Quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT

a. Khái niệm quản lý

Quản lí là một khái niệm rộng lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, khi đưa ra khái niệm về quản lí, các tác giả thường gắn với các loại hình quản lí cụ thể phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu hay thực tế công việc quản lí của mình. Cụ thể:

Theo Từ điển Tiếng Việt thì Quản lí là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan” [57].

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì Quản lí là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [17, tr.1].

Như vậy, khái niệm quản lí được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên các quan điểm trên đều đề cập đến bản chất chung của khái niệm quản lí:

- Quản lí là sự tác động liên tục có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí trong một tổ chức thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

b. Chức năng quản lí

Chức năng quản lí là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí. Quản lí có bốn chức năng cơ bản là : Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

Bốn chức năng của quản lí có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lí. Chu trình quản lí bao gồm bốn giai đoạn với sự tham gia của hai yếu tố quan trọng là thông tin và quyết định. Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lí đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lí tiếp theo.

Hình 1.2: Sơ đồ chu trình quản lí

- Kế hoạch hoá: Đây là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lí.

Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động và quyết định cách thức, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lí để đạt được mục tiêu. Kế hoạch hoá giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, toàn diện từ đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức và có khả năng ứng phó với sự thay đổi. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra. Không có kế hoạch sẽ không thể xác định mục tiêu mà tổ chức đang hướng tới có đúng hay không và khi nào thì mục tiêu sẽ đạt được. Chính vì thế mà việc kiểm tra sẽ thiếu căn cứ. Nhà quản lí thông qua kế hoạch đã đề ra mà có thể nhìn thấy tương lai, có thể điều chỉnh những quyết định trước đó, đảm bảo để hướng đúng mục tiêu đã định.

- Tổ chức: Là sự kết hợp hoạt động của các bộ phận sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lí tạo thành một hệ thống thống nhất như một cơ thể sống. Tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lí thực hiện có hiệu quả. Thành tựu của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lí. Bằng cách thiết lập một tổ chức hoạt động hữu hiệu, các nhà quản lí có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn nhân lực, vật lực.

- Chỉ đạo: Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đến đối tượng bị quản lí một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ, hướng họ vào việc đạt mục tiêu chung. Chỉ đạo là chức năng thể hiện năng lực điều khiển và dẫn dắt của người quản lí. Việc chỉ đạo không chỉ bắt đầu sau khi lập kế hoạch và cơ cấu tổ chức đã hoàn tất mà nó hoà quyện và ảnh hưởng đến hai chức năng kia.

Thông tin Kiểm tra

Kế hoạch

Tổ chức

Chỉ đạo

- Kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình quản lí. Mục đích của kiểm tra nhằm bảo đảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai lệch, tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt các mục tiêu đã định. Kiểm tra là một quá trình bao gồm các bước: xây dựng các tiêu chuẩn, đo lường việc thực hiện, đánh giá việc thực hiện kế hoạch so với tiêu chuẩn.

Quản lí vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Quản lí mang tính khoa học vì nó luôn là hoạt động có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ thể. Quản lí còn mang tính nghệ thuật vì nó là một hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú đầy biến động, không có những nguyên tắc chung cho mọi tình huống. Để đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức, người quản lí cần có những bí quyết sắp xếp nguồn nhân lực, nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng ứng xử, khả năng thuyết phục đối với mọi thành viên trong tổ chức.

Cùng với sự phát triển chung của xã hội hiện nay, vai trò của quản lí ngày càng được nâng cao. Vì vậy, mỗi cấp quản lí, mỗi lĩnh vực hoạt động cần vận dụng lí luận chung và lí luận cụ thể để phù hợp với quy mô và đặc thù của tổ chức mình qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí.

1.2.4.2. Quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT

Những nghiên cứu về ĐNGV cốt cán đã xác định ba lý do cần đặt ra và giải quyết vấn đề về ĐNGV cốt cán. Thứ nhất, về nguyền lý, sự phát triển không diễn ra theo hàng ngang; Thứ hai, sự khác biệt về hiệu quả giảng dạy của giáo viên quyết định sự khác biệt về kết quả học sinh hơn là những yếu tố khác; Thứ ba, có nhiều mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên, một trong những mô hình đó là xây dựng và sử dụng ĐNGV cốt cán.

Căn cứ vào quan niệm về ĐNGV cốt cán cấp THPT, tác giả luận án xác định lý do cần xây dựng ĐNGV cốt cán cấp THPT như sau:

a. Xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán cấp THPT để đáp ứng yêu cầu về đặc điểm tổ chức của các trường THPT và đặc trưng của nghề sư phạm

- Tổ chức nhân lực ở các trường THPT, đặc biệt là ĐNGV đòi hỏi phải tạo ra một cộng đồng nghề nghiệp. Cộng đồng này không thuần tuý là một cấu trúc hành chính, mà cao hơn đó là một tổ chức học thuật, sư phạm, phát triển chuyên môn,

nghiệp vụ. Với tính chất đó, tổ chức này cần được điều khiển được các thành viên đầu đàn về nghề nghiệp.

- Nghề nghiệp nào cũng cần phát triển, đổi mới, hoàn thiện, nâng cao. Nghề sư phạm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Hơn nữa, nghề sư phạm còn là một nghề đặc biệt đòi hỏi liên tục phát triển nâng cao vì nhu cầu phát triển của xã hội. Từ nhu cầu này, kéo theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, kéo theo nhu cầu phát triển giáo dục mà giáo viên là nguồn lực chủ yếu.

b. Xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán cấp THPT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNGV các trường THPT và nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học

- Giáo viên cốt cán các trường THPT góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV THPT.

Theo nguyên lý chung, sự phát triển không theo hàng ngang mà theo mũi nhọn. Giáo viên cốt cán THPT chính là mũi nhọn tạo ra sự phát triển về chất lượng của ĐNGV THPT.

Chất lượng ĐNGV vừa tồn tại với tư cách là thành tố cấu trúc của đội ngũ giáo viên THPT, vừa là kết quả của sự kết hợp hài hoà các yếu tố cấu trúc của đội ngũ này về phương diện số lượng và cơ cấu. Mặc dù chất lượng của ĐNGV THPT không phải là phép cộng đơn giản chất lượng của từng giáo viên tạo lên đội ngũ đó, nhưng chất lượng của mỗi giáo viên lại có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng của cả đội ngũ.

Chất lượng giáo viên là kết quả của quá trình đào tạo, kinh nghiệm công tác, việc tiếp tục học tập và thường xuyên nâng cao trình độ của mỗi giáo viên. Đó là sản phẩm của của quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên THPT.

Các giáo viên cốt cán cấp THPT góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng ĐNGV THPT thông qua việc hỗ trợ các đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp một các liên tục.

Các giáo viên cốt cán cấp THPT được tổ chức thành một mạng lưới thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn nghề nghiệp cho đồng nghiệp (không chỉ trong nội bộ mà mở rộng trong mạng lưới các trường học). Mạng lưới giáo viên cốt cán cấp THPT tạo điều kiện cho các giáo viên xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong công việc, và nhờ đó có thể phát triển được sự nghiệp riêng của mỗi người với tư cách là cá nhân hay với tư cách là nhóm giáo viên. Mạng lưới làm nảy sinh

quá trình mà ở đó các giáo viên có thể giao tiếp, đưa ra các vấn đề, quan sát công việc của người khác,

- Giáo viên cốt cán THPT tạo ra những thay đổi trong chất lượng giáo dục THPT Điều này được khẳng định bởi luận điểm: sự khác biệt về hiệu quả giảng dạy của giáo viên quyết định sự khác biệt về kết quả của học sinh hơn là những yếu tố khác.

Trong dạy học, nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên là làm sao hình thành và phát triển được hoạt động học tập cho học sinh.

Hoạt động học tập chỉ có thể được hình thành và phát triển ở học sinh khi mà học sinh muốn học, biết cách học và học thành công.

Người giáo viên cốt cán THPT là người có năng lực trong việc tạo ra môi trường thuận lợi để hoạt động học tập của học sinh được hình thành và phát triển.

Năng lực đú được thể hiện rừ nột trong lao động sỏng tạo của giỏo viờn cốt cỏn cấp THPT. Sáng tạo trong tổ chức, điều kiện hoạt động của học sinh, làm cho hoạt động học tập thực tiễn diễn ra ở bình diện cá nhân học sinh. Sáng tạo trong việc thực hiện mục tiêu dạy học bằng việc thích ứng nhanh với các điều kiện dạy học và người học khác nhau. Nói cách khác, giáo viên cốt cán cấp THPT là chuyên gia về tích cực hoá học tập của học sinh bằng các biện pháp didactics như dạy học tích hợp, dạy học cá nhân, dạy học phân hoá…

Lý luận dạy học thực tiễn đó chỉ rừ: Bất kỳ sự dạy học nào cũng phải dựa vào tính vấn đề ngay bên trong tiến trình và nội dung dạy học. Người ta không thể dạy người khỏc học những điều mà người ấy biết rừ hoặc những điều người đú khụng thể biết hay không thể hiểu nổi. Phạm vào hai trường hợp này, giáo viên giảng bài trên lớp thực ra là giảng cho mình nghe chứ không có ai khác nghe mình. Dạy học phải đưa ra và sử lý những điều mấp mé giữa biết và chưa biết, giữa hiểu hoặc chưa hiểu hoặc lơ mơ hiểu. Làm được điều này thì mới có thể diễn ra sự học và có thể có người học nghe theo điều mà giáo viên dạy, lĩnh hội những điều đó của giáo viên. Vì vậy, tính vấn đề là một trong những quy luật của dạy học ở bất lý giai đoạn lịch sử nào.

Cơ sở khách quan, chủ yếu nhất của tính vấn đề chính là các vấn đề học tập trong nội dung học vấn của môn học, bài học, chủ đề. Việc giải quyết các vấn đề học tập (hay còn gọi là vấn đề didactics) trước hết là mong muốn của giáo viên, sau đó

được biểu đạt ở mục tiêu và nhiệm vụ dạy học, cuối cùng là kết quả chung của cả giáo viên và học sinh. Tại giai đoạn trung gian, nếu giáo viên biết cách làm cho mục tiêu và nhiệm vụ dạy học của mình biến thành động cơ học tập của học sinh thì tiến trình dạy học thực chất chuyển thành hoạt động học tập của người học.

Người giáo viên cốt cán THPT là người có năng lực thực hiện được yêu cầu chuyển hoá mục tiêu dạy học do mình đặt ra trở thành động cơ học tập của học sinh thông qua việc thiết kế hệ thống các nhiệm vụ học tập phù hợp và có tính vấn đề đối với mỗi đối tượng học sinh khác nhau. Điều đó có nghĩa, cùng một vấn đề học tập trong nội dung học vấn được xác định trong sách giáo khoa, người giáo viên cốt cán THPT có thể chuyển hoá thành những nhiệm vụ đơn giản đến mức học sinh kém cũng có thể giải quyết, thực hiện được, đồng thời cũng có thể chuyển hoá thành những nhiệm vụ học tập với mức độ khó khăn cao mà những học sinh giỏi cần phải có nỗ lực lớn mới giải quyết được.

Nói cách khác, cùng một vấn đề học tập của nội dung học vấn của sách giáo khoa, người giáo viên cốt cán THPT có thể tạo ra tính vấn đề học tập bởi hệ thống nhiệm vụ học tập đa dạng, từ những nhiệm vụ đơn giản, dễ hiểu nhất đến những nhiệm vụ chứa đựng nhiều khó khăn thách thức ngay cả đối với những học sinh giỏi.

Trong và bằng cách đó, mọi học sinh trong lớp, dù trình độ học lực khác nhau nhưng đều bị lôi cuốn và những vấn đề của dạy học do giáo viên tổ chức, từ đó có động cơ hình thành nhanh và phát triển hoạt động học tập. Như vậy, người giáo viên cốt cán THPT là người biết giúp cho người học học tập theo nhịp độ cá nhân của mình (bằng kinh nghiệm, cách thức học tập của chính họ) nhưng vẫn đạt đến mục tiêu dạy học chung mà giáo viên đã xác định.

1.2.4.3. Nội dung của xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán cấp THPT theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, để xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT cần thiết phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

a. Lập kế hoạch xây dựng, sử dụng ĐNGV giáo viên cốt cán THPT

Lập kế hoạch xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán cấp THPT nhằm đảm bảo nhu cầu về ĐNGV cốt cán cấp THPT luôn được đáp ứng một cách thích đáng. Lập

kế hoạch xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán cấp THPT dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu về đội ngũ này trong việc hỗ trợ các giáo viên THPT phát triển nghề nghiệp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng với yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Nội dung chính của lập kế hoạch xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán cấp THPT gồm:

- Xỏc định rừ mục tiờu của xõy dựng, sử dụng ĐNGV cốt cỏn cấp THPT - Xác định chức năng, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán cấp THPT:

- Xác định các tiêu chuẩn đối với giáo viên cốt cán;

- Thiết kế lộ trình hoạt động để đạt mục tiêu xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán đã đặt ra (bao hàm cả hoạt động tạo nguồn);

b. Tuyển dụng tuyển chọn giáo viên cốt cán cấp THPT

Tuyển dụng là quá trình thông báo, động viên, khuyến khích các ứng viên đủ tiêu các ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của kế hoạch xây dựng, sử dụng ĐNGV cốt cán cấp THPT tham gia ứng thí làm giáo viên cốt cán hoặc ứng thí vào vị trí còn thiếu trong ĐNGV cốt cán cấp THPT.

Việc tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau như: thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản về quản lý ngành, trao đổi hợp tác với các trường THPT và các đơn vị có liên quan,…

Nguồn ứng viên để tuyển dụng giáo viên cốt cán cấp THPT là giáo viên THPT và các chuyên gia, nhà nghiên cứu về giáo dục THPT, trong đó ứng viên chủ yếu là các giáo viên THPT.

Tuyển chọn là quá trình lựa chọn những ứng viên tham gia tuyển dụng những ứng viên đủ điều kiện để trở thành giáo viên cốt cán hoặc bổ xung vào vị trí còn thiếu trong đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT. Tuyển chọn được tiến hành thông qua các hình thức phỏng vấn, trắc nghiệm và nghiên cứu hồ sơ của ứng viên.

c. Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV cốt cán THPT

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với các giáo viên cốt cán của ĐNGV cốt cán cấp THPT nhằm nâng cao năng lực, khả năng làm việc của mỗi giáo viên cốt cán để đạt được kết quả mong đợi. Việc huấn luyện là nhân tố nâng cao, cải thiện kỹ năng đối với những công việc mà giáo viên cốt cán cấp THPT đang thực hiện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)