Đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lợi ích của giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp nam sơn, hà nội luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.2 Đề xuất các giải pháp

Từ những nghiên cứu và kết quả tính toán trong phần 3.1 ta có thể nhận thấy những lợi ích mang lại do thực hiện giải pháp giảm phát thải khí nhà kính là rất lớn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận thấy việc triển khai các giải pháp giảm KNK thông qua xử lý CTR còn gặp khó khăn và chưa mang lại kết quả như mong đợi. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khải pháp trên, nâng cao hiệu quả của chúng mang lại.

3.2.1 Về Chính sách

Như đã phân tích ở trong đề tài, tiềm năng thu hồi KNK từ BCL Nam Sơn là rất lớn, khoảng 8,75 triệu tấn CO2e. Vì vậy, các chính sách về giảm phát thải KNK trong lĩnh vực quản lý chất thải cần ưu tiên đầu tư cho các dự án thu hồi khí CH4 từ BCL chất thải. Cụ thể như:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phân loại CTR tại nguồn, thực hiện đồng bộ từ khâu xả thải, lưu giữ, thu gom, vận chuyển đến xử.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và thúc đẩy xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đảm bảo nâng cao tỷ lệ CTR được thu gom đến năm 2020, 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng theo mục tiêu Chiến lược quốc gia về BĐKH đề ra. Cần ban hành các chính sách ưu đãi nhằm gia tăng tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt đô thị, đầu tư và các BCL. Việt Nam đã ban hành các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư cho công tác BVMT như: ưu đãi về đất đai, cơ sở hạ tầng, ưu đãi về thuế, phí… Tuy nhiên, hiện nay các ưu đãi trên ở dạng chung chung, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực đầu tư cho hoạt động môi trường mà chưa có quy định cụ thể về mức ưu đãi đối với lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt đô thị, đầu tư xây dựng các BCL hợp vệ sinh và lắp đặt thiết bị thu hồi CH4 tại các BCL.

- Xây dựng các chính sách có lồng ghép giải pháp giảm phát thải KNK thông qua thu hồi khí CH4 từ BCL trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của các tỉnh/thành phố; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của

các tỉnh/thành phố; Quy hoạch quản lý CTR của các tỉnh/thành phố; Chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2016 - 2020 của các tỉnh/thành phố.

Đầu tư xây dựng các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn. Việc đầu tư xây dựng dự án phát điện sử dụng chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn và quy hoạch phát triển điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn chưa có trong danh mục của quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được duyệt, chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch, gửi bộ công thương thẩm định.

Trách nhiệm mua điện từ các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn.

Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nhà máy sử dụng chất thải rắn thuộc địa bàn quản lý. Việc mua điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện được lập theo hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn do bộ công thương ban hành.

Trong thời hạn sáu tháng kể từ khi chủ đầu tư dự án điện chất thải rắn có văn bản đề nghị bán điện, bên mua điện phải tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với bên bán điện theo quy định. Thời hạn hợp đồng mua bán điện cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau 20 năm, hai bên có thể gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.2.2 Về đầu tƣ tài chính

Hiện nay mới có các nhà máy phát điện từ rác đã được phê duyệt như Nhà máy sản xuất điện từ rác ở Gò Cát. Mặc dù nhà máy trên hoạt động gần bảy năm nay, nhưng lượng điện sản xuất ra từ nhà máy với phương thức ủ rác tạo khí gas, từ khí gas đem chạy máy phát điện là cực kỳ nhỏ và không có hiệu quả kinh tế…

Hai dự án thu khí thải phát điện theo cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM) tại bãi rác Phước Hiệp và Đông Thạnh do Công ty TNHH KMDK Việt Nam triển khai khá chậm. Do vậy, chính quyền TPHCM đang xem xét để thu hồi hai dự án này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu áp dụng tốt các công nghệ tái chế, các mô hình thu hồi khí sẽ góp phần giảm khí thải nhà kính với lượng giảm tải có thể lên tới khoảng 0,68t CO2/tấn rác. Đặc biệt, nếu tái sử dụng thành nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch thì con số này sẽ là một đóng góp đáng kể cho ngành năng lượng.

Mặc dù nguồn tài chính đầu tư cho quản lý CTR khá đa dạng, tuy nhiên vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Cơ cấu phân bổ ngân sách đang dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải. Do vậy, chi phí dành cho xử lý, tiêu huỷ chất thải hiện nay là rất thấp. Mặc dù được xem là một trong những biện pháp giảm thiểu chôn lấp CTR, nhưng hầu hết các nhà máy ủ rác (một loại hình hoạt động phổ biến ở Việt Nam) đang gặp khó khăn trong hoạt động. Theo báo cáo, trợ cấp từ chính quyền địa phương để vận hành các nhà máy ủ rác thấp hơn khoản trợ cấp dành cho chôn lấp. Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR, để giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, các biện pháp tài chính hỗ trợ việc vận hành nhà máy ủ rác là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lợi ích của giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp nam sơn, hà nội luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)