Sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị (Trang 25 - 76)

2.1.Toàn cảnh các ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam

2.1.1. Sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam Nam

Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, bốn lĩnh vực thuộc công nghệ cao bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá đã được đưa lên thành các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và được đầu tư triển khai trong suốt thời gian từ đó đến nay. Mục tiêu hình thành bốn chương trình trọng điểm cấp nhà nước về công nghệ cao là tập trung vào nghiên cứu, tiếp thu và làm chủ các công nghệ mới, ứng dụng trong các ngành kinh tế quốc dân như: viễn thông, nông nghiệp, y tế, các ngành công nghiệp, xây dựng,..v.v... Nhằm đưa nhanh hơn kết quả nghiên cứu và phát triển vào sản xuất, bốn chương trình kỹ thuật - kinh tế về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa cũng đã được xây dựng và triển khai thực hiện. Theo Quyết định số 842/QĐ-TTg (2011) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, một số hướng phát triển thuộc các lĩnh vực công nghệ cao như sau:

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông: Công nghiệp sản xuất,

chế tạo pin, ắc quy có hiệu năng cao cho các thiết bị thông tin, di động và truyền thông; hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nano cơ điện tử (NEMS) và thiết bị sử dụng hệ thống vi cơ điện tử, hệ thống nano cơ điện tử; màn hình độ phân giải cao …

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Ứng dụng công nghệ sinh học trong

công nghiệp chế biến, trong sản xuất nhiên liệu sinh học, trong ngành hóa dược; sản xuất các protein, enzym tái tổ hợp sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp và xử lý môi trường; vắc xin ADN tái tổ hợp; vắc xin protein tái tổ hợp dùng

cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản; nhiên liệu sinh học được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ tảo, phế phẩm nông nghiệp, chất thải …

Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới: Nghiên cứu và sản xuất vật liệu nano

cho công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh học và môi trường; nano compozit cho một số ngành công nghiệp; nhựa kỹ thuật có độ bền kéo và mô đun đàn hồi cao, bánh răng, hộp giảm tốc bằng nhựa kỹ thuật; thép hợp kim không gỉ, hợp kim bền nóng, chịu mài mòn, chịu ăn mòn và hợp kim đặc biệt dùng cho công nghiệp, ngành điện, đóng tàu, khí tài quân sự …

Trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa: Nghiên cứu và chế tạo hệ thống thiết

bị đo lường, các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ; robot công nghiệp chuỗi hở; robot song song có 3 bậc tự do trở lên; bộ điều khiển số CNC cho máy công cụ và gia công chế tạo; chip chuyên dụng cho các cơ cấu đo lường, chấp hành và bộ điều khiển; cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh; thiết bị y tế kỹ thuật số như máy X quang, máy siêu âm, thiết bị laser y tế, động cơ, máy khoan dùng cho nha khoa; thiết bị và trạm phát điện dùng năng lượng gió, mặt trời, thủy triều; động cơ đốt ngoài Stirling.

Hình minh họa sau thể hiện quy mô lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam trong thời gian đầu thế kỉ 20.

Hình 2.1: Lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam và một số quốc gia khác giai đoạn 2000-2009

Theo hình 2.1, Việt Nam thuộc top bốn quốc gia giành được thị phần thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao, các quốc gia còn lại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngành hàng năm trên 20%, thuộc nhóm 3 nước có tốc độ phát triển nhanh nhất cùng Ấn Độ và Trung Quốc. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ việc sản xuất và xuất khẩu các thiết bị chụp ảnh và điện tử viễn thông. Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu trong hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đạt gần 15% thị phần thế giới chiếm tới 18% tổng thương mại toàn cầu liên quan đến sản phẩm công nghệ cao. Ấn Độ cũng đã thực hiện tốt trong lĩnh vực này, với tốc độ tăng trưởng trung bình 26% mỗi năm, phần lớn là do các sản phẩm điện tử viễn thông và dược phẩm.

Công nghệ cao còn góp phần tạo ra thêm nhiều ngành nghề mới phụ trợ và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Ví dụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cùng với việc sản xuất phần cứng, lắp ráp máy tính và điện thoại, máy ảnh cá nhân, Việt Nam đang hướng đến phát triển công nghiệp sáng tạo và gia công phần mềm. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Việt Nam đã bắt đầu hình thành hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử và tập trung vào lắp ráp máy tính cá nhân (PC), sản xuất thiết bị vi mạch, thiết bị viễn thông phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cuối những năm 1990, nước ta chuyển sang hướng chiến lược phát triển phần cứng. Công nghiệp phần cứng bao gồm các sản phẩm như máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, điện tử và cấu kiện đang dần trở thành một ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện tại.

Việt Nam hiện tại đang thu hút khá nhiều các hãng sản xuất sản phẩm công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ sinh học – dược phẩm nổi tiếng mở dây chuyền sản xuất tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên toàn quốc. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm vi mạch điện tử, máy tính cá nhân, điện thoại di động của Việt Nam đạt trên 37 tỉ USD, chiếm xấp xỉ 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó những cái tên góp mặt như Intel trên 1,8 tỉ USD, Samsung 28 tỉ USD…(Tổng cục thống kê, 2015). Một ví dụ tại các khu công nghiệp tại Hà Nội, tính đến cuối năm 2014 đã thu hút 559 dự án với tổng số vốn đăng kí đạt 5,3 tỷ

USD thì trong cơ cấu vốn này công nghiệp điện tử chiếm 35%, công nghiệp cơ khí và chế tạo chiếm 20%. Nhiều dự án đến từ các nhà đầu tư lớn sử dụng công nghệ cao để sản xuất thành phẩm như Panasonic, Meiko, Young Fast, Yamaha…(Ban quản lí các Khu công nghệ và chế xuất Hà Nội, 2014).

Theo quyết định số 842/QĐ-TTG (2011) của Thủ tướng Chính phủ được nhắc đến ở đầu chương II, Việt Nam có kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao theo đúng định hướng của Luật công nghệ cao và các văn bản liên quan. Trong giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao sẽ ước đạt 35% GDP, tập trung phát triển trên 200 doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Đến giai đoạn sau 2016-2020 tiếp tục nâng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao lên hơn 45% tổng GDP, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 25% tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra. Đi kèm với đó là phát triển 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao trên cả nước.

Nhìn chung, nhu cầu ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất còn hạn chế do quy mô nền kinh tế của nước ta chưa phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất và đạt giá trị xuất khẩu cao được nhắc đến ở trên phần lớn làm gia công sản phẩm tại Việt Nam, bước cuối cùng trong chuỗi hoàn thiện sản phẩm nên chủ yếu nhập khẩu dây chuyền thiết bị có sẵn. Vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đã có nhưng chưa được triển khai rộng và đồng bộ, lại tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp chưa thực sự được khuyến khích và tạo nhiều thuận lợi để tiếp cận, nhập khẩu công nghệ cao nhằm tạo dựng năng lực cạnh tranh. Hoạt động đầu tư nước ngoài chủ yếu còn dừng ở mức thu hút vốn, chưa chú trọng đến hoạt động chuyển giao công nghệ cao vào Việt Nam. Hiệu ứng học hỏi và lan toả công nghệ từ doanh nghiệp FDI ở Việt Nam mới chỉ giới hạn tại một vài doanh nghiệp lớn và mang tính địa phương, chưa trở thành phong trào trên toàn quốc.

2.1.2. Những địa điểm thu hút ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam

Một số đặc điểm của ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao là sử dụng ít nguyên vật liệu cũng như cần có nguồn lao động trình độ cao đã qua đào tạo, do đó các nhà máy sản xuất sản phẩm này thường nằm ở vùng ngoại ô hoặc gần các thành phố lớn, nơi họ có thể thu hút lực lượng lao động chất lượng từ khu vực trung tâm ra ngoại thành làm việc. Nhà nước Việt Nam có quy hoạch và xây dựng ba khu công nghệ cao nằm ở ngoại thành của ba thành phố lớn nhất cả nước là Hòa Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Bảng 2.2 thể hiện số dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại 3 khu công nghệ cao cấp quốc gia này:

Bảng 2.1: Một số thống kê về ba khu công nghệ cao cấp quốc gia tại Việt Nam Khu công nghệ cao

Hòa Lạc (Hà Nội)

Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh Năm quy hoạch

phát triển 1998 2010 1998 Diện tích (ha) 1586 1130 913 Số dự án đã đăng kí 69 2 77 Tổng số vốn đã đăng kí (tỷ USD) 2,6 0,063 2,4

Nguồn: Ban quản lí khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh Các khu công nghệ cao có hạ tầng kĩ thuật dành cho nghiên cứu phát triển khá đồng bộ, bên cạnh đó các ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp ứng dụng và sản xuất sản phẩm công nghệ cao cũng góp phần thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đến đầu tư. Theo như bảng 2.1, đã có tổng số hơn 150 dự án được đăng kí đầu tư vào các khu công nghệ cao, với tổng số vốn cam kết là trên 5 tỷ USD. Ngoài ra các khu công nghiệp khác xung quanh hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh hoặc ở một số khu vực ở các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Nguyên (miền Bắc), Bình Dương, Đồng Nai,

Bà Rịa – Vũng Tàu (miền Nam) cũng là địa điểm được nhiều nhà đầu tư lựa chọn đặt cơ sở sản xuất của mình. Những doanh nghiệp thường cung cấp xe buýt công ty mà người lao động có thể sử dụng để đi làm mỗi ngày từ trong nội thành các thành phố lớn đến nhà máy. Các doanh nghiệp này thường bố trí nhà máy sản xuất tập trung tạo thành các cụm nhà máy, tiện lợi cho việc hỗ trợ sản xuất cũng như cung cấp nguyên vật liệu, tiếp nối các chuỗi sản xuất, gia công thành phẩm. Các nhà máy này cũng thường được đặt trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao có hạ tầng giao thông kết nối với cảng hàng không, cảng biển thuận lợi vì phần lớn các sản phẩm công nghệ cao được sản xuất hướng đến xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

2.1.3. Các nhà đầu tƣ chính trong ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam

Doanh nghiệp trong nước

Ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ cao mang lại lợi nhuận to lớn, khẳng định trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại nên cũng được nhiều các doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu tư, nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Điều này khẳng định đây không phải là sân chơi của chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI. Bảng 2.2 dưới đây thể hiện số liệu nghiên cứu vào năm 2011 về tỉ trọng giữa doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam (các lĩnh vực sản xuất này thuộc công nghiệp công nghệ cao theo cách phân chia của OECD). Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm tỉ trọng lớn (hơn 50%) ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Đặc biệt một số ngành yêu cầu công nghệ tinh vi và vốn đầu tư cực lớn như sản xuất máy vi tính và sản phẩm quang học, tỉ lệ này đạt tới 76,9%. Điều này cũng dễ hiểu bởi các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia lớn mạnh có tiềm lực về vốn cũng như nền tảng khoa học kĩ thuật hiện đại tiên tiến, dễ dàng áp đảo về số lượng cũng như vốn đầu tư ở các dự án thuộc lĩnh vực này.

Bảng 2.2: Phân bổ của các loại hình sở hữu doanh nghiệp trong một số ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2011

Đơn vị: Phần trăm Loại hình Lĩnh vực Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài Sản xuất dược phẩm, hóa

dược và dược liệu 13,2 47,3 39,5 Sản xuất máy vi tính, sản

phẩm điện và quang học 3,1 20,0 76,9 Sản xuất thiết bị điện 8,3 30,6 61,1 Sản xuất hóa chất và sản

phẩm hóa chất 12,7 32,7 54,6 Sản xuất máy móc, thiết

bị 14,5 27,3 58,2 Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011, UNIDO

Trên thực tế các doanh nghiệp trong nước cũng sẵn sàng đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu và phát triển, áp dụng các thành tựu công nghệ mới nhất để sản xuất ra các sản phẩm đột phá. Trong lĩnh vực sản phẩm vi điện tử - công nghệ thông tin – viễn thông có các tên tuổi như công ty cổ phần BKAV, tập đoàn Viettel, tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, công ty giải pháp công nghệ FPT, công ty vi mạch Điện tử Việt Vmicro, công ty Công nghệ Bán dẫn Quốc tế… Lĩnh vực công nghệ sinh học cũng thu hút số lượng nhà đầu tư nhiều thứ hai sau lĩnh vực công nghệ điện tử - viễn thông. Một số nhà đầu tư ở lĩnh vực này tại khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh như Công ty Thế giới GEN, nhà máy United Healthcare, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, Dược Nanogen…(Ban quản lí dự án khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, 2014)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Việt Nam với nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và hiện tại đã thu hút không ít các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư và xây dựng nhà máy tại đây. Nhờ lợi thế về khoảng cách địa lý thuận lợi và môi trường tương đồng, các nhà đầu tư FDI hàng đầu trong lĩnh vực này ở Việt Nam chủ yếu là các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan...Các công ty đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử và công nghệ tự động hóa. Có thể kể đến một số tập đoàn nổi tiếng như Samsung, Huyndai, Inkel, CNPLUS (Hàn Quốc), LG, Fujitsu, Panasonic, Nidec, Sankyo (Nhật Bản)… Trong đó Samsung được coi là nhà đầu tư nổi bật vào Việt Nam trong vài năm gần đây. Chỉ trong năm 2014, Samsung đã nâng cấp tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên giai đoạn 2 với tổng số vốn cả hai giai đoạn là 3,2 tỷ USD, ngoài ra còn dự án công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Display Bắc Ninh với vốn đăng kí là 1 tỉ USD. Tính đến thời điểm đầu năm 2015, Samsung đã xây dựng và đưa vào sản xuất 3 nhà máy ở Việt Nam (Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.Hồ Chí Minh) với tổng số vốn đầu tư gần 7 tỷ USD và còn đang hứa hẹn tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa để mở rộng quy mô sản xuất, biến

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị (Trang 25 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)