Nhu cầu bồi dưỡng ĐNGV THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

STT Nội dung bồi dưỡng Kết quả (%)

1 Bồi dưỡng lí luận chính trị 69,0

2 Bồi dưỡng lí thuyết chuyên ngành 80,9

3 Bồi dưỡng những kiến thức về phương pháp dạy học 83,3

4 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 66,6

5 Bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học 69,0

Từ các số liệu ở bảng 2.16, có thể rút ra một số nhận xét:

Giáo viên THPT có nhu cầu cao nhất về phương pháp dạy học, tiếp theo là bồi dưỡng lí thuyết chuyên ngành, về đường lối chính sách giáo dục của Đảng, nghiên cứu khoa học, cuối cùng là về ngoại ngữ. Tỉ lệ giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức là khá cao.

Giáo viên THPT có nhu cầu bồi dưỡng toàn diện về cả kiến thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Đây là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên THPT của ngành và các trường THPT.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng giáo viên THPT, tác giả luận văn

nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng đối với ĐNGV cốt cán. Kết quả thu được như bảng 2.17.

Bảng 2.17: Đánh giá của giáo viên cốt cán về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã tham dự

STT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Mức độ

1 Đào tạo/bồi dưỡng về phát triển nghề nghiệp giáo viên 0,81 2 Đào tạo/bồi dưỡng về kỹ năng hướng dẫn, tư vấn 0,39 3 Đào tạo/bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn 2,44 4 Đào tạo/bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm 2,81

Các số liệu ở bảng 2.17 cho thấy: hình thức được đánh giá cao nhất là đào

tạo/bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tiếp đến là bồi dưỡng/nâng cao trình độ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên và kỹ năng hướng dẫn, tư vấn để giáo viên cốt cán thực hiện vai trị của mình trong hỗ trợ phát triển đồng nghiệp còn rất hạn chế và mức độ hiệu quả không cao.

2.3.2.3. Cơng tác xây dựng chính sách phát triển ĐNGV cốt cán cấp THPT a. Chính sách xây dựng đội ngũ

Trên thực tế, chưa có chính sách cụ thể về phát triển ĐNGV cốt cán THPT. ĐNGV cốt cán hiện nay được hình thành trên cơ sở các giáo viên THPT có thành tích, kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Công tác xây dựng ĐNGV cốt cán trong các trường THPT còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, ĐNGV cốt cán của các trường THPT chưa đáp ứng được so với yêu cầu và đòi hỏi phát triển của nhà trường. Cụ thể:

- Số lượng giáo viên cốt cán chưa đầy đủ theo cơ cấu môn học. Thực tế ở nhiều trường vẫn có những giáo viên giữ vai trị đầu đàn vì họ có thâm niên cơng tác cao, có nhiều kinh nghiệm trong giang dạy, quản lí, nhưng hạn chế lớn nhất ở những giáo viên này là họ không đủ điều kiện như tiếng Anh và kiến thức cơ bản để đào tạo ở trình độ sau đạo học. Vì vậy, trong thời gian tới họ sẽ có thể giữ vai trị đầu đàn vì số giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản về chun mơn, nghiệp vụ và có trình độ tiếng Anh khá được tuyển dụng vào công tác tại trường.

- Lực lượng giáo viên cốt cán của các trường THPT còn quá mỏng và hầu hết lại bị chi phối bởi công việc giảng dạy đang ở mức quá tải. Do đó việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ, dự giờ, thao giảng với nhau chưa được thường xuyên và chưa có hiệu quả. Đặc biệt, công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho giảng dạy, giáo dục trong nhà trường chưa được đẩy mạnh, xây dựng thành một phong trào; ĐNGV cốt cán chưa thể hiện vai trò đầu trong hoạt động này nên hạn chế việc nâng cao tiềm lực chuyên môn trong ĐNGV ở các trường THPT.

- Năng lực tổ chức, quản lí, tập hợp đội ngũ của người giáo viên cốt cán còn nhiều hạn chế, chỉ nặng về hành chính chứ chưa thực sự có sức mạnh tâm lí để cuốn hút, khơi dậy động cơ nội tại cho các hoạt động chuyên môn ở tổ bộ môn; bởi lẽ hầu hết ĐNGV cốt cán chưa được quan tâm bồi dưỡng về kỹ năng hướng dẫn, tư vấn đối với đồng nghiệp.

Kết quả tự đánh giá của giáo viên cốt cán và đánh giá của giáo viên THPT về các phẩm chất, năng lực cần có đối với các giáo viên cốt cán cấp THPT được thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)