Các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2 Các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau trên thế giới

Trong nhiều nghiên cứu gần đây đã xem xét các hành vi của thay đổi giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán, qua đó cho thấy một mối quan hệ trực tiếp thú vị giữa chúng với nhau. Từ những năm 1980, các nghiên cứu tiên phong về giá dầu và thị trường chứng khoán đã xuất hiện và chứng minh được rằng giá dầu và thị trường chứng khoán có tương quan với nhau. Chẳng hạn như nghiên cứu của Darby (1982), Hamilton (1983), Burbridge và Harrison (1984), Gisser và Goodwin (1986) hay Jones và Kaul (1996). Về mặt lý thuyết, biến động của giá dầu sẽ tác động đến

giá trị cổ phiếu. Mô hình định giá cổ phiếu hay mô hình chiết khấu cổ tức chỉ ra rằng giá trị cổ phiếu bằng tổng chiết khấu dòng tiền mặt tương lai được kỳ vọng.

Tương tự, Basher và Sadorky (2006), cũng đã lập luận: Dầu, vốn, lao động và vật liệu sản xuất đại diện cho những thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, khi những thành phần này thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền mặt của công ty (theo mô hình chiết khấu dòng tiền). Giá dầu cũng là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.

Narayan K.Paresh and Narayan Seema (2010) kiểm định mối quan hệ giữa giá dầu thế giới, tỷ giá hối đoái và TTCK Việt Nam bằng dữ liệu hàng ngày từ năm 2000 đến năm 2008. Kết quả cho thấy trong ngắn hạn giá dầu chỉ có ảnh hưởng khá nhỏ đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam. Bằng kiểm định đồng liên kết, tác giả cho thấy giá dầu và giá chứng khoán có mối quan hệ trong dài hạn và giá dầu ảnh hưởng cùng chiều đến giá chứng khoán.

Greene, Jones và Leiby (1998) đánh giá tác động của các nhóm kinh tế như OPEC lờn kinh tế Mỹ. Cỏc tỏc giả đó phỏt hiện ra ba sự mất mỏt chớnh rừ ràng và được thêm vào trong nền kinh tế do sự tăng giá dầu: sự mất mát về tiềm lực sản xuất, mất mát trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế vĩ mô và chuyển đổi sự giàu có từ người tiêu dùng dầu của Mỹ sang các nước xuất khẩu dầu.

Nghiên cứu của Donoso (2009) đã so sánh mức độ ảnh hưởng của những biến động trong giá dầu đến thị trường chứng khoán và sản xuất công nghiệp của ba quốc gia là Mỹ, Anh và Nhật Bản. Nền kinh tế Mỹ đã được chứng minh là nhạy cảm nhất trong ba nền kinh tế với sự thay đổi của giá dầu. Nền kinh tế Mỹ cũng là nền kinh tế duy nhất mà thị trường chứng khoán cũng như sản xuất công nghiệp đã tăng đáng kể trong thập niên 90, trong khi đó Anh đã có một thị trường chứng khoán tăng nhưng ngành công nghiệp lại thể hiện một sự suy giảm so với năm 2000

và Nhật Bản đã có một sự phục hồi trong sản xuất công nghiệp sau cuộc khủng hoảng năm 2001, nhưng thị trường chứng khoán thì vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được mức điểm như trước khi bong bóng kinh tế bùng nổ. Hơn nữa nghiên cứu này cũng cho thấy những tác động bất cân xứng của giá dầu lên thị trường chứng khoán và sản xuất công nghiệp của Mỹ, Anh và Nhật Bản. Các ngành công nghiệp của Mỹ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cú sốc dầu mỏ tăng so với từ cú sốc dầu mỏ giảm, trong khi ảnh hưởng của cú sốc dầu mỏ tăng vào thị trường chứng khoán Mỹ là ít hơn so với ảnh hưởng của những cú sốc dầu giảm. Đồng thời, nền kinh tế Anh luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những cú sốc dầu giảm, trong cả hai thị trường chứng khoán và ngành.

Huang và cộng sự (1996), quan sát thấy rằng lợi nhuận từ dầu không có mối quan hệ tương quan với lợi nhuận cổ phiếu, ngoại trừ các công ty sản xuất dầu.

Jones và Kaul (1996) chứng minh rằng giá chứng khoán và giá dầu tại thị trường Mỹ và Canada có tương quan, với ngoại lệ của Vương quốc Anh. Thêm một nghiên cứu thú vị khác, Faff và Brailsford (1999) cho thấy sự biến động giá dầu có tác động bất đối xứng với chứng khoán.

Rất nhiều những tác giả có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này có thể liệt kê như: Hammoudeh và cộng sự (2004), El-Sharif và cộng sự (2005), Anorou và Mustafa (2007), và Park và Ratti (2008). Các nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ các nền kinh tế phát triển như Canada, Châu Âu, Mỹ và Anh. Cụ thể, Park và Ratti (2008) nhìn vào tác động của các cú sốc xảy ra trong giá dầu trên lợi nhuận chứng khoán tại Mỹ và 13 nước Châu Âu khác, sử dụng mô hình VAR và các dữ liệu giữa các năm 1986 và 2005. Họ nhận thấy rằng các cú sốc giá dầu đã có một tác động mạnh đến lợi nhuận cổ phiếu với ngoại lệ của Hoa Kỳ.

Gần đây, Papapetrou (2001) đã nghiên cứu mối quan hệ này đối với thị trường chứng khoán Hy Lạp với phương pháp Vector đa biến tự hồi quy (VAR) để

kiểm tra sự biến động trong mối quan hệ giữa giá dầu, lợi nhuận chứng khoán thực tế và lãi suất, trong mối quan hệ với hoạt động kinh tế thực sự và việc làm cho Hy Lạp. Tác giả đã quan sát thấy rằng những thay đổi trong giá dầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thực tế, việc làm và biến động lợi nhuận chứng khoán.

Trong khi các nước vùng Vịnh là đối tượng được xem xét trong các nghiên cứu của Hammoudeh và Eleisa (2004) sử dụng kiểm định VAR, và tỷ lệ khả năng dựa trên mô hình Schwarz (SIC) và Akaike (AIC) để xem xét về mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và giá dầu cho các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) (không bao gồm Qatar). Họ phát hiện ra rằng chỉ có các chỉ số thị trường chứng khoán Ả Rập có thể được dự đoán dựa trên giá dầu sàn New York Mercantile. Vì vậy, thị trường chứng khoán Ả Rập phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu.

Saudi Arabia là thành viên lớn nhất của GCC và có thể có một số loại tác động lan truyền đối với phần còn lại của các nước vùng vịnh nhỏ khác.

Kilian (2009), đã phân tách cú sốc giá dầu thành nhiều loại khác nhau, đó là:

cú sốc cung dầu (oil supply shock), cú sốc tổng cầu dầu (Aggregate Demand shock); và cú sốc giá dầu thị trường cụ thể (Oil-market Specific Demand shock).

Kilian (2009) sử dụng phương pháp vector tự hồi quy (VAR) với ba biến, nguồn cung dầu, giá thực tế của dầu và một biến trung gian đại diện cho nhu cầu toàn cầu đối với các mặt hàng công nghiệp, với tác dụng đo lường hoạt động kinh tế toàn cầu thực sự. Ông xác định, dựa trên một cấu trúc đệ quy, ba cú sốc dầu mỏ bao gồm:

một cú sốc từ nguồn cung cấp dầu, một cú sốc dầu thị trường cụ thể và một cú sốc dầu tổng cầu toàn cầu. Kilian đã chỉ ra: sự gia tăng trong nhu cầu phòng ngừa đối với dầu thô sẽ dẫn đến sự tăng mạnh và ngay lập tức trong giá dầu thực tế, còn sự gia tăng trong nhu cầu dầu cho các ngành công nghiệp sẽ khiến giá dầu thay đổi chậm hơn, và cuối cùng việc gián đoạn sản xuất dầu, sẽ gây ra việc tăng giá ít nhất trong ba loại cú sốc.

Sau đó, Filis,G. và David C. Broadstock (2014) đã kế thừa nghiên cứu của Killian (2009) và thực hiện phân tích mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán trong một môi trường biến đổi theo thời gian. Các tác giả, đã phân tích sự biến đổi theo thời gian, của ba loại cú sốc trong giá dầu, bao gồm cú sốc cung dầu (oil supply shock), cú sốc tổng cầu dầu (aggregate demand shock); và những cú sốc dầu thì trường cụ thể (oil-market specific demand shock) với thị trường chứng khoán của Mỹ và Trung Quốc. Nghiên cứu của tác giả, là sự kết hợp giữa việc phân tích cú sốc giá dầu (thông qua mô hình SVAR) và phân tích mối quan hệ biến đổi theo thời gian giữa cú sốc giá dầu và thị trường chứng khoán trong điều kiện phương sai thay đổi (thể hiện trong mô hình Scarlar - BEKK).

Những kết luận chính của tác giả bao gồm: tương quan giữa các cú sốc giá dầu và lợi nhuận cổ phiếu là rừ ràng và biến đổi theo thời gian (tức qua thời gian khác nhau, mối quan hệ giữa chúng sẽ thay đổi theo); những cú sốc dầu của các loại khác nhau cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tác động của chúng lợi nhuận thị trường chứng khoán; đối với từng ngành công nghiệp cụ thể, cú sốc giá dầu sẽ có tác động khác nhau; và cuối cùng thị trường chứng khoán Trung Quốc, dường như vững vàng hơn thị trường chứng khoán Mỹ, khi chịu ảnh hưởng từ các cú sốc giá dầu.

Hầu hết các nghiên cứu trên được sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng hiện có để thiết lập một số loại mối quan hệ rừ ràng giữa hai biến mục tiờu chớnh. Cỏc cụng trình nghiên cứu tập trung vào sự phụ thuộc giữa các thay đổi về giá dầu và các chỉ số thị trường chứng khoán. Sự phụ thuộc sẽ giúp quyết định liệu hai biến chuyển với nhau trong cùng một hướng hoặc ngược lại hay không. Trong các nghiên cứu được đề cập ở trên, Cuong C. và M. Ishaq Bhatti (2012) sử dụng hai phương pháp tương đối mới, cụ thể là Chi-Plots, Kendall (K) K-Plots và 3 trình Copula khác nhau. Họ sử dụng giá dầu và dữ liệu chỉ số chứng khoán của Trung Quốc và Việt Nam để nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc của các phân phối của giá dầu và chứng

khoán. Hai quốc gia được lựa chọn để làm nghiên cứu vì Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới và Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dầu thô và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong khu vực Đông Nam Á. Do đó, kết nối giữa các nền kinh tế và thị trường dầu và chứng khoán quốc tế hai nước này là mối quan tâm lớn cho các viện nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách.

Gần đây, Cong và các cộng sự (2008) đã nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các cú sốc giá dầu và thị trường chứng khoán Trung Quốc sử dụng VAR đa biến. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các cú sốc giá dầu không cho thấy một tác động đáng kể về mặt thống kê trên lợi nhuận cổ phiếu thực tế của hầu hết các chỉ số thị trường chứng khoán Trung Quốc, ngoại trừ chỉ số sản xuất và một số công ty dầu khí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)