cao tại Việt Nam
Bất ổn của nền kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế của Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với một số tình huống xấu như lạm phát tăng cao, đồng nội tệ suy yếu và giảm dự trữ ngoại hối. Các chỉ số vĩ mô bất ổn sẽ gây trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ xem xét việc đầu tư vào Việt Nam. Các chính sách tiền tệ thắt chặt làm nhiều doanh nghiệp gặp nhiều kho khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, tỉ lệ doanh nghiệp giải thể và phá sản hàng năm vẫn ở tỉ lệ cao.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành công của ngành công nghiệp sản xuất nói chung, nhất là trong các ngành sản xuất yêu cầu kĩ thuật cao, hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Đó là lý do tại sao hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn ở Việt Nam đem đến nhiều hạn chế và e ngại đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việt Nam chỉ xếp vị trí thứ 90 trong số 142 quốc gia trên thế giới theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2013, một thứ hạng chưa thể gọi là hấp dẫn, thuyết phục được các nhà đầu tư. Một thực tế nữa là việc đầu tư công kém hiệu quả, lãng phí dẫn đến các dự án của chính phủ về cải thiện hạ tầng cơ sở thường chậm tiến độ, đình trệ mang lại nhiều bức xúc và trở ngại cho giới doanh nghiệp.
Hệ thống hành chính và pháp lý
Ngay cả với những ưu đãi đặc biệt về thuế suất, nhìn chung trình độ quản lí hành chính và hệ thống luật pháp ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Chính sách và pháp luật liên quan đến đầu tư tại địa phương khá phức tạp, chồng chéo, quá trình xét duyệt nhiều khi thiếu tính minh bạch. Để bắt đầu một dự án ở Việt Nam, các nhà đầu tư phải hoàn thành ít nhất 18 loại giấy tờ liên quan đến đầu tư, đất đai, môi trường và xây dựng. Mỗi địa phương có các thủ tục hành chính khác nhau, gây nhầm lẫn và lãng phí thời gian, phát sinh nhiều khoản chi phí cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng cần phải quan tâm và
cải thiện nhiều hơn nữa, nhất là đối với các phát minh sáng chế, quy trình kĩ thuật liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Để cải thiện vấn đề này, khuôn khổ pháp lý cần được tăng cường, minh bạch và giám sát chặt chẽ hơn nữa.
CHƢƠNG 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO
TẠI VIỆT NAM