MỘT SỐ TIÊU CHÍ KHI CHỌN MUA PHẦN MỀM DỰ TOÁN

Một phần của tài liệu Bài giảng dự toán trong xây dựng (Trang 45 - 46)

1. Giá thành có phù hợp với mục đích sử dụng của bạn không?

2. Độ tin cậy của dữ liệu có cao không? (các dữ liệu đầu vào: định mức, đơn giá, các hệ số,… và các dữ liệu đầu ra: các chi phí trực tiếp, tổng hợp vật tư, phân tích vật tư, tổng hợp kinh phí,… có bị lỗi hoặc sai sót nhiều không).

3. Có thể dùng để lập quyết toán hoặc thẩm tra dự toán được không?

4. Có thể lập dự toán được cho nhiều lĩnh vực chuyên môn (XD dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây lắp điện, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, các loại công tác khảo sát, thí nghiệm, kiểm định, quản lý dịch vụđô thị, lắp đặt thiết bị công nghệ, các công trình ở hải đảo,…) hay không? (tính “đa năng” của chương trình).

5. Có thể giúp xây dựng mã hiệu mới và đơn giá mới cho các công tác chưa có trong các bộ định mức đã công bố hay không?Tiêu chí này thường được các “chuyên gia dự toán” quan tâm.

6. Có tính năng lập hoặc chuyển sang dự toán đấu thầu không? (tiêu chí này rất hữu ích cho các đơn vị thi công).

7. Dùng được cho bao nhiêu địa phương? (các địa phương khác nhau ở bộ đơn giá dự toán và yêu cầu trình bày: có tính bù giá hay không tính bù giá vật liệu).

8. Có cho phép sử dụng phương pháp “áp giá trực tiếp” để lập dự toán mà không cần dùng đến bất cứ bộđơn giá dự toán của địa phương nào hay không?

9. Có nhiều lựa chọn (option) khi lập dự toán không? (như lựa chọn mác XM: PC30 hay PC40; lựa chọn hình thức phân tích vật liệu cấp phối: ra vữa hay ra xi măng, cát, đá; lựa chọn độ sụt của vữa BT: 2-4cm hay 6-8cm hay 14-17cm;...).

10. Có tính được chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá không?

11. Có hỗ trợ cho việc xác định khối lượng các vật tư để tính bốc xếp và vận chuyển lên cao hay không?

12. Có cho phép xuất dữ liệu sang phần mềm MS-Excel hay không? Điều này là hết sức cần thiết khi đơn vị thẩm tra, kiểm toán không sử dụng cùng một phần mềm tính dự toán với đơn vị thiết kế.

13. Có cho phép chỉnh sửa kho dữ liệu đầu vào và đầu ra hay không? (khi dữ liệu đầu vào bị sai, bị nhầm hay khi dữ liệu đầu ra bị sai hoặc khi nhà nước thay đổi một vài qui định, một vài thông số về các loại chi phí của dự toán,...).

14. Chếđộ hậu mãi (bảo hành, bảo trì, nâng cấp) có rõ ràng và tốt hay không?

15. Có dùng được cho hệđiều hành mà bạn đang sử dụng không? Chương trình chạy có ổn định không? Đòi hỏi cấu hình phần cứng có cao quá không?

16. Chương trình cài đặt có đơn giản không? Sử dụng có dễ dàng không? (Người sử dụng phải có trình độ hoặc chuyên môn cao mới dùng được? Giao diện có thân thiện không? Chỉnh sửa (xóa / chèn / cắt / dán) có dễ dàng và tương tự với các phần mềm phổ biến khác không? Có cho phép thực hiện lùi lại các bước trước (undo) không? Có cho phép tra cứu các qui định cũng như các ghi chú trong bộ định mức hay không?…)

17. Kích thước file dữ liệu là lớn hay nhỏ? Việc thực hiện tính toán, chuyển đổi dữ liệu là nhanh hay chậm?

Một phần của tài liệu Bài giảng dự toán trong xây dựng (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)