THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ
Việc xây dựng, củng cố môi trường pháp lý là hết sức cần thiết vì chúng ta vẫn chưa có được hành lang pháp lý đầy đủ cho việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Hiện nay Nghị định 91/CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt ban hành ngày 25/11/1993 đã không còn phù hợp so với thực tế bởi các hình thức thanh toán qua Email, qua Internet không thuộc phạm vi điều chỉnh của nó.
Mặc dù Thống đốc NHNNVN đã ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng số 371/1/1999/QĐ/NHNN1 ngày 19/01/1999, Quy chế này vẫn còn những bất cập vì mới chỉ để cập về phương tiện kỹ thuật trong thanh toán thẻ mang tính cơ bản, chưa được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp quy.
- Về nghị định thanh toán: Nghị định 91/CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời từ những năm 1993 căn cứ vào pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Hiện nay Luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng đã ban hành thay thế các pháp lệnh nói trên. Đây chính là cơ sở pháp lý cần thiết để thay đổi lại nghị định 91, cụ thể là:
Việc thấu chi trên tài khoản tiền gửi: Nghị định 91/CP nghiêm cấm để dư nợ tài khoản tiền gửi. Nhưng hiện nay các dịch vụ về ngân hàng đã phát triển hơn nhiều so với trước, phục vụ khách hàng thuận tiện hơn trong khi vẫn quản lý đựơc khách hàng trong chừng mực cho phép nên việc cho phép các đơn vị có tín nhiệm có thể thấu chi trên tài khoản của họ theo thoả thuận ở một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho đơn vị đồng thời làm cho dòng thanh toán ngân hàng không bị ùn tắc, nhất là trong điều kiện thanh toán điện tử phát triển.
Về các phương thức thanh toán trong Nghị định 91/CP đưa ra trong Quyết định 22/QĐ-NH1 hướng dẫn đến nay chưa cập nhật một số thể thức thanh toán mới xuất hiện như : chuyển tiền điện tử.
Về khuyến khích các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: Cần bổ xung các quy định hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong Nghị định thanh toán.
Điều này làm tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, giữ vững tính định hướng trong quản lý kinh tế của Nhà nước, và góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán thẻ nói riêng.
- Về Quyết định 371/1/1999/QĐ/NHNN1 Việc xử lý các vi phạm có liên quan đến thẻ sẽ làm cho khách hàng tin tưởng và an tâm trong việc sử dụng thẻ, từ đó chiến lược Marketing thẻ của ngân hàng trở nên có hiệu quả hơn và dịch vụ thẻ sẽ trở nên phổ biến với quảng đại quần chúng.
Trong kinh doanh thẻ ngoài các yếu tố rủi ro như mọi nghiệp vụ khác còn bị các nhóm tội phạm luôn rình rập để có thể khai thác và gây tổn thất cho các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng mới tham gia nghiệp vụ này thông qua việc sử dụng thẻ giả, thẻ bị ăn cắp thông tin… Hoặc cũng có trường hợp nhân viên CSCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ. Vấn đề này xảy ra sẽ làm mất uy tín, thiệt hại cho cả người sử dụng và ngân hàng. Do vậy, Nhà nước phải có mức độ xử lý đối với những trường hợp làm thẻ giả và thông qua cơ quan có thẩm quyền thi hành án một cách nghiêm minh. Chẳng hạn như ở Pháp khi phát hiện kẻ làm thẻ giả, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ sẽ phạt tù mức cao nhất là 7 năm tù.
Chúng ta nên tiêu chuẩn hoá các đặc điểm về thẻ giả mạo để tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan (như các cơ quan Interpol Việt Nam, cơ quan điều tra xét hỏi…) giúp cho nghiệp vụ thẻ an toàn.
- Ban hành các quy định mới: Dịch vụ rút tiền tự động ATM đã phát triển khá mạnh và gần như khá ồ ạt trong vài năm trở lại đây nhưng cho tới nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa ban hành quy chế hay Quy định nào về dịch vụ ATM. Mặc dù, các ngân hàng thương mại có thể áp dụng theo Quy chế về Thẻ ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/NHNN5 nhưng dịch vụ ATM liên quan đến vấn đề chấp nhận chứng từ điện tử trong giao dịch mà hiện nay chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh nào cả.
Bên cạnh đó, trước sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet giúp cho mọi người có thể dễ dàng mua sắm, trao đổi, giao dịch một cách tiện lợi. Vậy khi ứng dụng việc thanh toán thẻ qua mạng Internet sẽ đòi hỏi phải có những quy định pháp lý về chứng từ điện tử. Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu và sớm ban hành quy chế cụ thể về chứng từ điện tử để các ngân hàng thương mại có cơ sở thực hiện.
3.2.1.2. Thành lập trung tâm thanh toán bù trừ cho các giao dịch thẻ
Thực tế hiện nay, các ngân hàng quản lý phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, điều này có lợi là phù hợp với kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ của từng ngân hàng. Nhưng có một bất cập là nó không tạo điều kiện thực hiện thống nhất các giao dịch về thẻ và phát sinh những phí tổn không cần thiết. Đơn cử là nếu thẻ ANZ Access Card được đem rút tiền ở máy ATM của VCB, khi đó giao dịch thanh toán giữa VCB và ANZ phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard và phải chịu một khoản phí do tổ chức này quy định, chưa kể tiền chờnh lệch do 2 lần chuyển đổi ngoại tệ. Rừ ràng cỏc giao dịch thẻ nội địa do không có một trung tâm xử lý riêng cho Việt Nam nên các ngân hàng phải thanh toán và xử lý giao dịch thông qua các TCTQT. Quá trình thanh toán này buộc các ngân hàng phải chịu phí trao đổi của các TCTQT cho các giao dịch thẻ nội địa như giao dịch thẻ quốc tế. Mức phí trao đổi cho các loại thẻ quốc tế trung bình là 1,1% đối với giao dịch điện tử và 1,5% đối với giao dịch chuẩn. Do mức phí trao đổi cao như vậy, các ngân hàng Việt Nam thống nhất quy định mức phí thanh toán thẻ cho các ĐVCNT tối thiểu là 2,5% và khó có khả năng hạ thấp mức phí thanh toán thẻ quốc tế ngay cả cho các nhà giao dịch của thẻ do họ phát hành đựơc sử dụng tại mạng lưới ĐVCNT của Việt Nam. Do vậy không tạo điều kiện khuyến khích chủ thẻ Việt Nam chi tiêu bằng thẻ cũng như khuyến khích
Điều này là phức tạp hoá giao dịch và tăng chi phí. Hơn nữa, một số loại thẻ ghi nợ nội địa không nối mạng quốc tế, ví dụ như Connect24 của VCB chỉ có thể rút tiền tại các máy ATM của VCB mà thôi.
Như vậy, với xu hướng phát triển thẻ như hiện nay, rất cần thiết phải thành lập một trung tâm thanh toán bù trừ riêng cho các giao dịch thẻ trong nước. Trung tâm này sẽ là đầu mối để quản lý mạng xương sống, thông qua đó nối kết các loại thẻ khác nhau, các dịch vụ của những ngân hàng khác nhau.
Thực tế, ý tưởng này đã được thực hiện một phần khi Sacombank lắp đặt máy ATM kết nối máy chủ ANZ. Điều đó có nghĩa là thẻ thanh toán Sacombank có thể rút tiền mặt tại ATM của ANZ, hay thanh toán tiền tại các điểm POS của ANZ và ngược lại. Hiện nay, ý tưởng này đang được xem xét, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một ý kiến cho rằng nên để NHNN thành lập trên cơ sở các trung tâm thanh toán bù trừ hiện có để dễ quản lý. Hơn nữa, hiện NHNN cũng đã xúc tiến hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ý kiến thứ hai thì cho rằng nên để cho Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (gồm VCB, ACB, ANZ, Chohung Vina Bank, Eximbank, Sài Gòn công thương) xúc tiến thành lập vì có thể tận dụng kinh nghiệm của các thành viên trong các nghiệp vụ thẻ và có tính thống nhất giao dịch.
3.2.1.3. Quảng bá, phổ cập kiến thức về thẻ và sử dụng thẻ
Trong những năm 2000 trở lại đây, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam càng có nhiều biến đổi tích cực. Tuy vậy công chúng đón nhận thẻ ngân hàng không nồng nhiệt như đón nhận các sản phẩm công nghệ khác như Internet và Mobiphone… do việc giới thiệu sản phẩm tài chính này vào thị trường chưa được đầu tư đúng mức. Khái niệm thẻ ngân hàng tuy không còn xa lạ đối với công chúng nhưng cũng chưa thực sự quen thuộc. Điều này cho ta thấy việc quảng cáo sản phẩm này chưa rầm rộ, không có một chiến lược để cho mọi người dân có những hiểu biết nhất định cần có trong giai đoạn đầu chu kỳ sống của mỗi sản phẩm mới. Độ dài của khoảng thời gian này phụ thuộc nhiều vào chúng ta. Chúng ta cần có đầu tư thoả đáng vào giai đoạn này thì sản phẩm mới đạt đựơc sự tăng trưởng mong muốn ở các giai đoạn tiếp sau.
Đối với việc quảng cáo, với một sản phẩm thì việc này thường phải thực hiện trước khi sản phẩm ra đời. Nhưng như ta đã thấy việc thực hiện quảng cáo
sản phẩm này còn chậm và yếu ớt, mới chỉ sử dụng hình thức cổ điển như tờ rơi, áp phích… Các ngân hàng cần phải đầu tư một khoản tiền để xây dựng và in đậm sản phẩm thẻ vào suy nghĩ của dân chúng bằng phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi…Với hình thức quảng cáo trên báo chí, ta có thể viết lên những nét độc đáo nhất về ưu điểm của sản phẩm và thuận lợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Với đài có thể đưa được thông tin đến tận những miền xa xôi nhất, còn hình thức quảng cáo trên tivi chúng ta có thể đưa được những hình ảnh thật về sản phẩm đồng thời với những ưu điểm và sự thuận tiện của nó đều được truyền đạt tới người xem. Đây là phương tiện đạt hiệu quả lớn nhất. Ngoài ra cần đặt các Cartalogue, áp phích tại Trung tâm công cộng có lượng người qua lại nhiều, tại các khu vực hay nơi tổ chức các hội thảo thương mại, kinh doanh. Thông qua các hình thức quảng cáo tuyên truyền làm cho mọi người dân thấy được tính ưu việt của việc sử dụng thẻ để tạo cho họ thích sử dụng hình thức thanh toán này.
NHNN cũng nên phối hợp với Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ, các tổ chức thẻ quốc tế và một số ngành chức năng liên quan để triển khai chương trình quốc gia giới thiệu và tuyên truyền về thẻ tín dụng quốc tế giúp thay đổi dần thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của mọi tầng lớp dân cư.
Tóm lại, nâng cao trình độ giáo dục, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động Marketing trong việc đào tạo nhận thức cho khách hàng, giúp việc tuyên truyền và quảng cáo sản phẩm thẻ của ngân hàng phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn.
3.2.1.4. Phối hợp đấu tranh chống gian lận
Trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh thụôc ngành nào cũng hàm chứa rủi ro. Hoạt động kinh doanh thẻ của các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật này. Điều cơ bản là các tổ chức, ngân hàng kinh doanh thẻ phải nghiên cứu, phân tích, học hỏi và phối hợp với nhau để có thể đương đầu với các rủi ro và phòng ngừa nguy cơ rủi ro bằng những biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ thích hợp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế có những rủi ro vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng. Đó là hành động giả mạo thẻ và các giao dịch thẻ giả đều là hành vi của bọn tội phạm nắm được công nghệ cao. Do đó, việc các ngân hàng kết hợp với nhau để chống lại tội phạm này là chưa đủ, mà còn cần phối hợp với cả lực lượng công an kinh tế. Trong khi đó,
ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một hành lang pháp lý nào điều chỉnh hành vi giả mạo liên quan tới thẻ ngân hàng.
Do vậy, Nhà nước cần đưa ra những điều luật xử phạt đối với hành vi gian lận của loại tội phạm này. Đồng thời, lực lượng công an kinh tế cũng phải có nghĩa vụ hỗ trợ ngân hàng ngăn chặn hành vi gian lận. Một điều cần thiết là lực lượng công an cũng phải có kiến thức nhất định về loại tội phạm này để có thể chủ động khi xảy ra sự việc. Khi đó ngân hàng cần cung cấp đầu đủ các thông tin về thẻ giả mạo cho Interpol Việt Nam, cơ quan điều tra xét hỏi, toà án… để họ có cơ sở nhận dạng.
Đặc biệt, hiện nay ở một số nước trên thế giới đã áp dụng những chế tài xử phạt nghiêm khắc nên đã hạn chế hoạt động của loại tội phạm này. Khi đó, Việt nam sẽ là nơi bọn chúng tìm đến để hoạt động nếu chưa có biện pháp xử lý dứt điểm đối với chúng.
3.2.1.5. Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy hoạt động thanh toán thẻ trên Internet
Quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thế giới được chia thành 3 giai đoạn phát triển và đi cùng nó là 3 hệ thống phân phối dịch vụ: Hệ thống phân phối chi nhánh, hệ thống phân phối dịch vụ tự động hay còn gọi là chi nhánh không người và hệ thống phân phối không nhà. Trong đó hệ thống phân phối không nhà gồm dịch vụ ngân hàng điện thoại, dịch vụ ngân hàng sử dụng máy tính cá nhân (PC-Based Banking) giúp khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng thông qua mạng vi tính nối trực tiếp ngân hàng và khách hàng.
Và đặc biệt là dịch vụ ngân hàng thông qua mạng Internet. Những công cụ này cùng với thành tựu của công nghệ thông tin đang hình thành dịch vụ ngân hàng di động (tức khách hàng có thể từ bất cứ địa điểm nào thông qua mạng viễn thông để truy cập hệ thống ngân hàng và thực hiện các giao dịch cần thiết).
Nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá cao tiềm năng loại dịch vụ ngân hàng ảo này và dự báo sẽ có bước phát triển rất mạnh trong những năm tới.
Đặc điểm của hệ thống ngân hàng ảo là: không còn sự tương quan giữa khối lượng dịch vụ và số lượng chi nhánh; không còn phải chi phí đầu tư cho mạng lưới chi nhánh và giảm thiểu chi phí lao động; có khả năng cung ứng dịch vụ bất cứ thời điểm nào, và khách hàng ở bất cứ nơi đâu. Hệ thống giao dịch qua mạng sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh (tính bằng hệ số chi
phí trên thu nhập) và giảm được chi phí nghiệp vụ. Số liệu phân tích chi phí giao dịch và hiệu quả kinh doanh ở các ngân hàng Mỹ trong vài năm gần đây có thể chứng minh cho chúng ta đánh giá trên.
Bảng 3.3 CHI PHÍ GIAO DỊCH Ở CÁC NGÂN HÀNG MỸ Loại dịch vụ Chi phí cho một
giao dịch (USD)
% chi phí trên thu nhập
- Chi nhánh 1,07 55 - 60
- Dịch vụ ngân hàng điện thoại 0,50 35 - 40
- ATM 0,25 35 - 40
- Dịch vụ ngân hàng trên mạng máy
tính và dịch vụ Internet
0,01 15 - 20
(Nguồn: Bank of America) Theo phân tích trên cho thấy, với trình độ phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi để triển khai việc thanh toán thẻ ngân hàng qua mạng Internet. Đây sẽ là một tiện ích bổ sung tính hấp dẫn của dịch vụ thẻ ngân hàng đối với khách hàng.