Các nhân tố tác động tích cực lên lĩnh vực sản xuất sản phẩm công

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị (Trang 56 - 58)

sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam

Dựa trên các phân tích ở trên, bài khóa luận chỉ ra một số đánh giá về môi trường đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam sẽ tác động lên quyết định rót vốn của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

2.3.1. Các nhân tố tác động tích cực lên lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam cao tại Việt Nam

Sự cởi mở của nền kinh tế và sự ổn định về chính trị

Có thể kết luận rằng để thu hút đầu tư vốn đầu tư, nhất là các ngành trình độ cao sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu rất cần sự cởi mở của nền kinh tế nước sở tại. Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại trong khu vực và trên thế giới, hòa mình vào bước tiến chung

của nền sản xuất hiện đại trên toàn thế giới. Các nhà đầu tư ngày càng dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu, phân tích cơ hội thách thức, ưu đãi cũng như cản trở khi đầu tư vào thị trường này. Hơn thế nữa việc kí kết các hiệp định tự do song phương và đa phương, các tổ chức kinh tế khu vực làm hàng hóa dễ hàng luân chuyển hơn, chịu các mức thuế suất xuất nhập khẩu dễ chịu hơn trước đây.

Lực lượng lao động

Lực lượng lao động xứng đáng để liệt kê là một điểm tích cực thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam. Do lợi thế về nguồn nhân lực, nhiều nhà sản xuất chấp nhận các trở ngại liên quan đến trình độ lao động thấp và năng suất chưa cao để đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư cũng đã chủ động hơn trong việc liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước hay đưa lao động đi đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài để có thể cung ứng đủ nhân lực phục vụ hoạt động. Một điểm lạc quan nữa là lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, khả năng tiếp thu nhanh, chăm chỉ cần cù lao động nên nếu có tay nghề tốt sẽ có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế, không thua kém lao động của quốc gia khác trong khu vực.

Tuy nhiên, cạnh tranh bằng lao động rẻ không phải là một kế hoạch hữu dụng và dài hạn, lao động Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn, đào tạo kỹ thuật cho đội ngũ lao động để nâng cao năng suất và thu hút thêm vốn vào các dự án công nghệ cao, tránh các lĩnh vực gia công sử dụng nhiều lao động phổ thông.

Thuế

Với thuế thu nhập doanh nghiệp giảm dần và ở mức rất cạnh tranh, khuôn khổ pháp lý về thuế đang dần được sửa đổi vì lợi ích của nhà đầu tư, Việt Nam đã và đang cung cấp rất nhiều khuyến khích và ưu đãi giúp các doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh và tăng thu lợi nhuận. Đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao đang được hưởng các mức ưu đãi cao nhất của nhà nước – vì phát triển lĩnh vực này cũng là trọng tâm phát triển ngành công nghiệp trong tương lai của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)