Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may ảnh hưởng tới sức cạnh tranh hàng hoá của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT-XUẤT NHẬP KHẨU DỆT

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may .1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.3 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may ảnh hưởng tới sức cạnh tranh hàng hoá của công ty

2.1.3.1 Đặc điểm về lao động

Lao động là yếu tố rất quan trọng trong công ty, vì thế hàng năm công ty đã có những thay đổi hợp lý về cơ cấu lao động và có những chính sách tuyển dụng, khuyến khích lao động để họ lao động với năng suất cao hơn, trên cơ sở đó làm tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng kinh doanh của công ty.

Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm( 2003-2006)

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua bảng trên ta thấy: Tình hình lao động của công ty qua các năm có nhiều biến đổi theo chiều hướng có lợi. Số lao động trong công ty tăng liên tục Stt Năm

Lao động

2003 2004 2005 2006

Người % Người % Người % Người %

1 LĐ quản lý 20 17 27 21 30 23 33 17

2 LĐ nam 48 15 50 39 53 41 88 46

3 LĐ nữ 72 85 78 61 77 59 102 54

4 LĐ có trình độ trên ĐH 0 0 1 0,8 1 0,8 2 1,1

5 LĐ có trình độ ĐH 71 59 79 62 91 70 143 75

6 LĐ có trình độ CĐ trở xuống

49 41 48 37,2 38 29,2 45 23,9

7 LĐ nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ

19 16 29 23 30 23 50 26

8 LĐ trên 40 tuổi 49 41 63 49 64 49 108 57

Tổng lao động 120 128 130 190

từ 120 lao động năm 2003 tăng lên 190 lao động năm 2006. Tuy nhiên, số lượng lao động trẻ dưới 40 tuổi hơi ít, phần lớn là lao động trên 40 tuổi cụ thể năm 2006 tăng 16% so với năm 2003. Điều này thể hiện công ty có đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, nhưng tính năng động và linh hoạt không cao so với đội ngũ lao động trẻ. Số lao động làm trong lĩnh vực quản lý tăng đều qua các năm từ 20 người năm 2003 tăng lên 33 người vào năm 2006 do yêu cầu thực tế của công ty đó là tăng lĩnh vực kinh doanh, tăng thị trường…

Về cơ cấu lao động theo giới: Số lao động nam trong công ty qua các năm đã tăng năm 2003 có 48 lao động nam thì năm 2006 là 88 người. Tuy nhiên số lao động nữ vẫn chiếm đa số, mức độ chênh lệch về số lượng lao động nam và nữ trong công ty qua các năm là không đều nhau năm 2003 số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam là 70%, năm 2004 là 22%, năm 2005 là 18%, năm 2006 là 8%.

Về cơ cấu lao động theo trình độ: Trình độ của người lao động trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Số lượng lao động có trình độ trên ĐH từ lúc không có vào năm 2003 thì sau 3 năm đến năm 2006 số lao động có trình độ trên ĐH là 2 người. Số lao động có trình độ ĐH liên tục tăng qua các năm, sau 3 năm hoạt động tăng 16% từ 59% năm 2003 tăng lên 75% vào năm 2006.

Điều đó chứng tỏ công ty luôn luôn quan tâm đến tuyển dụng, đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ lao động trong công ty. Số lao động có trình độ từ CĐ trở xuống ngày càng giảm từ 41% năm 2003 xuống còn 23,9%

vào năm 2006, số lao động này chủ yếu làm trong các phòng hành chính, phòng bảo vệ, lái xe… Về số lao động chuyên ngành ngoại thương, ngoại ngữ liên tục tăng qua các năm tăng 10% từ năm 2003(16%) đến năm 2006(26%). Tuy nhiên tăng 10% là hơi ít vì với Doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Xuất nhập khẩu thì chuyên ngành ngoại thương và ngoại ngữ là rất cần thiết.

2.1.3.2 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị

Tuy mới hợp nhất nhưng công ty có được cơ sở vật chất khá đầy đủ hầu

hết người lao động thuộc bộ phận kinh doanh trong công ty đều được trang bị máy tính cá nhân nối mạng, máy in và điện thoại bàn, các máy điện thoại trong công ty đều nối với nhau để thuận tiện cho việc liên lạc giữa các phòng ban.

Hiện tại công ty chỉ 2 máy Fax và 1 máy photocopy. Các trang thiết bị để sản xuất trực tiếp ra sản phẩm còn hạn chế chỉ có một xưởng sản xuất kinh doanh chỉ nhỏ với trên 20 máy sản xuất chỉ. Khi công ty có đơn hàng lớn thì để đảm bảo cho việc đáp ứng đơn hàng đúng hẹn, công ty liên doanh hoặc thuê công ty khác trong nước sản xuất, đồng thời có đầu tư thêm vốn và trang thiết bị sản xuất hiện đại cho các công ty này, bên cạnh đó công ty còn trực tiếp cử người xuống tận cơ sở sản xuất của các đơn vị để kiểm tra, nếu cần thiết công ty còn thuê thêm lao động. Để phục vụ cho nhu cầu may mẫu thiết kế công ty đã trang bị cho Trung tâm thiết kế mẫu 7 thiết bị máy may, 11 thiết bị máy may chuyên dùng và 3 thiết bị khác là máy cắt vải, bộ bàn là hơi và bàn cắt. Với nhiều thay đổi trong việc đầu tư cho thiết bị và công nghệ như thế sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá trong công ty.

2.1.3.3 Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn

Vốn của công ty gồm có: vốn của Tổng công ty giao lần đầu, Vốn được Tổng công ty bổ sung, Việc phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2003- 2006)

Stt Năm 2003 2004 2005 2006

triệu

đồng % triệu

đồng % triệu

đồng % triệu

đồng %

1 Vốn CSH 24.829 15,96 26.903 12,24 25.330 17,46 45.137 21,06 2 vốn vay tín dung 130.786 84,04 192.861 87,76 119.773 82,54 169.231 78,94 3 Vốn lưu động 151.046 97,06 215.490 98,08 140.987 97,16 207.595 96,84 4 Vốn cố định 4.569 2,94 4.229 1,92 4.116 2,84 6.773 3,16 Tổng nguồn vốn 155.615 100 219.719 100 145.103 100 214.368 100

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn của công ty qua các năm đã tăng nhưng không đều qua các năm, năm 2004 và năm 2006 nguồn vốn của công ty tăng đột biến, tăng gần gấp 2 lần so với nguồn vốn năm trước đó do nhu cầu

phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn vốn CSH của công ty tăng đều qua các năm, sau 3 năm nguồn vốn CSH của công ty đã tăng 5,1% từ năm 2003(15,96%) đến năm 2006(21,06%). Điều đó chứng tỏ công ty đã chủ động hơn về nguồn vốn. Tuy nhiên vốn vay của công ty đã giảm sau 3 năm đã giảm 5,1% từ năm 2003(84,04) đến năm 2006(78,94%). Vốn vay giảm do năm 2006 tình hình tài chính trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, dẫn đến lãi suất vay cao do đó Tổng công ty Dệt May đã giao thêm vốn cho công ty để chủ động hơn trong kinh doanh.

Nguồn vốn lưu động tăng giảm không đều nhau, mức độ tăng giảm giữa các năm chênh lệch nhau rất ít, chứng tỏ tốc độ quay vòng của vốn là tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên sang năm 2006, vốn cố định của công ty đã tăng chiếm 3,16% tổng nguồn vốn so với các năm trước dó, bởi vì năm 2006 công ty đã đầu tư đổi mới thêm một số trang thiết bị cũ không còn sử dụng được nữa.

2.1.3.4 Đặc điểm về nguyên phụ liệu

Nguồn nguyên phụ liệu của công ty chủ yếu nhập khẩu là chính, còn nguồn nguyên phụ liệu công ty tự sản xuất được là rất ít chủ yếu là những nguyên phụ liệu đơn giản như khuy áo, cúc áo, khoá, mex, chỉ may... Do đó cũng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh cho hàng hoá của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w