Thực trạng quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 64)

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên cốt cán và quản lý phát triển ĐNGV

2.3.2. Thực trạng quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT

2.3.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng và bình luận

Công tác quy hoạch ĐNGV THPT lâu nay đã được ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đối với ĐNGV cốt cán THPT hầu như chưa có quy hoạch phát triển nào ở cả cấp sở cũng như ở từng trường THPT. Đặc biệt đối với ĐNGV cốt cán các trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn nói riêng đang rất còn mỏng về số lượng, yếu về chất lượng. Cần xây dựng những cơ chế, chính sách, đào tạo bồi dưỡng cụ thể phù hợp với ĐNGV. Nhằm nâng cao chất lượng giáo viên THPT huyện Tràng Định để đáp ứng được nhu cầu đổi mới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2.2. Công tác đào tạo bồi dưỡng ĐNGV cốt cán THPT a. Về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng

a1. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khóa học

Khi đặt cho giáo viên câu hỏi: “Anh chị đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nào. Hãy đánh giá hiệu quả của các hình thức đó”. Kết quả thu được ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Đánh giá của giáo viên về hiệu quả của các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

TT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu quả

1 Đào tạo cơ bản chuyên ngành khác 2.26

2 Đào tạo nâng chuẩn 2.14

3 Bồi dưỡng chuẩn hóa 2.10

4 Bồi dưỡng thường xuyên 2.09

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2.28

6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 2.00

Từ các số liệu ở bảng 2.15 và kết quả trao đổi với CBQL, giáo viên chúng tôi rút ra một số nhận xét:

+ Có một tỉ lệ đáng kể giáo viên đã được tham gia các khóa đào tạo cơ bản hoặc lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học môn học cho học sinh THPT.

+ Hiệu quả của các lớp đào tạo, bồi dưỡng đó hầu như chưa cao, phần lớn ở mức độ trung bình (kết quả trả lời xoay quanh giá trị trung bình là 2).

+ Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên đề ở cụm chuyên môn ít được tổ chức và hiệu quả thấp nhất.

a2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của tổ chuyên môn

Để tìm hiểu tác dụng bồi dưỡng giáo viên qua hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường THPT, chúng tôi dùng câu hỏi: “Những hoạt động dưới đây, tổ bộ môn ở trường anh chị thực hiện như thế nào” cho CBQL và giáo viên. Kết quả sau khi xử lý như ở hình 2.1.

MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ BỘ MÔN TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

2.72

2.26 2.52 2.42

1.91

2.31 2.19

1.52

2.36

1.69 2.48

2.64 2.33 2.33

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Dự giờ Hội giảng

Thanh tra chuyên

môn

Bình xét thi đua

Đánh giá giáo viên qua kết quả học tập của học sinh

Tự đánh giá

Sinh hoạt khoa học

Kết quả điểm trung bình

Hoạt động

CBQL Giáo viên

Hình 2.1: Biểu đồ hoạt động của tổ bộ môn trong bồi dưỡng giáo viên Các số liệu của hình 2.1 cho thấy:

- Các hoạt động được tổ chức nhiều là dự giờ, bình xét thi đua, tự đánh giá của giáo viên, thanh tra chuyên môn (trên 2.0).

- Các hoạt động như hội giảng, sinh hoạt khoa học ít được tổ chức.

Kết quả trên cho thấy các hình thức hoạt động của tổ chuyên môn có tác dụng bồi dưỡng giáo viên còn nghèo nàn, đơn điệu, nặng về thi đua và đánh giá theo kết quả thanh tra chuyên môn. Các hoạt động thực sự góp phần nâng cao tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên như hội giảng, sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu khoa học, còn ít được tổ chức.

b. Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Qua khảo sát, ngoài hoạt động giảng dạy chính khóa, giáo viên THPT còn tham gia các hoạt động với mức độ như sau: 31% giáo viên tham gia biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy; 23.8% giáo viên dạy thêm; 11.9% giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của giáo viên cũng khác nhau: 99,1% giáo viên đọc sách chuyên môn; 73,2% đọc báo, tạp chí; 51,3% truy cập Internet; 48,2%

tham gia các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ; 7.1% nghe Radio; 78,6% xem truyền hình; 19% xem biểu diễn văn nghệ, phim; 19% xem thi đấu thể thao; 21,4% tham gia luyện tập và thi đấu thể thao; 38% đi chơi với bạn bè.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể đưa ra một số nhận xét:

+ Tỉ lệ giáo viên tham gia biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy (31%), tham gia nghiên cứu khoa học (11.9%) là rất thấp.

+ Các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, hiểu biết về đời sống xã hội được nhiều giáo viên tham gia. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên sử dụng thời gian nhàn rỗi để truy cập Internet, tham gia vào các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ trên mạng Internet, như một hoạt động đặc thù của giáo viên, còn quá thấp.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và chất lượng ĐNGV các trường, trong đó có ĐNGV cốt cán, cần tăng cường các hoạt động tự bồi dưỡng như truy cập Internet, tham gia trao đổi chuyên môn trên các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ trên mạng Internet, tham gia các NCKH, biên soạn tài liệu tham khảo cho học sinh.

c. Về nguyên nhân gây cản trở đến công tác đào tạo, bồi dưỡng

Phần lớn các giáo viên đều phản ánh trở ngại của việc học tập nâng cao trình độ hoặc việc chưa mạnh dạn tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao (thạc sĩ, tiến sĩ) là do hạn chế về kiến thức tiếng Anh, việc tự học cũng rất khó khăn.

+ Tất cả các giáo viên THPT đã tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ bộ môn và bồi dưỡng thường xuyên theo quy định.

Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT, chúng tôi dùng câu hỏi:

“Để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy hiện nay, anh/chị thấy mình cần phải được bồi dưỡng thêm những vấn đề nào dưới đây”. Kết quả thu được trong bảng 2.16.

Bảng 2.16: Nhu cầu bồi dưỡng ĐNGV THPT

STT Nội dung bồi dưỡng Kết quả (%)

1 Bồi dưỡng lí luận chính trị 69,0

2 Bồi dưỡng lí thuyết chuyên ngành 80,9

3 Bồi dưỡng những kiến thức về phương pháp dạy học 83,3

4 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 66,6

5 Bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học 69,0

Từ các số liệu ở bảng 2.16, có thể rút ra một số nhận xét:

Giáo viên THPT có nhu cầu cao nhất về phương pháp dạy học, tiếp theo là bồi dưỡng lí thuyết chuyên ngành, về đường lối chính sách giáo dục của Đảng, nghiên cứu khoa học, cuối cùng là về ngoại ngữ. Tỉ lệ giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức là khá cao.

Giáo viên THPT có nhu cầu bồi dưỡng toàn diện về cả kiến thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Đây là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên THPT của ngành và các trường THPT.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng giáo viên THPT, tác giả luận văn nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng đối với ĐNGV cốt cán. Kết quả thu được như bảng 2.17.

Bảng 2.17: Đánh giá của giáo viên cốt cán về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã tham dự

STT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Mức độ

1 Đào tạo/bồi dưỡng về phát triển nghề nghiệp giáo viên 0,81 2 Đào tạo/bồi dưỡng về kỹ năng hướng dẫn, tư vấn 0,39 3 Đào tạo/bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 2,44 4 Đào tạo/bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm 2,81

Các số liệu ở bảng 2.17 cho thấy: hình thức được đánh giá cao nhất là đào tạo/bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tiếp đến là bồi dưỡng/nâng cao trình độ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên và kỹ năng hướng dẫn, tư vấn để giáo viên cốt cán thực hiện vai trò của mình trong hỗ trợ phát triển đồng nghiệp còn rất hạn chế và mức độ hiệu quả không cao.

2.3.2.3. Công tác xây dựng chính sách phát triển ĐNGV cốt cán cấp THPT a. Chính sách xây dựng đội ngũ

Trên thực tế, chưa có chính sách cụ thể về phát triển ĐNGV cốt cán THPT.

ĐNGV cốt cán hiện nay được hình thành trên cơ sở các giáo viên THPT có thành tích, kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Công tác xây dựng ĐNGV cốt cán trong các trường THPT còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, ĐNGV cốt cán của các trường THPT chưa đáp ứng được so với yêu cầu và đòi hỏi phát triển của nhà trường. Cụ thể:

- Số lượng giáo viên cốt cán chưa đầy đủ theo cơ cấu môn học. Thực tế ở nhiều trường vẫn có những giáo viên giữ vai trò đầu đàn vì họ có thâm niên công tác cao, có nhiều kinh nghiệm trong giang dạy, quản lí, nhưng hạn chế lớn nhất ở những giáo viên này là họ không đủ điều kiện như tiếng Anh và kiến thức cơ bản để đào tạo ở trình độ sau đạo học. Vì vậy, trong thời gian tới họ sẽ có thể giữ vai trò đầu đàn vì số giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và có trình độ tiếng Anh khá được tuyển dụng vào công tác tại trường.

- Lực lượng giáo viên cốt cán của các trường THPT còn quá mỏng và hầu hết lại bị chi phối bởi công việc giảng dạy đang ở mức quá tải. Do đó việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ, dự giờ, thao giảng với nhau chưa được thường xuyên và chưa có hiệu quả. Đặc biệt, công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho giảng dạy, giáo dục trong nhà trường chưa được đẩy mạnh, xây dựng thành một phong trào; ĐNGV cốt cán chưa thể hiện vai trò đầu trong hoạt động này nên hạn chế việc nâng cao tiềm lực chuyên môn trong ĐNGV ở các trường THPT.

- Năng lực tổ chức, quản lí, tập hợp đội ngũ của người giáo viên cốt cán còn nhiều hạn chế, chỉ nặng về hành chính chứ chưa thực sự có sức mạnh tâm lí để cuốn hút, khơi dậy động cơ nội tại cho các hoạt động chuyên môn ở tổ bộ môn; bởi lẽ hầu hết ĐNGV cốt cán chưa được quan tâm bồi dưỡng về kỹ năng hướng dẫn, tư vấn đối với đồng nghiệp.

Kết quả tự đánh giá của giáo viên cốt cán và đánh giá của giáo viên THPT về các phẩm chất, năng lực cần có đối với các giáo viên cốt cán cấp THPT được thể hiện qua số liệu bảng 2.18 dưới đây chứng minh cho những nhận định trên.

Bảng 2.18: Thực trạng phẩm chất và năng lực của ĐNGV cốt cán

Các phẩm chất, năng lực

Mức độ đạt được Giáo viên

cốt cán tự đánh giá

Giáo viên THPT tự đánh giá 1. Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của

đồng nghiệp; có uy tín trong nghề nghiệp và khả năng tạo được sự tin tưởng của đồng nghiệp.

2,81 2,36

2. Hiểu được nguyện vọng của đồng nghiệp, mức độ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của dồng nghiệp (biết được đồng nghiệp làm gì, làm như thế nào trong dạy học và giáo dục học sinh); thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp dựa trên cái đồng nghiệp cần.

3.05 2.8

3. Có thái độ cảm thông, có kỹ năng động viên, thúc đẩy đồng nghiệp; biết đưa nhiều lựa chọn để đồng nghiệp quyết định và làm cho đồng nghiệp biết họ phải làm gì để hoạt động nghề nghiệp của họ tốt hơn so với hiện tại.

3.0 2.89

4. Thân thiện, giao tiếp có hiệu quả và biết lắng nghe

đồng nghiệp. 2.84 2.89

Kết quả bảng 2.18. cho thấy:

- Phần lớn giáo viên cốt cán và giáo viên THPT đều đánh giá cao mức độ đạt được về năng lực và phẩm chất của người giáo viên cốt cán có điểm trung bình khoảng 3.0 (mức độ đạt yêu cầu).

- Số lượng ý kiến đánh giá ở mức độ cao không nhiều. Ý kiến đánh giá của giáo viên THPT thấp hơn so với tự đánh giá của giáo viên cốt cán.

Những mặt hạn chế nêu trên có thể do những nguyên nhân sau:

1/ Nhận thức về vai trò của ĐNGV cốt cán trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường chưa đúng mức.

2/ Ở một số trường THPT chưa có qui hoạch ĐNGV cốt cán. ĐNGV “gọi là cốt cán” hiện nay hình thành một cách tự phát, chưa hề được cấp quản lý nào đánh giá, công nhận.

3/ Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV cốt cán chưa được thực hiện tốt (rất ít chương trình bồi dưỡng dành riêng cho giáo viên cốt cán). Việc sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đối với ĐNGV cốt cán vẫn còn nhiều bất cập.

4/ Chưa đặt ra một cách cụ thể những tiêu chuẩn đối với ĐNGV cốt cán để lựa chọn, xây dựng và phát triển đội ngũ này.

b. Việc bố trí, sử dụng giáo viên cốt cán THPT

Do chưa có chính sách cụ thể đối với ĐNGV cốt cán nên giáo viên cốt chủ yếu được sử dụng trong công tác:

- Giáo viên nguồn trong bồi dưỡng giáo viên: Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai các chương trình bồi dưỡng giáo viên, Bộ sẽ tập huấn cho giáo viên ở nguồn của các sở Giáo dục và Đào tạo. ĐNGV nguồn của của các sở Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai tập huấn đại trà cho giáo viên ở địa phương. Các giáo viên cốt cán được sử dụng trong vai trò giáo viên nguồn của các chương trình bồi dưỡng này.

- Thực hiện các tiết chuyên đề của Sở, Trường hoặc tổ chức chuyên môn: theo kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn, sở Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức một số tiết chuyên đề (theo chủ đề cụ thể) để nhân rộng cho các trường. Giáo viên cốt cán được lựa chọn để thực hiện những tiết chuyên đề này. Tương tự như vậy, giáo viên cốt cán sẽ là người thực hiện tiết chuyên đề ở cấp trường và tổ chuyên môn.

c. Về tạo động lực cho giáo viên cốt cán THPT

Kết quả trưng cầu ý kiến về chính sách tạo động lực cho đội ngũ giáo viên cốt cán được thể hiện qua số liệu của bảng 2.19.

Bảng 2.19: Tác dụng của các chính sách trong việc tạo động lực cho ĐNGV cốt cán THPT

STT Chế độ Kết quả (ĐTCB)

CBQL Giáo viên

1 Lương 1,88 1,98

2 Phụ cấp theo lương 1,77 1,90

3 Nhà ở, đất đai 1,70 1,55

4 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 2,33 1,86

5 Chế độ chuyển vùng cho giáo viên 1,75 1,95

6 Phong tặng danh hiệu nhà giáo (nhân dân, ưu tú) 1,72 1,98 7 Tặng Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục 1,72 2,11

8 Bình chọn thi đua hàng năm 2,11 2,31

9 Thưởng (tăng lương sớm, thưởng bằng tiền,

hiện vật,...) 1,88 2,0

10 Gắn sử dụng với kết quả bồi dưỡng 2,19 2,07

Số liệu bảng 2.19 cho thấy:

- Cán bộ quản lý đánh giá cao tác dụng của các yếu tố chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bình xét thi đua hàng năm, gắn kết quả đào tạo bồi dưỡng với sử dụng, lương.

- Cán bộ quản lý đánh giá cao tác dụng của các yếu tố bình xét thi đua, tặng huy chương. Như vậy, theo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi, những yếu tố đã có tác động mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cốt cán là chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thi đua, khen thưởng.

Tuy nhiên, tác dụng của các yếu tố trên trong thời gian qua vẫn chỉ ở mức trung bình, chưa thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường tác dụng của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các chế độ chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với giáo viên cốt cán nói riêng, giáo viên THPT nói chung.

Tóm lại, các trường THPT trong những năm qua chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ tuyển chọn một cách khoa học theo đúng quy trình quản trị nhân sự, để có thể chọn được những giáo viên cốt cán THPT có phẩm chất tốt, có năng lực, trình độ cao, đúng ngành nghề, có khả năng thích ứng nghề nghiệp và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao mức độ đáp ứng với nhiệm vụ giảng dạy từng trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa chủ động cùng với các bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của ĐNGV cốt cán THPT, làm họ hứng thú, tích cực trong nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, không ngừng phát triển bản thân và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp, góp phần cho sự phát triển của từng trường và của ngành.

2.3.2.4. Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên cốt cán trường THPT a. Về căn cứ đánh giá, xếp loại giáo viên cốt cán

Hiện nay, việc đánh giá, xếp loại giáo viên cốt cán được thực hiện như đối với giáo viên THPT.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn và nhiệm vụ nhà giáo được quy định tại khoản 2 Điều 61, Điều 63 và Điều 67 Luật Giáo dục ngày 02/12/1998; Điều 70, Điều 72 và Điều 77 Luật Giáo dục sửa đổi ngày 14/6/2005; Nghĩa vụ và những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại các Điều 6, 7, 8, 15, 16, 17, 18, 19, 20 của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1978 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2000; Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên được phân công; những quy định về giáo viên được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường hiện hành và điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đánh giá, xếp loại giáo viên; Kết quả rèn luyện và giảng dạy của giáo viên trong năm học được đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 64)