhóm mã hiệu AC.29000 (đơn vị tính là 1 mối nối). Lưu ý đa số mối nối của cọc ống BTCT trên thị trường VN không dùng bu lông mà dùng liên kết hàn đối đầu có hàn thêm tấm ốp giống như nối cọc ống thép → dùng mã hiệu AC.294xx sẽ không phù hợp bằng mã hiệu AC.29221.

Cọc khoan nhồi:

ƒ Tạo cọc dùng nhóm mã hiệu AC.30000 (xem chi tiết thuyết minh và hướng dẫn áp dụng ở

bộđịnh mức phần XD).

ƒ Công tác SX ống vách cho cọc khoan nhồi dùng mã hiệu AI.12111. ƒ Công tác lắp đặt, tháo dỡống vách dùng mã hiệu AC.3451x.

ƒ Công tác đập đầu cọc: dùng mã hiệu AA.223xx.

Công tác đập đầu cọc BTCT thường (để lấy thép cọc nối vào kết cấu bên trên): nếu vận dụng công tác đập phá kết cấu BT có cốt thép, mã hiệu AA.22111 (phá bằng búa căn) hoặc AA.22211 (phá bằng máy khoan) thì cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì công tác đập phá này đòi hỏi không được gây hư hỏng phần cọc bên dưới. Cũng có thể vận dụng mã hiệu AA.223xx của cọc khoan nhồi cho cọc BTCT thường nhưng cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì mật độ thép và độ cứng của BT trong cọc BTCT thường lớn hơn ở cọc khoan nhồi, đồng thời bổ sung biện pháp bảo vệ phần cọc bên dưới (niềng kẹp đầu cọc hoặc cắt lớp BT bảo vệ quanh đầu cọc bằng máy cắt BT). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý trước khi thử tĩnh thường có thời gian nghỉ là 6 ngày (chờ đất nền quanh cọc hồi phục), nếu số cọc thử ít thì tình trạng máy thi công nằm chờ cũng phải được tính hao phí, xem chi tiết ởđiều 8 – Thông tư 06/2010/TT-BXD.

Xem thực hành xác định giá ca máy chờđợi trên lớp.

13.5. Công tác ván khuôn

Cách tính diện tích ván khuôn (lưu ý phần viền xung quanh của kết cấu và các mặt xiên) : - Diện tích ván khuôn bằng tổng diện tích các bề mặt của kết cấu cần ván khuôn (không phải là tổng diện tích của các tấm ván khuôn mà đơn vị thi công dùng ngoài hiện trường).

- Lưu ý mặt đáy đà kiềng (trường hợp không có thiết kế lớp lót đáy), mặt đáy của cọc đúc sẵn (trường hợp không có thiết kế bãi đúc cọc), mặt hông cọc (trường hợp dùng 2 cọc đã đúc ở 2 bên làm ván khuôn thành),... khi tính dự toán cần xem như có làm phần ván khuôn này (trong thực tế có thể một số trường hợp là không có làm!)

BT lót trước đây không cho phép tính ván khuôn, hiện nay không thấy qui định này nữa. Chọn loại vật liệu của ván khuôn: gỗ, thép, ván ép (còn ván khuôn nhựa chưa được định mức): tùy yêu cầu của thiết kế hoặc quan điểm của người lập dự toán, lưu ý đối với các cấu kiện (móng, cột, tường, dầm, sàn) nói chung đơn giá toàn bộ (VL+NC+MTC) của VK gỗ là đắt nhất, kế đến là thép, sau đó là ván ép công nghiệp.

Lưu ý công tác ván khuôn gỗ cho sàn (AF.81151) thì không phân theo nhóm độ cao công trình, còn công tác ván khuôn thép, ván khuôn ván ép thì có phân theo nhóm độ cao của công trình (AF.82111 đến AF.86331).

Trường hợp cấu kiện có lỗ < 1m2 : cho phép chọn cách tính có xét lỗ và không xét lỗ. Phân biệt 2 trường hợp : ván khuôn của kết cấu BT đổ tại chỗ (mã hiệu AF.8xxxx) và của kết cấu BT đúc sẵn (mã hiệu AG.3xxxx).

Ván khuôn chỉđược dùng gỗ nhóm VII, VIII. Chiều dày gỗ ván khuôn định mức là 3cm.

Ván khuôn cho BT đổ tại chỗ :

Phải sử dụng luân chuyển 5 lần nếu bằng gỗ (có bù hao hụt); 80 lần nếu bằng thép, tôn (không bù hao hụt).

Cây chống ván khuôn BT phải sử dụng luân chuyển 10 lần nếu bằng gỗ ; 250 lần nếu bằng thép hình.

Ván khuôn cho BT đúc sẵn (kể cả văng chống, nẹp):

Phải sử dụng luân chuyển 20-30-40-50 lần (tùy trường hợp) nếu bằng gỗ (phần hao hụt đã tính trong định mức); 250 lần nếu bằng thép, tôn (không bù hao hụt).

13.6. Công tác cốt thép

Cốt thép trong định mức được phân thành 3 nhóm : ∅≤10, ∅≤18, ∅>18, mỗi nhóm có mã hiệu riêng và định mức khác nhau. Tuy nhiên khi lập dự toán nên tính chi tiết cho từng loại

đường kínhđể dễ thống kê khi tổng hợp vật tư và áp giá. Chú ý rằng hiện nay thép ∅10 đa số ở dạng thanh chứ không phải dạng cuộn (hao hụt 0,5%), nên xếp nó vào nhóm ∅≤18 (hao hụt 2,5%).

Phân biệt 2 trường hợp : cốt thép của kết cấu BT đổ tại chỗ (mã hiệu AF.6xxxx – AF.7xxxx) và của kết cấu BT đúc sẵn (mã hiệu AG.13xxx)

Trong định mức: ∅≤10: nối buộc, ∅ > 10 : nối buộc + hàn.

Trường hợp thanh thép ∅ ≥ 10 theo thiết kế có chiều dài > 11,7m cần tính thêm thép nối (lưu ý số mối nối tính theo công thức n = [L/11,7] là gần đúng và thường thấp hơn thực tế).

Cần lưu ý: trong các bản vẽ thiết kế thường thiếu thể hiện thép nối (bắt buộc do mạch ngừng thi công) của cột, của giằng tường,… và thép râu cột (để câu vào tường xây), các cốt thép chống cho sàn có 2 lớp thép,..., cần đề nghị thiết kế bổ sung.

Đối với cốt thép cọc khoan nhồi: bổ sung cóc nối thép theo CV 159/BXD-KTTC (29/8/2007).

13.7. Công tác bê tông

Phân biệt 2 trường hợp : kết cấu BT đổ tại chỗ (mã hiệu AF.1xxx – AF.5.xxx) và kết cấu BT đúc sẵn (mã hiệu AG.11xxx – AG.12xxx).

Kết cấu BT đổ tại chỗ :

Trộn bằng máy trộn tại công trình, đổ bằng thủ công: chung 1 mã hiệu AF.1xxxx. Trộn bằng dây chuyền tại công trình (mã hiệu AF.51xxx), vận chuyển đến nơi đổ (mã hiệu AF.52xxx), đổ bằng cần trục (mã hiệu AF.2xxxx).

Trộn bằng dây chuyền tại công trình (mã hiệu AF.51xxx), vận chuyển đến nơi đổ (mã hiệu AF.52xxx), đổ bằng bơm (mã hiệu AF.3xxxx).

Đối với BT thủy công (đổ bằng cần cẩu 16T, 25T, 40T và đổ bằng bơm) : AF.4xxxx. Trường hợp vữa BT SX tại nhà máy thì thường không tính công tác trộn và vận chuyển đến công trường vì giá vữa đã bao gồm trộn và chuyên chở (thậm chí có cả công bơm).

Công tác đổ BT trong trường hợp đổ bằng cần trục hoặc đổ bằng máy bơm không được tính thêm công tác vận chuyển vữa BT lên cao.

Công tác vận chuyển vữa BT cự ly dài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bằng ô tô chuyển trộn (AF.521xx) : không khống chế cự ly tối đa (ngoài 4km thì tính thêm cho mỗi km tiếp theo với mã hiệu AF.5217x).

bằng ôtô tựđổ (AF.523xx) : cự ly tối đa 3km.

Mác vữa ≥ 300: bắt buộc có phụ gia hóa dẻo (loại và liều lượng do thiết kế qui định). Kết cấu cần chống thấm: tầng hầm, hồ nước, sàn mái,… thường có dùng phụ gia chống thấm (tùy theo yêu cầu của thiết kế), trường hợp bắt buộc phải có mạch ngừng thì phải tính thêm phần xử lý chống thấm cho mạch ngừng.

Trong định mức mới không có mã hiệu cho công tác BT gạch vỡ (nhưng vẫn còn định mức cấp phối), có thể vận dụng mã hiệu của BT lót có điều chỉnh cấp phối vữa BT.

Lưu ý phần giao nhau của các cấu kiện cần tách riêng cho từng cấu kiện (vì định mức là khác nhau), không được tính trùng lắp. VD chỗ giao cột – dầm – sàn thì ưu tiên phần BT giao cho cấu kiện sàn, kếđến là dầm, sau cùng là cột (theo trình từ và biện pháp thi công).

Theo qui định của định mức, thể tích BT cho phép tính không trừ phần cốt thép bên trong. Khối lượng các nguyên vật liệu thô chế tạo vữa BT (xi măng, cát, đá, nước) ngoài việc phụ thuộc mác vữa còn phụ thuộc vào mác XM và độ sụt của vữa. Trong các tập đơn giá thì vữa BT được tính ứng với một mác XM nhất định và một độ sụt qui định nào đó, chẳng hạn đơn giá TPHCM sử dụng vữa XM PC30, độ sụt 2 ÷ 4cm đối với đổ thủ công, độ sụt 6 ÷ 8cm khi đổ bằng cần cẩu và độ sụt 14 ÷ 17cm khi đổ bằng bơm bê tông.

Thành phần công việc của công tác BT có bảo dưỡng BT nhưng trong định mức chưa thấy vật tư cho công tác bảo dưỡng (còn nhân công bảo dưỡng đã có tính chưa, chỉ có người

Một phần của tài liệu Bài giảng dự toán trong xây dựng (Trang 30 - 48)