.3 Kết quả nồng độ khí ô chôn lấp số 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lợi ích của giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp nam sơn, hà nội luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 51)

Tt Thông số Đơn vị K1 K2 3733/2002/QĐ-BYT

1 Nhiệt độ 0C 28 28 - 2 Độ ẩm % 66 68 - 3 Tốc độ gió m/s 0,255 0,263 - 4 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,032 0,041 6 5 CO Mg/m3 0,332 1,312 40 6 NOx Mg/m3 0,146 0,052 10 7 SO2 Mg/m3 0,003 0,040 10 8 Cd Mg/m3 <0,0001 <0,0001 0,0 9 Pb Mg/m3 <0,001 <0,001 0,1 10 CH4 Mg/m3 31 30 - 11 H2S Mg/m3 0,030 0,035 15

Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ khu xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội, 2013

Ghi chú: +K1: Ô chôn lấp số 8 đang hoạt động

+ K2: Cách ô chôn lấp số 8 theo hướng gió đông bắc 300m + “- “ không quy định

2.1.7.2 Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc

Các mẫu nước được lấy từ suối Lai Sơn là suối chảy qua Khu vực bãi chôn lấp. Các thông số trong mẫu nước suối Lai sơn : M1; M2 đều có các trị số thấp hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 29:2009/BTNMT

Bảng 2.4 Nồng độ các chỉ tiêu trong nƣớc suối Lai Sơn TT Thông số phân tích Đơn vị M 1 M 2 M3 M4 QCVN -08:2008 /BTNMT( B1) 1 pH - 6,65 7,51 7,66 6,98 5,5 đến 9 2 TSS mg/l 18 11 9 7 50 3 DO Mg/l 4,04 4,03 4,11 4,05 ≥ 4 4 COD mg/l 19,5 23,6 26,8 27,1 30 5 BOD5 mg/l 11 13,7 14,5 18,08 15 6 NH4+-N mg/l 0,26 0,20 0,33 0,35 0,5 7 Cl- mg/l 32,5 60,2 42,1 49,6 600 8 F- mg/l 0,22 0,56 0,51 0,43 1,5 9 NO3- - N mg/l 0,42 0,63 0,18 0,34 10 10 PO43- mg/l 0,11 0,08 0,05 0,010 0,3 11 CN mg/l 0,013 0,010 0,007 0,011 0,02 12 As mg/l 0,002 0,002 0,001 0,002 0,05 13 Cd mg/l <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 0,01 14 Pb mg/l 0,002 0,002 0,002 0,002 0,05 15 Cr3+ mg/l 0,012 0,010 0,011 0,011 0,5 16 Cr6+ mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,04 17 Cu mg/l 0,005 0,004 0,004 0,004 0,5 18 Zn mg/l 0,033 0,026 0,037 0,061 1,5 19 Ni mg/l 0,007 0,005 0,005 0,004 0,1 20 Fe mg/l 0,61 0,70 0,54 0,31 1,5 21 TOC mg/l 12 9 10 11 - 22 K mg/l 13,84 23,87 24,65 7,61 - 23 Na mg/l 18,55 60,08 9,13 7,52 - 24 Ca mg/l 19,31 30,56 26,85 12,03 - 25 Mg mg/l 4,38 5,69 16,11 4,45 - 26 Phenol mg/l <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,01 27 Coliform MPN/1 00ml 1100 1216 65x10 2 42x102 7.500

Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ khu xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội, 2013

Từ kết quả trên cho thấy hoạt động của khu Liên hợp xử lý CTR Nam Sơn hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam: chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt đều không có dấu hiệu ô nhiễm.

2.2 Xác định và lƣợng hóa các lợi ích ở bãi chôn lấp Nam Sơn 2.2.1. Lợi ích giảm phát thải khí Methane 2.2.1. Lợi ích giảm phát thải khí Methane

Chất thải rắn thông thường nếu thực hiện giải pháp chôn lấp sẽ phát thải khí nhà kính trong đó chủ yếu là khí methane (CH4)..

Để tính toán lượng KNK phát sinh khi chôn lấp chất thải rắn, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã có 2 phiên bản hướng dẫn kiểm kê KNK. Phiên bản IPCC (1995): hướng dẫn tính toán tổng lượng KNK phát sinh khi chôn lấp CTR và phiên bản IPCC (2006) hướng dẫn tính toán lượng KNK phát sinh hàng năm của CTR sau khi được chôn lấp. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn cơ sở tính toán theo công cụ IPCC 2006.

Công thức tính toán lƣợng methane phát thải từ bãi chôn lấp

(2.1)

Trong đó:

CH4(Emission) : Lượng methane phát thải năm thứ T, (tấn/năm) CH4(Generated,T) : Lượng methane phát sinh năm thứ T, (tấn/năm) RT : Lượng methane được thu hồi trong năm T, (tấn năm) T : Năm tính toán

X : Loại chất thải

OXT : tỷ lệ oxy hóa do lớp phủ trung gian

Công thức tính lƣợng methane tạo ra từ quá trình chôn lấp chất thải

(2.2)

Trong đó

CH4(Gennerated,T) : lượng methane phát sinh năm T, (tấn/ năm) DDOCm(Decomposed,T) : Lượng carbon hữu cơ phân hủy, (tấn/năm) F : phần trăm khí CH4 bãi chôn lấp

16/12 : tỷ số chuyển đổi CH4 và C

Công thức tính lƣợng carbon hữu cơ phân hủy trong chất thải

DDOCm(Decomposed,T) = DDOCm(Accuamualated,T-1).(1 – e-k) (2.3) DDOCm(Accuamualated,T) = DDOCm(Deposited,T) + (DDOCm(Accuamuated,T).e-k) (2.4)

Trong đó:

DDOCm(Decomposed,T) : Lượng carbon hữu cơ phân hủy, (tấn/năm)

DDOCm(Accuamualated,T) : Lượng carbon hữu cơ tích lũy cuối năm T, (tấn/năm) DDOCm(Accuamualated,T-1) : Lượng carbon hữu cơ tích lũy cuối năm T-1, (tấn/năm) DDOCm(Deposited,T) : Lượng carbon hữu cơ đem chôn năm T, (tấn/năm)

K : Hệ số tốc độ phân hủy, năm-1

Công thức tính lƣợng carbon hữu cơ có trong chất thải

DDOCm(Deposited,T) = WT.DOC.DOCf.MCF (2.5)

Trong đó:

DDOCm(Deposited,T) : Lượng carbon hữu cơ đem chôn năm thứ T, (tấn/năm) WT : Lượng chất thải chôn lấp năm thứ T, (tấn/năm)

DOC : Phần trăm lượng carbon hữu cơ trong chất thải, (%) DOCf : Hệ số phân hủy carbon hữu cơ trong bãi chôn lấp

MCF : Hệ số tương quan hiệu chỉnh quá trình sinh khí methane

Tính toán lƣợng methane phát thải từ chất thải rắn đem chôn lấp ở bãi rác:

Thông qua việc lựa chọn hệ số áp dụng tính toán từ các công thức (2.1), (2.2), (2.3), (2.4), 2.5) lượng methane phát thải tại thời điểm được tính toán ta có công thức biến đổi như sau:

CH4(Emission,T) =WT.DOC.DOCf.MCF + DDOCm(Accuamulate,T-1).e-k.F.(16/12)

Trong đó:

WT Tổng lượng CTR đưa đến BCL dùng để thu hồi CH4 (tấn/năm);

MCF Giá trị mặc định của tham số methane (0,6)

DOC Phần trăm DOC trong CTR

Theo IPCC(1995) việc tính toán DOC theo công thức sau:

Phần trăm DOC (trọng lƣợng) = 0,4A + 0,17B + 0,15C + 0,01D

Với:

A = Phần trăm rác đô thị dạng giấy, carton và vải

B = Phần trăm rác đô thị dạng rác vườn/rác công viên và các dạng rác dễ phân hủy (không là rác thực phẩm)

C = Phần trăm rác đô thị dạng thực phẩm

Để tính toán Phần trăm DOC trong CTR, ở đây chúng ta sử dụng thành phần vật lý chất thải rắn đô thị

A = 11,51%; B = 25,71%; C = 43,79%; D = 2,69% DOC = 0,4A + 0,17B + 0,15C + 0,01D =

0,4*11,51+0,17*25,71+0,15*43,79+0,01*2,69 = 15,5701%

DOCF Giá trị sai số của DOC (giá trị mặc định là 0,77)

F Phần trăm của khí CH4 trong bãi chôn lấp (giá trị mặc định là 0,5)

k Hệ số tốc độ phân hủy (giá trị áp dụng là 0,084) Công thức rút gọn là

CH4(Emission,T) =WT.0,15 . 0,77 . 0,6 + DDOCm(Accuamulate,T-1).e-0,084 . 0,5 . (16/12)

= 0,0693 . WT + 0,6129. DDOCm(Accuamulate,T-1) (2.6)

Từ công thức (2.6) trên ta tính toán được lượng methane phát thải ra từ năm 2010 đến năm 2014 là

Bảng 2.5 Lƣợng methane thoát ra từ bãi chôn lấp Nam Sơn

Năm Khối lƣợng rác đem chôn lấp (tấn) W

T Khí methane phát sinh (tấn) CH4(Emission,T) 2010 1.230.050 139.470 2011 1.383.350 161.221 2012 1.489.620 173.706 2013 1.898.000 220.907 2014 1.971.000 230.684 Tổng 7.967.950 925.988

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Theo ước tính thì lượng methane được thu hồi và phá hủy là 55% (có xem xét đến điều kiện thực tế của bãi chôn lấp, lớp phủ và mật độ giếng thu khí) và hiệu xuất đốt là 90%, ta có thể tính toán được lược giảm phát thải khí nhà kính của bãi chôn lấp do methan được đốt bỏ ở bãi chôn lấp Nam Sơn là:

Bảng 2.6 Ƣớc tính giảm phát thải của bãi chôn lấp

Năm Lƣợng khí methane phát sinh (tấn) Lƣợng khí methane đƣợc thu hồi và phá hủy (tấn) Ƣớc tính giảm phát thải (tCO

2e) 2010 139.470 62.761 1.317.991 2011 161.221 72.549 1.523.538 2012 173.706 78.167 1.641.521 2013 220.907 99.408 2.087.571 2014 230.684 103.807 2.179.963 Tổng 925.988 416.692 8.750.584

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Theo kết quả tính toán tại bảng 2.6 thì tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của bãi chôn lấp Nam Sơn là lớn hơn nhiều so với văn kiện thiết kế dự án CDM là do thực tế lượng chất thải rắn được đưa đến xử lý ở Nam sơn đã tăng lên nhiều hơn so với ước tính của dự án.

Công thức tính toán lƣợng giảm phát thải của dự án là ERy = BEy – PEy

Trong đó:

ERy: Lượng phát thải đạt được trong năm y, tính bằng tấn CO2 tương đương BEy: Lượng phát thải đường cơ sở trong năm y, tính bằng tấn CO2 tương đương PEy: Lượng phát thải do hoạt động của dự án trong năm y, tính bằng tấn CO2 tương

đương

Bảng 2.7 Giảm phát thải ERy (Theo văn kiện thiết kế dự án CDM)

ERy Giảm phát thải đƣờng cơ sở BEy (tCO2e) Phát thải dự án PEy (tCO2e) Giảm Phát thải ERy (tCO2e) 2010 140.586 251 140.335 2011 310.093 498 309.595 2012 378.908 1.092 377.816 2013 417.507 1.092 416.415 2014 460.282 1.092 459.190 Tổng 1.707.376 4.025 1.703.351

2.2.2 Lợi ích

Như phần trên đã trình bày, việc thực hiện thu hồi khí methane để đốt phát điện tại BCL là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm phát thải KNK. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC là tổ chức xác nhận đăng ký Chứng nhận giảm phát thải CER cho các dự án giảm phát thải KNK, khi thực hiện thu hồi CH4 để đốt phát điện tại BCL thì dự án có thể đăng ký và được cấp chứng nhận CER. Do vậy với lượng KNK tiềm năng có thể thu hồi, thì giải pháp thu hồi CH4 để đốt phát điện tại BCL đều có lợi ích từ việc bán CER.

Doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được ước tính thông qua lượng khí nhà kính giảm và giá bán 1 tấn CO2 trên thị trường.

Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CER) là các giảm phát thải được chứng nhận do Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp cho dự án CDM. Đơn vị 1 CER được xác định bằng một tấn khí CO2 tương đương.

Thời gian CER có hiệu lực là thời gian do Ban chấp hành quốc tế về CDM quy định khi cấp CER. Thời điểm chuyển nhượng CER hoàn thành là thời điểm các thoả thuận về việc bán CER đã thực hiện xong, bên bán nhận được tiền từ bên mua.

CDM (Clean Development Mechanism) được hiểu như là một thị trường hạn ngạch carbon (các loại khí thải đều được quy ra carbon tương đương). CDM cho phép các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở các nước công nghiệp hóa thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và đổi lại, các doanh nghiệp này nhận được chứng chỉ dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận” (CER) và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hóa.

Với cam kết phải cắt giảm khí nhà kính theo công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất cao và kém hiệu quả. Ở các nước đang phát triển để giảm 1 tấn CO2 chi phí đầu tư mất khoảng 30-40 USD, trong khi đó nếu bỏ ra số tiền hỗ trợ các nước đang phát triển đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mua quota khí thải từ những nước này thì các nước phát triển chỉ mất khoảng 7.5 -16 USD. Chính sự chênh lệch này đã hình thành nên một thị trường mua bán chỉ tiêu khí phát thải mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của cả nước phát triển và đang phát triển.

Thị trường carbon thế giới có thể phân chia làm 2 loại:

- Thị trường sơ cấp: Thị trường này chỉ áp dụng với chứng chỉ carbon CER được hình thành từ các dự án CDM. Tại thị trường này người mua trực tiếp từ các chủ dự án CDM, hoặc cùng tham gia đầu tư xây dựng dự án với doanh nghiệp nước chủ

nhà. Giá của thị trường sơ cấp đã được hình thành ngay từ khi thực hiện dự án CDM, thông tin về giá đã được đua và văn kiện dự án. Mức gia trung bình của CER là 12USD/ Tấn CO2e

- Thị trường thứ cấp: Chứng chỉ giảm phát thải carbon là chứng chỉ có giá. Vì vậy, nó có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán như các loại chứng khoán khác. Các nhà đầu tư có thể mua lại nhằm mục đích đầu cơ hay sử dụng cho các thương vụ trong tương lai nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Các giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng giúp cho mức giá của chứng chỉ linh hoạt hơn nhằm giúp các cơ sở kinh doanh hoặc các chính phủ đáp ứng các mục tiều về giảm khí thải nhà kính.

Bảng 2.8 Danh sách các dự án CDM đã đƣợc EB cấp CER tại Việt Nam

(Tính đến ngày 31/10/2012)

TT Tên dự án Lƣợng CER đƣợc cung cấp

1 Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông 6.621.641

2 Thủy điện Srêpok 4 122.855

3 Thu hồi và sử dụng khí thải từ các bãi rác Nam Sơn, Tây Mỗ tại Hà Nội

105.877

4 Thủy điện Nậm Pia 41.261

5 Thủy điện An Điềm II 36.340

6 Thủy điện Bản Cốc 31.827

7 Thủy điện Hà Nang 28.905

8 Thủy điện Phú Mậu 25.442

9 Thủy điện Chiềng Công 23.425

10 Thủy điện Đăk Srông 2A 22.604

11 Thủy điện Đắk Pône 21.332

12 Thủy điện Nậm Ngần 19.604

13 Thủy điện Sông Chừng 19.064

14 Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Trường Thịnh

18.891

15 Thủy điện Suối Tân 11.883

16 Thủy điện Mường Sang 11.056

17 Thủy điện Nậm Sọi và Nậm Công 10.479

18 Thủy điện Trà Linh 3 9.988

19 Xử l. nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Việt M.

7.408

20 Thủy điện Pa Khoang 6.177

21 Điện gió Bình Thuận số 1 - 30 MW 5.865 22 Khôi phục Nhà máy Thủy điện nhỏ Sông Mực 1.243

Tính Tính đến tháng 6 năm 2014, Việt Nam có 253 dự án Cơ chế Phát triển sạch (CDM) và 11 Chương trình hoạt động theo CDM (PoA) được đăng ký và 10.068.987 Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) được Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB) cấp thông qua các hoạt động CDM. Tổng lượng KNK giảm được của 253 dự án CDM khoảng 137 triệu tấn CO2 tương đương trong thời kỳ tín dụng. Trên thế giới, Việt Nam được xếp thứ tư về số lượng dự án CDM được đăng ký và xếp thứ 11 về lượng CER được cấp. Trong số các dự án CDM nói trên, dự án thuộc lĩnh vực năng lượng chiếm 88,19%, xử lý chất thải 9,96%, trồng rừng và tái trồng rừng 0,37% và các loại dự án khác 1,48%.

Hình 2.2 Các dự án CDM của Việt Nam đã đƣợc đăng ký, phân loại theo lĩnh vực

Nguồn: Báo cáo cập nhật của Việt Nam cho công ước khung của liên hợp quốc 2014

Giá CER

Giá bán 1 tấn CO2 giảm phát thải trên thị trường hay giá bán chứng chỉ giảm (CER) được định giá dựa trên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đăng ký tham gia thị trường mua bán khí nhà kính. Theo Fatemeh Nazifi (2010), các yếu tố ảnh hưởng đến giá CER gồm: tín dụng tài chính của người mua và người bán; điều kiện và điều khoản mua bán: đảm bảo cung cấp lượng phát thải đúng hợp đồng, dự án được xác nhận đã đăng ký tham gia thị trường mua bán khí thải; chi phí xây dựng dự án cơ chế phát triển sạch; rủi ro khi tham gia dự án.

Ở thời điểm hiện tại, không có một hiệp ước quốc tế nào thay thế Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012. Liên quan tới thị trường carbon CDM có nhiều tín hiệu khác nhau xuất hiện gần đây. Quyết định Durban được thông qua để kéo dài Nghị

định thư Kyoto sang giai đoạn thứ hai với những sáng kiến cơ chế tín dụng theo ngành (SCM) thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. [18]

Hình 2.3 Phân bổ các nhà đầu tƣ/ tƣ vấn mua theo khu vực địa lý các dự án CDM

Nguồn: Quan hệ hợp tác Việt Nam và liên minh Châu âu trong triển khai cơ chế phát triển sạch / Nguyễn Thị Bích Thuận - Viện nghiên cứu Châu Âu.

Thị trường Châu Âu là một trong những thị trường có khối lượng giao dịch CER lớn nhất thế giới chiếm 68% số giao dịch. Tiếp đó là thị trường Châu Á (chủ yếu là Nhật Bản) và cuối cùng là Châu Mỹ

Đánh giá giá CER trong tƣơng lai cho Việt Nam

Để có thể phát triển bền vững, cần phải xác định được ảnh hưởng của nghị định thư trong tương lai đến giá thành thực tế của các dự án CDM, Germain (2007) đã đưa ra khái niệm hệ số ngoại sinh, cho phép kết nối quan hệ giữa lượng giảm thải khí nhà kính của giai đoạn trước đó với các mục tiêu của giai đoạn sau tính đến 3 yếu tố như sau:

- Lượng khí thải cho phép trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lợi ích của giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp nam sơn, hà nội luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)