TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ HOẶC KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CÁC ĐỊNH MỨC

Một phần của tài liệu Bài giảng dự toán trong xây dựng (Trang 46 - 48)

PHÙ HP VI CÁC ĐỊNH MC ĐÃ CÔNG B

18.1. Nguyên tắc xác định

Theo nguyên tắc những công việc không có trong các định mức đã công bố (hoặc có nhưng các yêu cầu kỹ thuật khác với các định mức đã lập) phải được đơn vị có trách nhiệm (Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Thi công,…) lập định mức dự toán và đơn giá dự toán cho các công việc này kèm theo các giải trình cần thiết, sau đó trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt để áp dụng riêng cho công trình hoặc cho cả các công trình khác.

Chi tiết về vấn đề lập và vận dụng định mức xây dựng xem ở Phụ lục 5 của Thông tư 04/2010 - Phương pháp lập định mức XDCT:

ƒ Để lập định mức xây dựng mới cho công trình: xem phần 1 (trang 58).

ƒ Để điều chỉnh các thành phần hao phí khi vận dụng các định mức xây dựng đã công bố: xem phần 2 (trang 63).

Chi tiết về vấn đề lập đơn giá dự toán (theo TT 04/2010 gọi là Giá XDCT) xem ở Phụ lục 6 của Thông tư 04/2010 - Phương pháp lập giá XDCT:

ƒ Để lập đơn giá XDCT: xem phần 1 (trang 65). ƒ Để lập giá XD tổng hợp: xem phần 2 (trang 72).

Trong thực tế, có khá nhiều công việc thuộc loại này, nhất là những công việc thuộc các chuyên ngành hẹp. Tuy nhiên một số công việc có giá thành không lớn, nếu áp dụng đúng nguyên tắc thì thời gian chờ đợi các thủ tục (trình, duyệt, điều chỉnh,…) sẽ rất lâu, không thực tế. Trong trường hợp này đơn vị lập dự toán thường làm như sau:

Đối với các công việc không tìm thấy công việc tương tự trong các bộđịnh mức: tạm tính (đa số lấy mã hiệu công việc là TT1, TT2,… , ký hiệu TT thể hiện cho chữ“tạm tính”), rồi gán các đơn giá VL, NC, MTC của công việc theo ước lượng của mình. Cần lưu ý rằng việc tạm tính theo kiểu này là không đúng nguyên tắc, chỉ dùng cho những công việc có giá thành nhỏ, còn có được các đơn vị thẩm tra, thẩm định “cho qua” hay không phụ thuộc vào quan điểm của từng đơn vị.

Đối với các công việc tìm thấy công việc tương tự trong các bộ định mức: dựa vào định mức đã qui định để điều chỉnh VL hoặc NC hoặc MTC cho phù hợp (đa số vẫn giữ mã hiệu công việc nhưng thêm ký hiệu VD ở cuối mã hiệu, ký hiệu VD thể hiện cho chữ “vận dụng” và thêm dòng ghi chú ởđầu hoặc cuối bảng tính các chi phí trực tiếp cho ký hiệu này), từđó tính lại các đơn giá VL, NC hoặc MTC của công việc theo cùng phương pháp đã dùng để lập dự toán cho các công tác khác (chẳng hạn PP sử dụng bộ đơn giá của địa phương hay PP « áp giá trực tiếp ») để dự toán được đồng bộ.

Đối với các công việc tuy có mã hiệu nhưng các yêu cầu kỹ thuật khác với định mức trong các bộđịnh mức đã công bố thì dựa vào định mức đã công bốđểđiều chỉnh các thông số VL, NC, MTC cho phù hợp (đa số vẫn giữ mã hiệu công việc nhưng thêm ký hiệu ở cuối mã hiệu, chẳng hạn ký hiệu ĐC,*, #,… và thêm dòng ghi chú ở đầu hoặc cuối bảng tính các chi phí trực tiếp cho ký hiệu này), từđó tính lại các đơn giá VL, NC hoặc MTC của công việc theo cùng phương pháp đã dùng để lập dự toán cho các công tác khác (chẳng hạn PP sử dụng bộđơn giá của địa phương hay PP « áp giá trực tiếp ») để dự toán được đồng bộ.

18.2. Trình tự xây dựng mã hiệu mới cho công tác bằng phần mềm Hitosoft 2010

Bước 1: Nhập ký tự ‘TT’ vào cột Mã hiệu của Bảng khối lượng, ấn Enter. Ở cột Mã hiệu thứ hai (bên phải) máy tự điền ‘TT’, bạn có thể đặt lại tên mã hiệu theo ý mình, ví dụ

‘MHM.01’.

Bước 2: Điều chỉnh tên công việc (thay cho phần text có sẵn trong cột Tên công việc), nhập đơn vị tính cho công việc vào cột Đơn vị, nhập khối lượng công việc vào cột Khối lượng tổng số. Chuyển sang Bảng phân tích.

Bước 3: Bấm chọn vào ô tên công việc ứng với dòng mã hiệu tạm tính (ở ví dụ này là MHM.01). Bấm biểu tượng chèn thêm dòng (hình dấu +) trên thanh Toolbar => xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập VL (gồm VLXD và VL cấp phối), NC (nhóm 1, 2, 3) và MTC. Đầu tiên chương trình mặc định chọn VLXD (tùy yêu cầu, bạn có thể chọn các ô mà mình muốn nhập). Nếu ở ô muốn nhập đã có sẵn tên trong danh sách thì cuộn bảng danh sách để tìm và chọn (xong bấm phím Bổ sung loại có trong danh sách). Nếu thứ cần nhập không có trong danh sách thì bấm phím Bổ sung loại ngoài danh sách => điều chỉnh lại phần text có sẵn trong cột Tên loại VL, NC, MTC ở Bảng phân tích. Nhập đơn vị tính, giá trị định mức chính, phụ trong các ô tương ứng. Sau đó bấm chọn lại vào ô tương ứng với cột Tên loại VL, NC, MTC để biểu tượng chèn thêm dòng (hình dấu +) trên thanh Toolbar nổi đậm lên. Tiếp tục nhập các thứ khác bằng cách trở lại từđầu bước 3. Trong quá trình nhập VL, NC, MTC chương trình sẽ tự tính toán các đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp của VL, NC, MTC và của cả công việc (=VL + NC + MTC). Lưu ý nếu đã chọn “Sử dụng đơn giá XDCB do các địa phương công bố” thì phải cập nhật các đơn giá VL, NC, MTC bằng cách vào vào menu Dữ liệu, chọn Tính lại đơn giá của công tác xây lắp hiện hữu. Trường hợp chọn “Sử dụng đơn giá do chương trình tính toán theo dữ liệu đã nhập” thì chương trình tự

tựđộng cập nhật các đơn giá VL, NC, MTC vào Bảng khối lượng.

Bước 4: Chuyển sang Bảng tổng hợp vật tư để nhập đơn giá thực tế của tất cả các vật tư (trong đó có cả những vật tư tương ứng với mã hiệu tạm tính). Khi đơn giá vật tư thay đổi thì các dữ liệu tính được trong Bảng phân tích và Bảng khối lượng sẽ thay đổi tương ứng (lưu ý nếu đã chọn “Sử dụng đơn giá XDCB do các địa phương công bố” thì các kết quảđơn giá VL, NC, MTC của công tác chưa được cập nhật ngay mà phải vào menu Dữ liệu, chọn Tính lại đơn giá của công tác xây lắp hiện hữu.

18.2.b: Sử dụng lệnh “Bổ sung, sửa đổi định mức đơn giá” trong menu Tập tin:

Bước 1: Mở menu Tập tin, chọn lệnh “Bổ sung, sửa đổi định mức đơn giá”.

Bước 2: Ở cửa sổ lớn chọn bộđịnh mức mà mình muốn bổ sung hoặc sửa đổi.

Bước 3:Ở cửa sổ nhỏ bên dưới sẽ hiện lên Bảng chi tiết định mức dự toán XDCT, trong đó đã mặc định lấy mã hiệu bắt đầu của bộđịnh mức vừa chọn.

Bước 4: Ở cửa sổ lớn cuộn dòng để tìm mã hiệu mà mình muốn bổ sung hoặc sửa đổi => ở cửa sổ nhỏ bên dưới sẽ hiện lên mã hiệu vừa chọn.

Bước5: Trong Bảng chi tiết định mức ta có thể thay đổi các thông số trong các ô màu xanh theo ý muốn, kể cả ký hiệu của mã hiệu (các ô khác sẽ tựđộng thay đổi theo).

Nếu muốn thay đổi loại VL, NC, MTC bằng loại khác (nhưng phải có trong bộ định mức) thì dùng biểu tượng mũi tên chỉ xuống.

Nếu muốn bổ sung hoặc xóa bớt VL, NC, MTC thì dùng biểu tượng dấu + hoặc dấu

– (màu đỏ).

Lưu ý: chương trình cho phép bổ sung VL mới, MTC mới vào dữ liệu gốc (dùng các biểu tượng ở góc trên bên phải của màn hình lớn)

Bước 6: Cập nhật những điều chỉnh thành định mức mới => Chọn biểu tượng mũi tên chỉ lên sang phải => mã hiệu mới sẽđược lưu trong sheet 15 với tên “Đ.mức bổ sung”.

Nếu muốn cập nhật những điều chỉnh vào dữ liệu gốc => Chọn biểu tượng mũi tên chỉ lên sang trái.

Nhận xét: Cách thứ hai (sử dụng lệnh “Bổ sung, sửa đổi định mức đơn giá” trong menu Tập tin) cho phép lưu được mã hiệu vừa xây dựng vào chương trình để dùng cho những lần sau hoặc cho hồ sơ dự toán mới.

18.3. Nguyên tắc thiết lp công tác vn dng mã hiu hin có bng phn mm Hitosoft 2010 Hitosoft 2010

Bước 1: Ở Bảng khối lượng: chọn mã hiệu công tác mà mình muốn vận dụng, ấn Enter. Ở cột Mã hiệu thứ hai (bên phải) máy tự lặp lại tên mã hiệu, sau đó bạn điền thêm VD (hoặc ký tự nào đó mà bạn muốn) vào sau tên mã hiệu ban đầu.

Bước 2: Chuyển sang Bảng phân tích để chèn thêm hoặc bỏ bớt các loại VL, NC, MTC hoặc điều chỉnh giá trịđịnh mức của chúng. Làm tương tự nhưở bước 3 và 4 của mục 19.2.a.

Một phần của tài liệu Bài giảng dự toán trong xây dựng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)