Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao,

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị (Trang 61 - 76)

chuyển giao công nghệ cao

Nền tảng xuyên suốt của ngành công nghiệp công nghệ cao ở bất kì quốc gia nào là quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tiên tiến dựa trên các công nghệ hiện đại. Do đó để phát triển hơn nữa lĩnh vực này tại Việt Nam, công tác học tập, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao rất cần được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Nhóm giải pháp ở đây là:

Một là, khuyến khích thúc đẩy ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao: các khu công nghệ cao, các trường đại học được khuyến khích thành lập các khu ươm tạo công nghệ cao với các ưu đãi về sử dụng đất, tiền thuê mặt bằng, ưu đãi về thuế ở mức cao nhất, xem xét hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao để hình thành các doanh nghiệp trong nước có nền tảng công nghệ tiên tiến, đủ sức phát triển bền vững.

Hai là, khuyến khích hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ phát triển tài năng hướng đến các dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao. Đây là hình thức khá phổ biến ở nước ngoài, là một nguồn cung cấp vốn và kinh nghiệm hoạt động sản xuất cho các dự án về công nghệ cao đang còn ở thời kì sơ khai. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam sẽ góp phần hình thành và gây dựng cộng đồng doanh nghiệp công nghệ cao trong nước.

Ba là, khuyến khích phát triển thị trường công nghệ cao, cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao: tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn kĩ thuật, đánh giá, đầu tư, bảo về quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy tiêu thụ và sử dụng sản phẩm công nghệ cao. Các chương trình ưu tiên áp dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng nằm trong giải pháp này.

3.2.2. Cải thiện chất lƣợng cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng lĩnh vực công nghệ cao nói riêng

Về cơ sở hạ tầng nói chung, một số những trở ngại lớn cho việc kinh doanh tại Việt Nam là thiếu nguồn cung cấp năng lượng (điển hình là điện), tắc nghẽn trên các tuyến đường bộ và tại các cảng biển, sân bay và chất lượng hạ tầng kém ở các khu công nghiệp.

Việt Nam cần xây dựng một quy trình quản lý đầu tư công nghiêm ngặt hơn, đồng bộ với quy hoạch sử dụng ngân sách. Điều đó sẽ giúp chính phủ Việt Nam hạn chế được việc phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư công kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách quốc gia. Các quy trình trong việc đăng kí và triển khai dự án như đấu thầu, thẩm định dự án, năng lực nhà thầu, khả năng thi công,

tiến độ thi công...cũng cần phải phân tích kĩ lưỡng và kiên quyết loại bỏ, tố cáo các hành vi tham nhũng gây thất thoát vốn nhà nước.

Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, Chính phủ cũng nên khuyến khích đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính rằng Việt Nam cần khoảng 160 tỉ USD để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công cộng trong thời gian mười năm tới. Điều này có nghĩa là nó cần trung bình 16 tỉ USD mỗi năm trong khi phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước sẽ chỉ đáp ứng được khoảng 60 phần trăm nhu cầu. Hơn nữa, suy thoái kinh tế đã khiến chính phủ Việt Nam phải tự cắt giảm đầu tư công, đó là lý do tại sao chúng ta cần phải huy động thêm nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác trong xã hội, đặc biệt là ở khu vực tư nhân. Hợp tác Công-Tư (PPP) đang được coi là một phương án hiệu quả để đối phó với tình trạng thiếu nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khi vẫn đạt được các mục tiêu nâng cấp hạ tầng. Khu vực tư nhân, bao gồm cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, có thể tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo một trong các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao ( hợp đồng BOT), Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT) hay Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (hợp đồng BOO) trong đó sự đóng góp từ phía Chính phủ chủ yếu là quyền sử dụng đất để xây dựng hạ tầng. Trong vài năm gần đây, khu vực tư nhân đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ công như cung cấp nước, xử lý chất thải và sắp tới đây có thể là các thị trường cung cấp điện, dịch vụ vận tải (đường sắt, đường cao tốc, cảng hàng không...). Họ đã và đang chứng minh rằng các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả hơn nhiều các doanh nghiệp nhà nước trước đây.

Về cơ sở hạ tầng riêng của lĩnh vực Công nghệ cao, theo Quyết định số 2457/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ (2010) - Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Việt Nam cơ bản hình thành được hạ tầng kĩ thuật công nghệ cao đáp ứng được nhu cầu về nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trên toàn quốc. Trong đó có nhấn mạnh đến việc:

-Xây dựng và đưa vào hoạt động một số cơ sở nghiên cứu trong các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung.

-Xây dựng và đưa vào hoạt động 30 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

-Xây dựng, phát triển 10 phòng thí nghiệm công nghệ cao hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

-Xây dựng được 12 cơ sở hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có các trung tâm hỗ trợ về giải mã, hoàn thiện công nghệ, thiết kế và chế tạo vi mạch điện tử, chế tạo các chi tiết cơ khí chính xác.

Một số giải pháp cần đặt ra tại thời điểm hiện nay để gỡ bỏ các vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động của các khu thí nghiệm, khu công nghệ cao như sau:

Một là, kiện toàn bộ máy quản lí nhà nước của các ban quản lí khu công nghệ cao, cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm...từ đó nâng cao được hiệu lực quản lí và chất lượng đội ngũ cán bộ, đồng bộ và tập trung hóa hoạt động quản lí điều hành – thuận lợi cho công tác nghiên cứu phát triển cũng như dễ dàng thu hút các nhà đầu tư.

Hai là, đối với các khu công nghệ cao, nhanh chóng cung ứng đầy đủ các dịch vụ thiết yếu: nhà xưởng cho thuê, văn phòng cho thuê, xe đưa đón công nhân hoặc nhà ở cho công nhân, bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và xử lí chất thải, các dịch vụ liên quan đến pháp lý doanh nghiệp, dịch vụ tuyển dụng, cung ứng và đào tạo tay nghề cho lao động, dịch vụ chăm sóc y tế, v.v… cùng với việc vận hành ổn định các hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, mạng internet, viễn thông. Hạ tầng đồng bộ và đẩy đủ sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đang và sẽ đầu tư vào khu công nghệ cao, từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất.

Ba là, tăng cường thu hút các chuyên gia giỏi của các nước tiên tiến đến đầu tư hoặc hợp tác, liên kết với khu công nghệ cao đào tạo cán bộ, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật cao (nhân lực được đào tạo có khả năng tiếp thu và làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi, có tác

phong công nghiệp, tính tổ chức và kỷ luật); đặc biệt chú trọng lớp thanh niên trẻ tốt nghiệp đại học là lực lượng kế thừa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển khu công nghệ cao.

Bốn là, đẩy mạnh hình thức đầu tư hợp tác công – tư (PPP) với các doanh nghiệp trong/ngoài nước để đầu tư xây dựng mới các Trung tâm ứng dụng công nghệ, cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao…Chính phủ cũng cần phải xem xét hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các hạ tầng này cũng như cung cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao.

3.2.3. Đơn giản, minh bạch hệ thống hành chính và pháp luật liên quan đến hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ cao

Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã từng bước triển khai việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật và bước đầu thu được nhiều đánh giá tích cực từ phía doanh nghiệp. Để tiếp tục cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác này trên toàn bộ hệ thống các cơ sở hành chính trong thời gian tới, Chính phủ cùng các cơ quan, đơn vị liên quan cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục triển khai và thực hiện các nghị định, chỉ thị của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các quy định thủ tục hành chính, ví dụ như chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (2013) - Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Tập trung tháo gỡ các vướng mắc của chủ doanh nghiệp trong việc đầu tư và triển khai kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam như việc xin giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, thuế suất ưu đãi và cách thức nộp thuế, quy định về đào tạo và sử dụng lao động, quy định về tỉ lệ doanh thu dành cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm…

Hai là, tiến hành rà soát, ban hành lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn nhằm xóa bỏ những chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan. Cắt giảm những khâu trung gian không cần thiết. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công

chức, viên chức trong công tác cải cách hành chính và thực thi pháp luật, nhất là trong công tác xử lí tranh chấp cũng như thực thi kết quả sau xử lí tranh chấp.

Ba là, ban hành chế tài xử phạt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực. Đẩy mạnh công tác rà soát, thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và nhanh chóng chấn chỉnh những sai sót trong quá trình soạn thảo quy định, luật pháp hiện hành. Hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến công nghệ cao liên tục phát sinh những thay đổi, bởi bản chất của khoa học công nghệ là đổi mới liên tục. Vậy nên người làm luật cũng như thi hành luật cần thường xuyên theo dõi, lắng nghe những sự thay đổi này để điều chỉnh cho hợp lí, thuận lợi với nhu cầu của nhà đầu tư.

Bốn là, thường xuyên khảo sát điều tra, xin góp ý của doanh nghiệp công nghệ cao về dịch vụ hành chính, hệ thống luật hiện hành. Bên cạnh đó là tham khảo khung chính sách pháp luật, kinh nghiệm phát triển công nghiệp công nghệ cao của các nước phát triển khác trong khu vực và trên thế giới để chọn ra chính sách, đường hướng phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam hiện tại.

3.2.4. Cải thiện hệ thống giáo dục đào tạo để nâng cao chất lƣợng tay nghề

Riêng về đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ cao, theo Quyết định số 2457/QĐ-TTg (2010) nhắc đến ở phần 3.2.1, về định hướng phát triển nhân lực cho các ngành công nghệ cao có đề cập đến Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ:

-Hình thành 50 tập thể nghiên cứu khoa học mạnh có các công trình nghiên cứu về công nghệ cao ngang tầm khu vực. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho 500 lãnh đạo chủ chốt của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, 10.000 kỹ sư làm công tác nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tổ chức cho 20.000 sinh viên thực hiện thực tập và tiếp cận các cơ sở nghiên cứu công nghệ cao trong cả nước. Phấn đấu gửi 2.000 nghiên cứu sinh Việt Nam đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài thuộc các lĩnh vực công nghệ cao trọng tâm.

-Huy động được 500 chuyên gia nước ngoài, 1.000 chuyên gia là người Việt Nam đang nghiên cứu ở nước ngoài về nước tham gia hoạt động công nghệ cao tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ.

Để thực hiện được đúng mục tiêu trên, Chính phủ cùng các đơn vị có liên quan cần phải thực hiện nhiều biện pháp mang tính đột phá về xây dựng cơ sở giáo dục cho đội ngũ lao động kế cận trong tương lai:

Một là, nhà nước cần tạo điều kiện để phát triển các chương trình giáo dục và định hướng nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực khoa học ứng dụng công nghệ cao, có thể thông qua việc cung cấp các suất học bổng nước ngoài cho học sinh, sinh viên có cơ hội học tập, nghiên cứu tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu hiện đại và tên tuổi trên thế giới. Thêm nữa là nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, đầu tư nâng cấp, liên kế với nước ngoài và dành thêm nhiều kinh phí cho các phòng, viện nghiên cứu trên toàn quốc, tập trung vào bốn ngành công nghệ cao mũi nhọn theo định hướng phát triển của Nhà nước.

Hai là, nhà trường, các cơ sở đào tạo, dạy nghề cần có sự nghiên cứu, hợp tác với các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ cao, chủ doanh nghiệp công nghệ cao tham gia vào quá trình biên soạn chương trình đào tạo sao cho phù hợp nhất là xu hướng phát triển của nền khoa học công nghệ thế giới và nhu cầu tuyển dụng nhân lực của thị trường. Đây là cách thức rất hiệu quả để các cơ sở đào tạo nắm bắt được những yêu cầu về kiến thức chuyên ngành cũng như các kĩ năng thực hành mà doanh nghiệp cần có ở những sinh viên, từ đó đề ra chương trình đào tạo đúng đắn. Điều này sẽ hạn chế việc các doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên sau khi tuyển dụng, có thể tiết kiệm thời gian và tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp mà lại đạt hiệu quả lâu dài là nâng cao mặt bằng chung về trình độ của lực lượng lao động.

Ba là, thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo: Do xã hội luôn phát triển, khoa học kĩ thuật thay đổi từng ngày… Vì vậy sự điều chỉnh kịp thời sẽ giúp cho sinh viên cập nhật được kiến thức mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với sự đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tính sáng tạo của sinh viên. Chương trình đào tạo phải được cập nhật theo kịp các quốc gia phát triển trên thế giới, khi

đó lao động trình độ cao trong nước hoàn toàn có đủ khả năng để làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Đây cũng là một hướng phát triển bền vững để Việt Nam dần bỏ đi lợi thế về lao động giá rẻ nhưng chất lượng kém, tiến tới xây dựng lực lượng lao động có trình độ bài bản, đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bốn là, tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp, phòng thí nghiệm, viên nghiên cứu từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường thông qua các đợt thực tập, kiến tập. Khi sinh viên được đứng trên góc độ một thực tập viên, họ sẽ học được nhiều bài học và biết cách vận dụng lí thuyết đã học vào thực tế hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị (Trang 61 - 76)