Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU (Trang 81 - 82)

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đang trong quá trình thiếu vốn nghiêm trọng để thực hiện thay đổi công nghệ mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU. Trước tình hình đó, để giúp các doanh nghiệp

sản xuất và xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh thì Chính phủ nên hỗ trợ theo hướng sau:

Khai thác tối đa ưu đãi cho các quốc gia đang phát triển trong hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp mà WTO cho phép.

Nên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc trong sản xuất những mặt hàng mới, mặt hàng cao cấp, những mặt hàng sử dụng nhiều nguyên phụ liệu trong nước khi giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm.

Chính phủ nên thay đổi quy chế hỗ trợ xuất khẩu theo hướng nới lỏng các quy định về bảo đảm tiền vay, ưu tiên các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp tạo thành chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp được Hiệp hội dệt may bảo lãnh.

Chính phủ nên thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không đủ tài sản để thế chấp vay vốn.

Chính phủ nên rà soát, loại bỏ hoặc giảm các loại phí và lệ phí có thể làm tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp như các chi phí dịch vụ công đang là vấn đề lo ngại của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU (Trang 81 - 82)