Những bài học kinh nghiệm cho công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU (Trang 30 - 33)

khẩu dệt may

Mỗi công ty đều có những hướng đi riêng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc, nhưng phần lớn đều tập trung vào một vài yếu tố và những yếu tố này là những kinh nghiệm quý giá có thể áp dụng nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc cho công ty, đó là:

Hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh không ngừng được nâng cao chất lượng, thông qua đổi mới máy mọc, thiết bị công nghệ. Trong đó, hàng may mặc công ty của nhà sản xuất Nooyon Dentelle Di Calaise tại Srilanca thể hiện chất lượng thông qua mua bản quyền của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường EU. Đây là một kinh nghiệm hay trong khi tạo lập cơ sở xây dựng thương hiệu, nhờ vào uy tín của những thương hiệu đã trở nên nổi tiếng trên thị trường EU. Qua đó, chất lượng hàng may mặc luôn bảo đảm.

Thứ hai: Hạ giá thành hàng may mặc xuất khẩu dựa trên hạ chi phí sản xuất và phát huy lợi thế sản xuất theo quy mô lớn.

Công ty cần đảm bảo tăng khối lượng hàng may mặc cung cấp ra thị trường, nhưng luôn giữ được mức hạ giá thành sản xuất. Đây là bài toán khó mà hàng may mặc của các công ty ở Trung Quốc đã thực hiện được, hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may đòi hỏi cần có nhiều biện pháp kết hợp trong sản xuất hàng nguyên phụ liệu, sản xuất hàng may mặc và xuất khẩu, giữa quy mô sản xuất với hạ giá thành trên mỗi sản phẩm.

Thứ ba: Nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU

Đa dạng hoá mẫu mã và nhu cầu sử dụng là rất cần thiết nhất là đối với các mặt hàng may mặc. Muốn đa dạng hoá mẫu mã hàng may mặc của công ty thì công ty cần nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU. Công ty càng đa dạng hàng may mặc xuất khẩu, khách hàng càng dễ lựa chọn theo sở thích, nhu cầu của mình, ngược lại hàng may mặc thiếu tính đa dạng, khách hàng sẽ khó khăn lựa chọn theo nhu cầu, thị hiếu của mình hơn, như vậy khả năng cạnh tranh sẽ không cao.

Thứ tư: Mở rộng kênh phân phối

Muốn hàng may mặc có khả năng cạnh tranh cao công ty cần phải có hệ thống phân phối rộng khắp trên thị trường EU. Thiết lập kênh phân phối rộng không nhất thiết công ty phải tự thực hiện, mà dựa luôn vào các kênh phân phối sẵn có của các quốc gia nhập khẩu. Điều quan trọng là hàng may mặc của công ty phải đáp ứng được yêu cầu của các kênh phân phối này.

Thứ năm: Quan tâm tới chất lượng người lao động

Công ty của Nooyon Dentelle Di Calaise đã hướng tới đội ngũ cán bộ quản lý đòi hỏi trình độ tiếng Anh khá để giao dịch tốt với các đối tác nước ngoài, để thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường, nhanh chóng nắm bắt xu hướng, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng EU. Ngoại ngữ trở thành yếu tố quan trọng trong giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may cần có chính sách tốt để đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ ngày càng cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty.

Thứ sáu: Phối hợp với các công ty sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ

Các mặt hàng công nghiệp phụ trợ cho hàng may mặc như khuy áo, chỉ, khóa kéo, nhãn, mác. Công ty cần phải tạo sự liên kết chặt chẽ với các công ty cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Đây là một bài học hay nhằm tạo điều kiện chủ động trong sản xuất và kinh doanh của công ty, góp phần hạ chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty có sự gắn bó chặt chẽ với các công ty sản xuất các mặt hàng công nghiệp phụ trợ phát triển rõ ràng khả năng cạnh tranh cũng cao hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm rất hay và có tính khả thi để công ty có thể áp dụng, phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh của công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w