Giáo viên cốt cán trường THPT và ĐNGV cốt cán trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 24 - 27)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Giáo viên cốt cán trường THPT và ĐNGV cốt cán trường

Cụm từ “Giáo viên cốt cán” hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong xã hội thông qua ngôn ngữ nói và viết, kể cả trong các văn bản quản lý nhà nước về giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Khi sử dụng từ “cốt” và “cán” gắn với con người là nhằm chỉ Người hoặc nhóm người làm nòng cốt cho một tổ chức.

Như vậy, khi nói đến giáo viên cốt cán là nói đến người quan trọng đang làm công tác dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;

nắm được và sử dụng đúng họ sẽ làm cho ĐNGV và cơ sở giáo dục phát triển.

Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài luận văn, khái niệm giáo viên cốt cán được tác giả luận án quan niệm như sau: Giáo viên cốt cán (theo môn học hoặc cấp học) là những giáo viên giỏi về chuyên môn và xuất sắc về nghiệp vụ dạy học, giáo dục, đồng thời họ còn nguồn trợ giúp tích cực đối với các đồng nghiệp của mình trong việc phát triển nghề nghiệp.

1.2.2.2. Giáo viên cốt cán THPT

Giáo viên cấp THPT là người làm công tác dạy học và giáo dục trong các cơ sở giáo dục cấp THPT.

Theo quy định của Luật Giáo dục, chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên THPT là trình độ cử nhân khoa học (cử nhận sư phạm hoặc cử nhân khoa học ở các ngành khác nhưng đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm). Bên cạnh đó, giáo viên THPT phải đáp ứng được các yêu cầu đã được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Như vậy, một giáo viên THPT được công nhận là giáo viên phải là người giáo viên đạt Chuẩn trình độ đào tạo và đáp ứng mức tối thiểu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Trên thế giới, khái niệm giáo viên cốt cán theo cách hiểu của Việt Nam được gọi bởi những tên gọi khác nhau như giáo viên giỏi (Thụy Điển), giáo viên tài năng (Hoa Kỳ), giáo viên xuất sắc, giáo viên chất lượng cao (Anh), giáo viên thành công (Hồng Kông).

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, giáo viên xuất sắc ở Anh được xác định là những giáo viên có chiều sâu, chiều rộng của các kinh nghiệm, các kỹ

năng sư phạm, tư vấn và các kỹ năng giáo dục một cách xuất sắc. Họ là những mẫu hình sư phạm cho các giáo viên khác và là người tạo nên thành tích học tập của học sinh, người làm chủ môn học mà mình giảng dạy. Tác giả dẫn tới một khẳng định, giáo viên chất lượng cao là giáo viên làm chủ một loạt các kỹ năng và kiến thức, các kinh nghiệm và sự cam kết và niềm tin nghề nghiệp cần thiết đối với học sinh và đồng nghiệp.

Cũng theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quan niệm về giáo viên thành công ở Hồng Kông được xác định ở khung 5 lĩnh vực với các tiêu chí cụ thể về cá nhân và nghề nghiệp. Các lĩnh vực gồm:

1/ Chuyên môn;

2/ Dạy học;

3/ Phát triển học sinh;

4/ Phát triển nhà trường;

5/ Cống hiến cho giáo dục;

Các tiêu chí cá nhân là:

1/ Trách nhiệm;

2/ Sự quan tâm đến học sinh;

3/ Tự phản ánh bản thân;

4/ Hiểu và có trách nhiệm thực hiện sứ mạng;

5/ Sự tôn trọng; coi trọng giáo dục đạo đức;

6/ Kiên nhẫn; công bằng;

7/ Không dễ dàng từ bỏ khi đối mặt với sự đa dạng.

Các tiêu chí nghề nghiệp gồm:

1/ Hiểu sâu sắc môn học mà mình dạy;

2/ Tấm gương cho học sinh, nhiệt tình giảng dạy;

3/ Dạy học sinh kiến thức và giáo dục đạo đức;

4/ Chuyển tải sâu các kiến thức trong quá trình dạy học;

5/ Quản lí lớp có hiệu quả;

6/ Thường xuyên nâng cao năng lực giảng dạy và kỹ năng quản lý lớp;

7/ Sử dụng nhiều kỹ năng dạy học khác nhau để học sinh học tập hứng thú;

8/ Dạy một cách sống động và thú vị giúp học sinh hiểu bài; dạy học dựa trên năng lực của học sinh; có niềm tin dạy học riêng;

9/ Hiểu và đáp ứng nhu cầu của đồng nghiệp;

10/ Sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới;

11/ Tranh thủ thời cơ và sử dụng tốt các nguồn lực; có mối quan hệ gần gũi với cha mẹ học sinh.

Khái quát những nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới và ở Việt Nam có thể mô tả về người giáo viên cốt cán cấp THPT như sau:

1/ Giáo viên cốt cán cấp THPT là chuyên gia môn học cấp THPT.

2/ Giáo viên cốt cán cấp THPT là chuyên gia sư phạm ở trường THPT;

3/ Giáo viên cốt cán cấp THPT là chuyên gia về khoa học và sáng tạo trong dạy học và giáo dục ở cấp THPT.

4/ Giáo viên cốt cán cấp THPT là chuyên gia hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT và hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS.

Theo đó, giáo viên cốt cán cấp THPT là những giáo viên THPT thoả mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:

1/ Đạt hoặc vượt chuẩn trình độ đào tạo được quy định cho giáo viên THPT, có năng lực đáp ứng tối thiểu từ mức độ 2 (mức khá) trở lên so với những quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

2/ Được xác nhận là chuyên gia môn học, chuyên gia sư phạm, chuyên gia về khoa học sáng tạo, chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh trong trương THPT.

1.2.2.3. Đội ngũ giáo viên cốt cán trường THPT

Tập hợp các giáo viên cốt cán cấp THPT được tạo ra một cách có chủ định theo con đường chính thức sẽ hình thành ĐNGV cốt cán cấp THPT.

Căn cứ yêu cầu xây dựng, sử dụng đội ngũ và quan niệm về ĐNGV cốt cán cấp THPT như đã trình bày, luận văn xây dựng khái niệm phát triển ĐNGV cốt cán cấp THPT như sau:

Phát triển ĐNGV cốt cán cấp THPT là quá trình hình thành ĐNGV cốt cán cấp THPT, từ đó triển khai các hoạt động quản lí đội ngũ này để hỗ trợ cho các giáo viên THPT khác trong phát triển nghề nghiệp và nâng cao mức độ đáp ứng của họ với yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học đã ban hành.

ĐNGV cốt cán THPT được xây dựng, sử dụng ở 3 cấp độ sau:

- ĐNGV cốt cán của từng trường THPT: Đây là ĐNGV cốt cán của từng trường THPT được hình thành theo quyết định của hiệu trưởng trường THPT. Hoạt động của đội ngũ này chủ yếu diễn ra trong phạm vi trường THPT nơi họ đang lao động nghề nghiệp.

- ĐNGV cốt cán THPT hình thành do nhu cầu quản lí của cơ quan quản lí, trực tiếp là do Sở Giáo dục và Đào tạo: Đội ngũ này được hình thành theo quyết định của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo gồm tất cả giáo viên cốt cán ở các trường THPT hoặc một số giáo viên cốt cán được lựa chọn từ các trường THPT. Hoạt động của những giáo viên cốt cán này không giới hạn trong phạm vi trường THPT nơi họ đang công tác.

- ĐNGV cốt cán THPT hình thành do nhu cầu quản lí của cơ quan quản lí cấp vĩ mô là Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đội ngũ này gồm những giáo viên cốt cán được lựa chọn từ ĐNGV cốt cán các Sở Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động của những giáo viên cốt cán này không giới hạn trong phạm vi tỉnh/thành phố hay trường THPT nơi họ đang công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)