CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT-XUẤT NHẬP KHẨU DỆT
2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may
2.2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng may của công ty trên thị trường thế giới
Hiện nay, hàng may mặc của công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó nhiều nhất là thị trường Mỹ, EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các thị trường này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang một số thị trường qua các năm(2003-2006)
ĐVT: 1000 USD
Stt
Năm
Nước 2003 2004 2005 2006
1 Mỹ 4.156 5.126 5.430 6.343
2 EU 6.503 5.233 3.451 7.456
3 Tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng may mặc của công ty 10.659 10.359 8.881 13.799 Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm(2003-2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty qua các năm tăng giảm không ổn định. Tuy nhiên,nếu xét theo từng thị trường, thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng đều đặn, còn thị trường EU có tốc độ tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2003 thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty, thị trường Mỹ chiếm 39%. Đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ tăng 1,2 lần so với năm 2003 đạt 5.126(1000 USD), thị trường EU giảm 1270(1000 USD) so với năm 2003 đạt 5.233(1000USD). Đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các thị trường này đều đạt giá trị thấp, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng nhưng tăng với giá trị nhỏ tăng 1,05 lần so với năm 2004, riêng đối với thị trường EU thì kim ngạch lại giảm, giảm 1.782(1000 USD) đạt 3.451(1000 USD) do năm 2005 EU đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU, điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU nói chung và hàng may mặc của công ty nói riêng đã giảm sút cần có biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam cũng như hàng may mặc của công ty trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Sang năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may sang một số quốc gia đã
tăng trở lại, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty đạt 7.456(1000 USD), thị trường Mỹ chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty đạt 7.456(1000 USD).
Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường EU, công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì công ty chưa thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng công ty lại chưa xuất khẩu được. Những mặt hàng may mặc xuất khẩu chính của công ty là các mặt hàng truyền thống vì kỹ thuật đơn giản, dễ làm, đầu tư vốn ít, công nhân không cần tay nghề cao.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng may của công ty trên thị trường EU 2.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2003-2006)
(ĐVT: 1000 USD)
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm (2003-2006) Qua biểu đồ trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty trên thị trường EU qua các năm tăng giảm không ổn định, từ năm 2003 đến năm
2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU liên tục sụt giảm, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU đã có nhiều khởi sắc. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu giảm 19.05% so với năm 2003, đạt 5.233(1000 USD). Năm 2005 là năm EU xoá bỏ hạn ngạch hàng may mặc Việt Nam cho nên kim ngạch hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang thị trường EU cũng bị tác động, giảm còn 3.451(1000 USD).
Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty không cao khi mà thị trường nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường EU được tự do hoá, khi đó hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh tốt sẽ đạt sự tăng trưởng cao, chiếm thị phần lớn, còn hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh thấp thì kim ngạch sẽ giảm sút, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU giảm mạnh nhất giảm tới 34,05% so với năm 2004. Năm 2006, đánh dấu tăng trưởng trở lại trong kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của công ty năm 2006 đạt 7.456(1000 USD) tăng 53,72% so với năm 2005.
2.2.2.2 Mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ lực của công ty sang thị trường EU là các mặt hàng truyền thống chiếm tới 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu vì những mặt hàng may mặc truyền thống là những mặt hàng dễ làm, dễ thu lợi nhuận tính trung bình hàng năm cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU như áo Jacket chiếm 51,7%, quần chiếm 30%, áo sơ mi chiếm 11%, áo len và áo dệt kim chiếm 3,9%, áo T-shirt và polo shirt chiếm 3,4%. Các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao như quần áo da, váy, vestong, complet, áo khoác thì công ty vẫn chưa sản xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ. Thực tế cho thấy, mặt hàng quần áo da mới chỉ một vài quốc gia như Anh, Pháp, Đức đặt hàng của công ty với giá trị nhỏ, không đều qua các năm và mặt hàng này chủ yếu là may gia công.
Nhìn chung, chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU của công ty còn rất hạn chế, điều này gây khó khăn cho công tác bán hàng và nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU của công ty.
Bảng 6: Gía trị xuất khẩu theo mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2004-2006)
ĐVT: 1000 USD
Stt Năm
Mặt hàng 2004 2005 2006 Tốc độ
05/04
Tốc độ 06/05
1 Áo jacket 2.705 1.760 3.855 0.70 2.10
2 Quần 575 897 2.236 1.56 2.49
3 Áo sơ mi 2.093 656 820 0.40 1.25
4 Quần áo khác 140 138 545 0.99 3.95
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm(2004-2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu theo mặt hàng may mặc của công ty sang thị trường EU qua các năm là không đều nhau. Tuy nhiên, mặt hàng Áo jacket vẫn là mặt hàng may mặc mũi nhọn của công ty, còn giá trị các mặt hàng may mặc khác thì tăng giảm theo từng năm, năm 2004 đứng thứ hai sau mặt hàng Áo Jacket là Áo sơ mi, tiếp đến là quần xuất khẩu, sang các năm tiếp theo công ty đã có những điều chỉnh trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu công ty đã tập trung hơn vào xuất khẩu quần. Năm 2006 sau khi hợp nhất công ty đã có bước đột phá vượt bậc giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng với tốc độ tăng so với năm 2005 cao hơn nhiều so với tốc độ của năm 2005 so với năm 2004, năm 2006 công ty kinh doanh thêm nhiều mặt hàng may mặc khác như Áo T-shirt, Áo polo-shirt... góp phần tăng tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. Năm 2006 do xu hướng tiêu dùng quần âu của khách hàng EU tăng lên, tận dụng cơ hội này công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này với tốc độ tăng so với năm 2005 là 2.49% cao hơn 0.93% tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004.
Điều nổi bật của công ty là công ty biết tập trung vào những mặt hàng mũi nhọn của mình là mặt hàng Áo jacket, điều đó chứng tỏ công ty đã biết tận dụng một cách tối đa các điểm mạnh của mình đó là tập trung vào mặt hàng chủ lực,
mặt hàng mà mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU, nhưng mặt khác công ty cũng không quên tìm kiếm khách hàng mới để tiêu thụ sản phẩm may mặc khác không chỉ riêng trên thị trường EU điều đó được minh chứng qua giá trị hàng may mặc khác của công ty qua các năm vẫn tăng đều.
2.3 Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty