Tiềm năng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải rắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lợi ích của giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp nam sơn, hà nội luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Tổng quan về đánh giá các lợi ích của việc xử lý chất thải rắn

1.2.2 Tiềm năng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải rắn ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế, đô thị hóa cao và sự gia tăng dân số, cùng với mức sống người dân ngày càng được cải thiện đã làm cho nguồn CTR sinh hoạt không ngừng gia tằng cả về khối lượng và đa dạng về thành phần. Đến năm 2015 khối lượng chất thải rắn phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm [4]. Đây là số liệu dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra trong báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 về chất thải rắn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn hiện nay đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn thực tế. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp ước đạt khoảng 80-82% (tỷ lệ này là 83-85% ở khu vực đô thị và khoảng 40-45% ở khu vực nông thôn) [2]. Vì vậy, loại chất thải này đang ở trở thành một trong những nguyên nhân chính, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng.

Thành phần của CTR sinh hoạt tại các bãi chôn lấp và phương pháp xử lý quyết định rất nhiều đến nồng độ ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Các số liệu thống kê về thành phần của CTR sinh hoạt đô thị đem chôn lấp cho thấy: thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng nhiều nhất (khoảng 80%). Trong môi trường, độ ẩm của rác thường cao (>50%), nếu không vận chuyển kịp thời trong ngày, lại ở điều kiện nhiệt độ thích hợp như ở nước ta (30-37oC) thì ruồi nhặng và các vi khuẩn dễ dang sinh ra và hoạt động mạnh [2]. Ngoài ra sự phân hủy CTR sinh hoạt còn tạo ra mùi hôi khó chịu, khi xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí, các chất hữu cơ trong các bãi chôn lấp đã tạo ra một lượng lớn khi thải như carbonic (CO2) methan, amoniac, hydrogen, sulfide, chất hưu cơ bay hơi… đây là những sản phẩm mang tính độc hại rất cao và là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nếu các khí trên không được thu gom để xử lý và tái sử dụng vào các mục đích, chúng sẽ gây ô

nhiễm năng nề cho môi trường không khí, đặc biệt là các khí CO2 và CH4 là những khí nhà kính gây nóng lên toàn cầu.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2010 tại Việt Nam cho thấy tổng lượng phát thải khí nhà kính ước tính là 246.8 triệu tấn CO2e nếu không tính lĩnh vực LULUCF so với kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2005 thì tổng lượng phát thải năm 2010 đã tăng 61.194 nghìn tấn CO2 tương đương. Trong đó lĩnh vực chất thải ước tính là 15.352 tấn CO2e chiếm 5,78% tổng phát thải ta có thể thấy trong bảng 1.4.

Bảng 1.4 Tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2010

(Đơn vị triệu tấn CO2 tương đương)

Lĩnh vực CO2 NH4 NO2 Tổng Tỷ lệ (%)

Năng lượng 124,8 16,0 0,4 141,1 53,05 Quá trình công nghiệp 21,2 - - 21,2 7,97 Nông nghiệp - 57,9 30,4 88,3 33,20

LULUCF -20,3 1,0 0,1 -19,2

Chất thải 0,07 13,4 1,8 15,4 5,78 Tổng phát thải

(không bao gồm LULUCF) 146,0 87,3 32,7 266,0 100,00 Tổng phát thải 125,7 88,3 32,8 246,8

Nguồn: Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho công ước khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 2014

Với tốc độ gia tăng phát sinh CTR trung bình tại Việt Nam hàng năm là 10% năm thì tính đến năm 2020 có 43 tỉnh, thành phố phát sinh CTR trên 300 tấn/ngày và đến năm 2025 có 60 tỉnh thành, năm 2030 là 63 tỉnh thành phát sinh CTR sinh hoạt trên 300 tấn/ngày [12].

So với năm 2010, phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải tăng mạnh cả về lượng và tỷ lệ so với tổng phát thải. Ngược lại phát thải CH4 từ nước thải sinh hoạt giảm mạnh, từ 44,5% năm 2010 giảm xuống còn 19,4% năm 2030 . Phát thải N2O từ chất thải con người tăng không nhiều về lượng nhưng giảm về tỷ lệ so với tổng phát thải.

Bảng 1.5 Ƣớc tính phát thải khí nhà kính các năm 2020 và 2030 trong lĩnh vực chất thải

(Đơn vị: nghìn tấn CO2 tương đương)

Nguồn phát thải

2010 2020 2030

Phát thải % Phát thải % Phát thải %

Phát thải CH4 từ bãi chôn lấp rác thải 5.005 32,6 12.121 45,6 29.242 60,9 Phát thải CH4 từ nước thải công nghiệp 1.617 10,5 3.704 13,9 5.898 12,3 Phát thải CH4 từ nước thải sinh hoạt 6.827 44,5 8.080 30,4 9.294 19,4 Phát thải N2O từ chất thải con người 1.838 12,0 2.479 9,3 3.241 6,7 Phát thải N2O từ đốt chất thải 65 0,4 198 0,8 334 0,7 Tổng 15.352 100 26.581 100 48.008 100

Nguồn : Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho công ước khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lợi ích của giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp nam sơn, hà nội luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)