Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)

phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Nhằm tìm hiểu đánh giá của các chuyên gia và đội ngũ cán bộ QLGD về mức độ cấp thiết và khả thi của mỗi nhóm giải pháp, tác giả thiết kế phiếu số 3 (Phụ lục 3) làm công cụ để trưng cầu ý kiến. Ngoài ra, tác giả có câu hỏi mở để hoàn thiện những giải pháp quản lý đã đề xuất. Các đố tượng được trưng cầu ý kiến là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chun mơn, giáo viên các trường THPT huyện

Bảng 3.1: Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp TT Nhóm giải pháp TT Nhóm giải pháp Điểm TBình Tính hợp lý Tính khả thi

1 Xây dựng các tiêu chí về giáo viên cốt cán trường THPT

huyện Tràng Định 4,91 4,31

2 Qui hoạch phát triển ĐNGV cốt cán trong các trường

THPT huyện Tràng Định 4,95 4,52

3 Đổi mới nội dung, phương thức phát triển số lượng và

chất lượng ÐNGV cốt cán THPT 4,96 4,49

4

Xây dựng chính sách, tạo động lực và môi trường thuận lợi phát triển ĐNGV cốt cán trong các trường THPT huyện Tràng Định

4,98 4,55

Kết quả bảng 3.1 cho phép rút ra nhận xét sau đây :

- Về tính cấp thiết: Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi ý kiến đều đánh giá 4 nhóm giải pháp về phát triển ĐNGV cốt cán THPT đưa ra trong đề tài có tính cấp thiết cao. Điều này chứng tỏ thực trạng về phát triển ĐNGV cốt cán THPT đang có những vấn đề tồn tại lớn, cần sớm có những giải pháp khắc phục.

- Về mức độ khả thi : Điểm số đánh giá mức độ khả thi của các nhóm giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán THPT tuy không cao như đánh giá tính cấp thiết, nhưng hầu hết số người được hỏi đều cho rằng các nhóm giải pháp có tính khả thi khá cao.

Tuy nhiên, nhóm giải pháp 1 được đánh giá ít khả thi hơn nhóm 2, 3. Điều này cho thấy việc xây dựng chuẩn chức danh phụ thuộc nhiều vào Nhà nước và các cơ quan cấp trên, các trường và mỗi giáo viên khơng hồn chủ động được.

Với các câu hỏi mở, các CBQL, giáo viên cho biết thêm quan điểm của họ về các giải pháp do tác giả đề xuất. Qua các quan điểm đó, tác giả thu hoạch một số vấn đề hoàn thiện giải pháp qua các ý kiến sau:

- Trong nhóm giải pháp tác động đến số lượng và cơ cấu ĐNGV cốt cán THPT nên quan tâm đến việc xây dựng lộ trình quy hoạch.

- Khi thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho ĐNGV cốt cán THPT, cần phải có những tác động để các giáo viên, các tổ chuyên môn phát huy việc tự kiểm tra, đánh giá, trên cơ sở đó tự điều chỉnh để hồn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)