Chất lượng
Chất lượng hàng hoá là hệ thống nội tại của hàng hoá được xác định bằng thông số kỹ thuật có thể được đo lường hoặc so sánh được nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá được hình thành từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất và ngay sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của người lao động.
Sở dĩ chất lượng hàng hoá quyết định sức cạnh tranh hàng hoá bởi vì khi chất lượng hàng hoá tăng lên sẽ tăng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đó, và khi mà chất lượng hàng hoá được nâng cao dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá, tăng khối lượng hàng hoá bán ra và kéo dài chu kỳ sống của hàng hoá, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời khi hàng hoá có chất lượng cao dẫn tới tăng uy tín của doanh nghiệp từ đó mở rộng thị phần doanh nghiệp góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
Vì vậy, chất lượng hàng hoá là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp bởi vì, chất lượng hàng hoá thấp đồng nghĩa với việc giảm uy tín, mất khách hàng và nhanh chóng phá sản. Điều này quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ phải đương đầu với các công ty đa quốc gia có vốn lớn, có tiềm lực về công nghệ khoa học và uy tín từ rất lâu.
Mức độ hấp dẫn
Mức độ hấp dẫn tạo ra sức cạnh tranh cuả hàng hoá vì nó mang lại những đặc thù riêng biệt của hàng hoá này so với hàng hoá khác. Trong cuộc sống hiện
đại, hàng hóa không chỉ dừng lại ở mức cung cấp cho người sử dụng những chức năng sử dụng thuần tuý mà còn đáp ứng những yêu cầu cao hơn, đó là mỗi hàng hoá phải thể hiện những giá trị về thẩm mỹ, giá trị về cái đẹp… và mục đích của người sử dụng. Sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội làm nhu cầu con người càng đa dạng, hàng hoá phải đáp ứng được tính đa dạng trong nhu cầu đó thể hiện những giá trị, yếu tố trong cuộc sống của khách hàng. Chính sự khác biệt của hàng hoá này so với hàng hoá khác đã đem lại những giá trị khác nhau cho những hàng hoá khác nhau. Sự khác biệt này tạo ra sức cạnh tranh rất lớn cho hàng hoá.
Uy tín thương hiệu
Uy tín thương hiệu được hình thành dựa trên chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hoá, các dịch vụ sau bán hàng, thời gian giao hàng,… Một thương hiệu có uy tín với khách hàng thì đồng nghĩa với việc có lợi thế trong cạnh tranh.
Khách hàng khi đó tin rằng họ đang tiêu dùng một hàng hoá có chất lượng cao, dịch vụ sau bán hàng tốt…Do đó, hàng hoá đưa ra thị trường có thể nhanh chóng thu hút được người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm một phần chi phí cho việc thu hút khách hàng, khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu hàng hoá hơn.
1.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Gía thành, giá cả
Gía thành hàng hoá là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hình thành nên hàng hoá như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương công nhân sản xuất… trên cơ sở đó xác định giá cả của hàng hoá.
Gía thành sản phẩm Z = Z1 + Z2 +...+ Zn
Trong công thức trên Z1, Z2, ..., Zn là chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết tạo nên sản phẩm hay tổng các giai đoạn, các bộ phận sản xuất tạo nên một thành phẩm.
Muốn giá cả thấp doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành tức là phải tận dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có, đồng thời đổi mới thiết bị và công nghệ sản
xuất, nâng cao hiệu quả quản lý… có như vậy mới hạ giá thành từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá.
Gía cả của hàng hoá trên thị trường hình thành thông qua quan hệ cung cầu tức là thông qua sự thoả thuận giữa người mua người bán để đi tới mức giá mà hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được.
Gía bán = Gía thành xuất xưởng + Chi phí vận chuyển + Chi phí quảng cáo + Lợi nhuận dự kiến
Trong nền kinh tế thị trường khách hàng có quyền lựa chọn cho mình những hàng hoá tốt nhất và cùng một loại hàng hoá thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn hàng hoá có giá thấp nhất. Vì vậy, giá là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường, doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn, cao hơn hoặc bằng với giá thị trường. Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn trong chu kỳ sống của hàng hoá hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
Tốc độ tăng doanh thu
Tốc độ tăng doanh thu là một chỉ tiêu mang tính tuyệt đối thể hiện sức cạnh tranh của hàng hoá. Hàng hoá mà có sức cạnh tranh lớn sẽ bán được nhiều, làm tăng doanh thu hơn những hàng hoá có sức cạnh tranh yếu, sẽ bán được ít.
Doanh thu của hàng hoá được tính theo công thức sau:
n TR= ∑ Pi x Qi
i=1 TR: Doanh thu
Pi : Gía cả của một đơn vị hàng hoá i Qi : Số lượng hàng hoá i được tiêu thụ n: Số nhóm hàng hoá được tiêu thụ
Doanh thu của hàng hoá đạt mức cao trên thị trường chứng tỏ được thị trường chấp nhận, khách hàng ưa chuộng. Sự chấp nhận của khách hàng thể hiện hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu cơ hội lựa chọn là như nhau, thì
doanh thu là tiêu chí phản ánh chính xác mức độ thoả mãn nhu cầu khác nhau của khách hành đối với hàng hoá. Như vậy, tăng doanh thu nghĩa là hàng hoá thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mức độ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá cao hơn.
Tăng doanh thu của hàng hoá có thể đạt được thông qua tăng giá bán, trong khi giữ nguyên số lượng hàng may mặc cung ứng trên thị trường. Điều đó khó có thể xảy ra đối với hàng hóa chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và trong môi trường tự do hoá thương mại. Hơn nữa, khi tự do hoá thương mại diễn ra. Xu hướng chung của hàng hoá trên thế giới đều giảm giá bán.
Tăng doanh thu bán hàng bằng cách bán giá thấp hơn và đưa ra thị trường số lượng hàng hoá lớn hơn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Đây chính là xu hướng chung của các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá trên thế giới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá.
Tốc độ tăng thị phần
Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán hàng hoá của doanh nghiệp so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá đó trên một thị trường và trong một thời gian nhất định.
Thị phần của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Thị phần của
doanh nghiệp = Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong thời gian nhất định
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường bán loại hàng hoá đó trong
thời gian nhất định
Thị phần càng lớn thì nó biểu hiện hàng hoá của doanh nghiệp được người tiêu dùng trên thị trường đó chấp nhận càng nhiều. Khi đó, sức cạnh tranh của hàng hoá đó là lớn. Còn khi chỉ tiêu này nhỏ thì nó biểu hiện hàng hoá đó của doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém. Điều đó, buộc doanh nghiệp phải xem xét
để cải tiến mặt hàng hoặc đưa ra các chính sách sản phẩm khác để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đó hoặc có thể dừng sản xuất mặt hàng đó nếu không thể cạnh tranh nổi so với đối thủ.
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công