CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP
3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất –
3.1.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đó, công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng nói riêng còn một số hạn chế nhất định chưa được hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nên cần được xem xét và có những phương hướng, biện pháp để hoàn thiện hơn nữa.
87
Thứ nhất: Về phương pháp tính giá vật liệu xuất kho
Để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Đây là một phương pháp khá phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Phương pháp này giúp cho người kế toán có nhiều thuận lợi cũng như đơn giản trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, song về góc độ quản lý thì phương pháp bình quân gia quyền mà công ty đang áp dụng không đảm bảo được tính kịp thời trong việc cung cấp thông tin. Cuối tháng, kế toán mới tính được giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng khi tổng hợp được số lượng và giá trị của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ.
Do vậy, không thấy được sự biến động về giá trị của từng loại vật liệu xuất kho để điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa, với số lượng nguyên vật liệu đa dạng nên khối lượng công việc kế toán bị dồn nhiều vào cuối tháng.
Trong khi đó công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, tức là đòi hỏi phải phản ánh liên tục tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư trên sổ kế toán. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp tính giá xuất kho như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, độ đúng đắn và kịp thời các quyết định quản lý từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Thứ hai: Về tính lương công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng
Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, việc tính lương được thực hiện theo hình thức tiền lương theo thời gian. Cách tính lương này khá phù hợp với bộ phận quản lý. Mặt khác, đối với bộ phận trực tiếp sản xuất, cách tính lương này chưa phát huy hết khả năng của người lao động và kích thích sản xuất.
Khi tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, hạch toán lương nhân viên phân xưởng vào tài khoản 622 như vậy là không hợp lý. Về mặt số liệu tính toán, tổng giá thành không bị ảnh hưởng nhưng tỷ trọng các loại chi phí trong giá thành sẽ không chính xác. Mặt khác, kế toán không thể biết được chi phí nhân viên phân xưởng chiếm bao nhiêu chi phí sản xuất chung để có thể đưa ra phương pháp giảm chi phí sản xuất chung – chi phí mà các kế toán coi là trọng điểm để hạ giá thành.
88
Thứ ba: Về các khoản thiệt hại trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất, tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng có phát sinh những thiệt hại trong sản xuất, bao gồm: thiệt hại ngừng sản xuất và thiệt hại sản phẩm hỏng.
- Thiệt hại ngừng sản xuất phát sinh do các nguyên nhân khách quan như mất điện, mất nước, thiên tai, lũ lụt,... Nhưng khi tình trạng này xảy ra, công ty có những biện pháp khắc phục tạm thời như công ty có xây dựng bể chứa nước, máy phát điện nên khi phát sinh những khoản thiệt hại này không đáng kể. Do đó công ty không tổ chức hạch toán riêng khoản thiệt hại này mà hạch toán chung vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Thiệt hại sản phẩm hỏng phát sinh bởi cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách. Sản phẩm hỏng tại công ty thường là những sản phẩm có thể sửa chữa được trong quá trình sản xuất hoặc tái sử dụng được. Mặt khác, công ty đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý nên sản phẩm hỏng được hạn chế đến mức tối thiểu. Do vậy khoản thiệt hại này không thường xuyên và phát sinh ít nên công ty không tổ chức hạch toán riêng mà hạch toán chung vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Tuy nhiên, các khoản thiệt hại này có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy phải yêu cầu giảm bớt tối đa các khoản thiệt hại là rất cần thiết. Kế toán nên tổ chức hạch toán đầy đủ các khoản thiệt hại xảy ra, nguyên nhân gây ra thiệt hại và người chịu trách nhiệm gây thiệt hại để có thể thu hồi bồi thường thiệt hại, có thể xử lý đúng người đúng việc nâng cao ý thức của người lao động trong quá trình sản xuất, góp phần hạn chế các khoản thiệt hại đó.
89
3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản