TT Hạng mục Diện tích
(ha) Quy mô
Tổng số 83,5
1 Khu vực hành chính 1,24 2 Ô chôn lấp chất thải sinh hoạt
hợp vệ sinh. Được bố trí ở phía Đông Nam của khu LHXLCT, nằm trong thung lũng của khu vực. (hoạt động từ năm 1999)
43,88 Tiếp nhận và xử lý rác thải cho nội thành Hà Nội đến 20 năm
3 Khu vực tiếp nhận, điều hòa và xử lý nước rác
3,8 Đảm bảo lưu chứa vào mùa mưa tại thời điểm lớn nhất đạt 100.000 m3
Phân kỳ đầu tư, tổng công suất xử lý đạt 3.000 m3/ngày đêm
4 Khu xử lý chất thải công nghiệp
5,0 Mở rộng ở giai đoạn 2 là 10 ha, đảm bảo xử lý chất thải công nghiệp nguy hại cho thành phố Hà Nội và khu vực lân cận 5 Khu xử lý chất thải sinh hoạt
làm phân hữu cơ
10,0 Xử lý chất thải sinh hoạt thành phân hữu cơ, công nghệ ủ hiếu khí cưỡng bức, công suất xử lý: 500 – 750 Tấn/ngày 6 Khu vực đốt rác thải sinh hoạt 5,0 Đốt rác sinh hoạt, công suất 300
Tấn/ngày 7 Dự án thu hồi khí bãi rác -
CDM
các ô chôn lấp
Thu hồi khí bãi rác gây hiệu ứng nhà kính, sản lượng khoảng 3.000.000 CER ( Khối lượng đơn vị giảm thải )
8 Khu vực tái chế rác thải -nt- Tái chế nhựa, nilon, giấy, cacton, ... 9 Đường nội bộ, các công trình
hạ tầng
7,5
10 Vành đai cây xanh bảo vệ môi trường
7,06 Bao quanh chu vi bãi, ngăn cách và giảm thiểu ảnh hưởng từ các hoạt động của bãi tới môi trường xung quanh.
Nguồn: Urenco Hà Nội, 2014
Các công trình phụ trợ gồm:
- Hệ thống thoát nước và ngăn dòng mặt. - Hệ thống thoát tán và thu hồi khí gas. - Hàng rào và vùng đệm cây xanh.
- Cầu cân điện tử, cầu rửa xe, trạm kiểm tra. - Hệ thống chiếu sáng, cấp điện.
- Hệ thống thu gom, xử lý nước rác. - Khu nhà quản lý, nhà nghỉ ca, nhà y tế.
- Gara ô tô, xe máy, trạm sửa chữa bảo dưỡng xe máy. - Hệ thống quan trắc môi trường.
2.1.4 Các công trình chính của Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. 2.1.4.1 Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt 2.1.4.1 Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt
Tổng diện tích: 53.49 ha
Bãi chôn lấp được chia thành 9 khoang được gọi là ô chôn lấp. Mỗi ô chôn lấp được xây dựng theo thiết kế bãi chôn lấp vệ sinh được áp dụng với lớp đệm HDPE dày 15mm ở đáy và một hệ thống thu gom nước rò rỉ. Nước rò rỉ được xử lý đúng quy cách và nước thải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam QCVN 25:2009/BTNMT. Khí bãi chôn lấp sẽ được thu lại để phát điện theo cơ chế phát triển sạch.
2.1.4.2 Nhà máy xử lý nƣớc rò rỉ
Hiện có 3 trạm xử lý nước rò rỉ với công suất 3000m3/ngày đã được xây dựng và nước thải từ nhà máy đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu đối với nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn QCVN 25:2009/BTNMT.
Công nghệ Xử lý: kết hợp phương pháp hóa học và sinh học và quá trình xử lý được điều chỉnh phụ thuộc vào thành phần của đầu vào. Toàn bộ hệ thống được kiểm soát tự động.
Hệ thống xử lý được thiết kế với các bộ phận xử lý phụ thuộc và song song để đạt công suất cần thiết từ 2500 đến 3500m3
/ngày. Ngoài ra, quá trình xử lý được hoàn tất với các hồ sinh học để ổn định nước thải sau khi xử lý.
2.1.4.3 Khu xử lý chất thải công nghiệp
Hoạt động từ năm 2001. Nằm ở phía Đông Bắc, trên đồi Phú Thịnh, tổng diện tích 5,15 ha, công suất 30 - 50 tấn/ngày.
Giai đoạn xây dựng thứ I đã được hoàn tất và công suất hiện nay là 300 tấn/ngày. Các công nghệ xử lý khác nhau được áp dụng phụ thuộc vào các loại chất thải công nghiệp khác nhau bao gồm đốt, xử lý hóa học, vật lý, tái chế, lưu trữ, đặc biệt quá trình cô đặc và ổn định đóng vai trò quan trọng.
Chất thải được quản lý chặt chẽ từ khâu thu gom vận chuyển đến khâu xử lý. Các công nghệ xử lý được áp dụng: Xử lý trung gian (hoá rắn, ổn định hóa), chôn lấp, đốt. Cơ sở dự kiến có đủ công suất để cung cấp dịch vụ cho toàn bộ các khu kinh tế ở miền Bắc.
Công ty đang cung cấp dịch vụ thu gom chất thải, vận chuyển và xử lý chất thải cho hầu hết các cơ sở công nghiệp tại các khu kinh tế ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, vv.
2.1.4.4 Kế hoạch xây dựng bộ phận xử lý chất thải sinh hoạt
Theo kế hoạch tổng thể của Khu Nam Sơn, một nhà máy chế tạo phân trộn sẽ được xây dựng ở phía Tây Bắc của khu vực có diện tích 9,8 ha gần đồi Phú Thịnh. Tương ứng với yêu cầu sử dụng đất, các ô chôn lấp mới sẽ được bổ sung vào Giai đoạn II.
Công suất xử lý
Giai đoạn I: 120.000 tấn chất thải mỗi năm để sản xuất 29.070 tấn phân trộn Giai đoạn II: 250.000 tấn chất thải mỗi năm để sản xuất 60.560 tấn phân trộn. Tổng đầu tư: 17 triệu USD từ nguồn đầu tư nước ngoài.
2.1.4.5 Kế hoạch xây dựng cơ sở đốt rác
Nhà máy đốt chất thải công nghiệp phát điện do NEDO tài trợ: Công suất 75 tấn/ngày, công nghệ Nhật Bản. Hình thức đầu tư: Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó viện trợ không hoàn lại của Tổ chức NEDO Nhật Bản (thiết bị) là 22,3 triệu USD, ngân sách của Thành phố Hà Nội (chuẩn bị mặt bẳng, xây dựng, lắp đặt, vận chuyển thiết bị) là 6,7 triệu USD
Thời gian thực hiện dự án: Từ 2012 đến 2016 (theo tiến độ tổng thể, dự án dự kiến hoàn thành vào ngày Quý I/2016)
2.1.5 Quá trình hoạt động và quản lý bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt
Tổng lượng chất thải đổ tại bãi chôn lấp tới năm 2010 là khoảng 7.000.000 tấn. Số lượt vận chuyển tới bãi chôn lấp mỗi ngày: 450 lượt
Khối lượng chất thải được xử lý mỗi ngày hơn 4.000 tấn
Hiện tại khối lượng chất thải thu gom vào khoảng xấp xỉ 93% lượng chất thải sinh hoạt và đường phố phát sinh hàng ngày (khoảng 3.000 tấn). Tính đến hết năm
2014, bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh đã tiếp nhận và xử lý gần 10 triệu tấn chất thải sinh hoạt.
Bảng 2.2 Khối lƣợng chất thải rắn đƣợc chôn lấp ở Nam Sơn
TT Năm Khối lƣợng xử lý trong một ngày (tấn) Khối lƣợng xử lý trong một năm (tấn) 1 2010 3.370 1.230.050 2 2011 3.790 1.383.350 3 2012 4.070 1.489.620 4 2013 5.200 1.898.000 5 2014 5.400 1.971.000
Nguồn: Urenco Hà Nội, 2015
Để việc đầu tư xây dựng một Khu liên hiệp xử lý chất thải có hiệu quả và tránh được những khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm cũng như tốn kém trong việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và kiểm soát ô nhiễm môi trường, thời gian hoạt động của Khu liên hiệp xử lý chất thải phải được kéo dài từ 20 năm trở lên.
Cũng từ những lý do nêu trên, trong quy hoạch đã có dự kiến mở rộng Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn về phía Đông nam, với diện tích khoảng 40 ha. Khu vực này hiện tại là xóm Phú Xuân, xã Nam Sơn có dân cư thưa thớt, nằm trong thung lũng giữa các quả đồi, ngay cạnh đường vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn từ phía Nam.
2.1.6 Công nghệ chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại bãi Nam Sơn:
Bãi chôn lấp được thiết kế phủ một lớp vải địa kỹ thuật dầy 1,5cm, có hệ thống thu gom và xử lý nước rác. Việc chôn lấp chất thải được tiến hành theo hình thức cuốn chiếu theo từng đơn nguyên ô chôn lấp theo quy trình kỹ thuật đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt với quy trình như sau:
Bước 1: Xác định khối lượng chất thải qua hệ thống 02 cân điện tử 50 tấn. Bước 2: Chôn lấp tại ô chứa
Sau khi rác tươi do ô tô chở rác đổ xuống hố chôn lấp theo từng lớp. Ban đầu do chiều sâu hố chôn lấp rác lớn, phải tạo đường dẫn xuống đáy hố. Dưới đáy hố được rắc một lớp chế phẩm sinh học Bokashi với chỉ tiêu 0,15 kg/m2 trước khi đổ rác. Rác được đổ xuống và được san gạt phẳng bề mặt, đồng thời được phun dung dịch EM thứ cấp 2 %. Sau khi đổ rác với chiều dầy khoảng 0,8 -1 m, rác được đầm nén chặt để đạt đến dung trọng rác bằng 650 – 720 kg/m3 và tiếp tục được rắc chế phẩm Bokashi, sau đó được phủ lớp đất dày 15- 20cm lên trên bề mặt rác. Yêu cầu lớp đất phủ phải đạt độ chặt K = 0,8 – 0,85. Rác tiếp tục được tiếp nhận và chôn lấp từng lớp như vậy cho đến cao độ thiết kế và tiến hành đóng bãi theo TCVN.
Bước 3: Thu gom và xử lý nước rác
Nước rác tại các ô chôn lấp được dẫn về hố tụ nhờ độ dốc theo cấu tạo của bãi, từ các hố tụ này nước rác được bơm nên hệ thống cống xương cá chạy dọc theo các đường trục chính để dẫn về Hệ thống 03 Hồ sinh học. Nước rác sau quá trình xử lý sinh học được đưa về Trạm xử lý nước rác (Công nghệ Hóa - Sinh) để xử lý đạt QCVN 29:2009/BTNMT trước khi xả ra môi trường.
Hình 2.1 Sơ đồ mặt cắt của ô chôn lấp chất thải rắn
Nguồn: Urenco Hà Nội, 2014
Các vấn đề khác:
- Nước rác được thu gom nhờ hệ thống rãnh, hố tụ và máy bơm. Công tác xử lý nước rác hiện còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, để xử lý nước rác tại bãi chôn lấp chất thải nam Sơn, đã có 3 hệ thống xử lý nước rác đã được xây dựng và ứng dụng. Tuy nhiên, cả 3 hệ thống đều chỉ đáp ứng được nhu cầu cho giải pháp tình thế mà không ổn định về mặt lâu dài. Từ tháng 11 năm 2004, Công ty Môi trường đô thị với sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành dự án đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước rác mới với công suất 500m2/ngày đêm tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn và hiện nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng với chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường cho phép.
- Trong quá trình vận hành toàn bộ các ô chôn lấp và khu vực xung quanh thường xuyên được quan trắc hàng ngày/hàng tuần với các chỉ tiêu môi trường theo
quy định. Công tác quan trắc định kỳ sẽ được tiến hành 02 lần/năm thông qua đơn vị tư vấn độc lập với toàn bộ các chỉ tiêu về môi trường theo quy định.
- Các biện pháp tách nước mưa ra khỏi phạm vi của các ô chôn lấp được thực hiện nhờ hệ thống rãnh bao xung quanh và quá trình vận hành, phủ đóng bãi cục bộ cũng như đóng bãi cuối cùng nhàm hạn chế việc hình thành nước rác.
Hệ thống thu khí bãi rác:
- Các ô chôn lấp rác riêng biệt để thu khí tốt hơn. Cặn được đưa vào mương, sau được xử lý trong thiết bị xử lý cặn; Các giếng đứng dùng để tách khí; riêng đối với các ô chôn lấp mới đang được đổ đầy khí sẽ được tách bằng các ống thu ngang.
- Các đầu thu khí được thiết kế phù hợp hạn chế tổn thất lượng khí ở mỗi đầu thu khí và không làm mất chức năng của hệ thống thu khí; Hệ thống hút khí đậm đặc được thiết kế tại các vị trí thấp trong toàn hệ thống thu khí. một phần áp lực chân không sẽ được tạo ra bới các máy thổi gió tại trạm xử lý, làm cho khí thải tạo ra trong ô chôn lấp di chuyển đến các giếng thu khí và vào hệ thống gom khí, mỗi giếng được kiểm soát bằng một van, do đó khí sinh ra do trong ô chôn lấp này được tách ra khỏi rác di chuyển về phí giếng thu khí, nhưng áp lực chân không không đủ lớn để đưa không khí vào hệ thống thu gom.
- Trạm bơm khí gồm các thiết bị cần thiết để thu, định lượng, đo đạc và điều chỉnh khí bãi rác. Các thiết bị này thích hợp trong việc kiểm soát và kiểm tra bằng tay hoặc tự động đối với van, thiết bị hãm cháy, lỗ lấy mẫu khí, đồng hồ đo lưu lượng, hệ thống điều khiển PLC và máy phân tích khí liên tục phù hợp với kế hoạch giám sát
Công nghệ sản xuất điện năng
Khi dự án chắc chắn có được hợp đồng mua bán điện đủ để sản xuất điện, một module động cơ di động sẽ được lắp đặt. Các đơn nguyên máy phát điện di động nhỏ này phù hợp với lượng khí bãi rác đặc trưng cho mỗi khu vực. Khi thể tích khí bãi rác giảm thèo thời gian các module có thể được định vị lại tại khu vực khác. Khí không được sử dụng cho máy phát điện, sẽ được dẫn trực tiếp đến hệ thống đầu đốt bằng cách điều khiển áp lực, có một thiết bị đo thời gian giám sát thời gian hoạt động của đầu đốt.
2.1.7 Hiện trạng môi trƣờng khu vực
Bãi chôn lấp Nam Sơn là bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoạt động đảm bảo theo đúng thiết kế đảm bảo vệ sinh môi trường. Hàng năm, bãi chôn lấp đều tiến hành quan trắc môi trường để giám sát quá trình hoạt động của bãi. Công tác quan trắc do các đơn vị độc lập tiến hành với tần suất 2 lần/năm. Giám sát các thông số trong môi trường
không khí, nước dựa trên cơ sở các Tiêu chuẩn Việt Nam. Căn cứ vào phương pháp giám sát môi trường như trên có được kết quả sau:
2.1.7.1 Kết quả quan trắc môi trƣờng không khí
Tại ô chôn lấp chất thải số 8 (đang hoạt động): các thông số hơi khí gây ô nhiễm như: NOx; SO2; CO; H2S; NH3 đều thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh lao động: 3733/2002/QĐ-BYT.
Bảng 2.3 Kết quả nồng độ khí ô chôn lấp số 8
Tt Thông số Đơn vị K1 K2 3733/2002/QĐ-BYT
1 Nhiệt độ 0C 28 28 - 2 Độ ẩm % 66 68 - 3 Tốc độ gió m/s 0,255 0,263 - 4 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,032 0,041 6 5 CO Mg/m3 0,332 1,312 40 6 NOx Mg/m3 0,146 0,052 10 7 SO2 Mg/m3 0,003 0,040 10 8 Cd Mg/m3 <0,0001 <0,0001 0,0 9 Pb Mg/m3 <0,001 <0,001 0,1 10 CH4 Mg/m3 31 30 - 11 H2S Mg/m3 0,030 0,035 15
Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ khu xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội, 2013
Ghi chú: +K1: Ô chôn lấp số 8 đang hoạt động
+ K2: Cách ô chôn lấp số 8 theo hướng gió đông bắc 300m + “- “ không quy định
2.1.7.2 Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc
Các mẫu nước được lấy từ suối Lai Sơn là suối chảy qua Khu vực bãi chôn lấp. Các thông số trong mẫu nước suối Lai sơn : M1; M2 đều có các trị số thấp hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 29:2009/BTNMT
Bảng 2.4 Nồng độ các chỉ tiêu trong nƣớc suối Lai Sơn TT Thông số phân tích Đơn vị M 1 M 2 M3 M4 QCVN -08:2008 /BTNMT( B1) 1 pH - 6,65 7,51 7,66 6,98 5,5 đến 9 2 TSS mg/l 18 11 9 7 50 3 DO Mg/l 4,04 4,03 4,11 4,05 ≥ 4 4 COD mg/l 19,5 23,6 26,8 27,1 30 5 BOD5 mg/l 11 13,7 14,5 18,08 15 6 NH4+-N mg/l 0,26 0,20 0,33 0,35 0,5 7 Cl- mg/l 32,5 60,2 42,1 49,6 600 8 F- mg/l 0,22 0,56 0,51 0,43 1,5 9 NO3- - N mg/l 0,42 0,63 0,18 0,34 10 10 PO43- mg/l 0,11 0,08 0,05 0,010 0,3 11 CN mg/l 0,013 0,010 0,007 0,011 0,02