Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3. Khái quát phương pháp nghiên cứu

3.5 Dữ liệu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng, bắt đầu từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 7 năm 2015, của biến tổng sản lượng sản xuất dầu thô thế giới (SLOIl), tổng nhu cầu dầu thế giới (SLSTEEL) và giá dầu thô (PROIL) để đại diện cho các cú sốc khác nhau trong giá dầu. Lý do của việc lựa chọn cỡ mẫu này để phù hợp với sự có mặt của chỉ số VN-Index và VN30 và các ngành công nghiệp phân theo ngành tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với phân tích các cú sốc trong giá dầu lên giá trị thực của dầu, và tương quan giữa chỉ sô VN-Index tác giả dùng dữ liệu từ 2005 để đảm bảo cỡ mẫu đủ lớn, để cho ra kết quả có ý nghĩa.

Tương tự như George Filis (2014), biến tổng sản lượng sản xuất dầu thô thế giới (SLOIL) đại diện cho tổng nguồn cung dầu và biến giá dầu (PROIL), được thu thập từ cơ quan quản lý thông tin về năng lượng (The Energy Information Administration). Để mô tả giá trị thực của dầu, biến giá dầu (PROIL) được chuyển đổi thành tỷ suất sinh lợi (RPROIL), thông qua việc lấy log các giá trị PROIL theo thời gian.

Đối với chỉ số đại diện cho tổng nhu cầu dầu, các tác giả như Kilian (2009) hay George Filis (2014), đều sử dụng chỉ số giá cước vận chuyển hàng hóa (dry cargo freight rates). Tuy nhiên, do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu này, nên trong nghiên cứu này, biến tổng sản lượng sản xuất thép toàn cầu (SLSTEEL), được dùng để đại diện cho tổng nhu cầu dầu. Trong bài nghiên cứu, “Một chỉ số mới hàng tháng mô tả thực tế hoạt động của kinh tế toàn cầu “, (A New Monthly Indicator of Global Real Economic Activity), biến tổng sản lượng sản xuất thép toàn cầu (SLSTEEL) đã được Francesco Ravazzoloavà Joaquin L. Vespignanib+

(2015) chứng minh là dự báo chính xác được GDP toàn cầu, cũng giống như chỉ số Kilian (2009) đưa ra.

Theo Hiệp hội thép thế giới (World Steel Association (WSA)) thép là nguyên liệu then chốt đối với các ngành công nghiệp như là: ngành xây dựng (các công trình như tòa nhà văn phòng, nhà dân dụng, bán lẻ, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, sân vận động, cốt thép cho trụ bê tông, trụ cầu, cáp treo, ống dẫn nước v.v..; ngành vận tải (linh kiện cho các phương tiện vận chuyển, bánh xe, trục xe..);

ngành năng lượng (vật liệu chính trong các đường ống dẫn khí đốt, dầu hỏa, thành phần chủ yếu trong các linh kiện máy móc thiết bị dùng trong ngành năng lượng...);

đóng gói bao bì (đối với thực phẩm bình thường, các thiết bị khác như bình xịt sơn, hóa chất...); hàng gia dụng (như tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, thiết bị bếp...); nông nghiệp (vật liệu chính xây dựng các nông trại, chế tạo máy móc, công cụ dùng trong nông nghiệp...).

Vì thế, khi nền kinh tế toàn cầu có xu hướng phát triển thì nhu cầu đối với thép cũng sẽ tăng theo và các tác giả đã chứng minh, sự thay đổi theo thời gian của tổng sản lượng sản xuất thép toàn cầu có thể dự báo cho hoạt động kinh tế của toàn cầu. Vì vậy, theo Francesco Ravazzoloavà Joaquin L. Vespignanib , SLSTEEL có thể dùng làm biến đại diện cho hoạt động kinh tế toàn cầu, hay nói khác đi SLSTEEL đại diện cho tổng nhu cầu dầu của thế giới, đó cũng chính là chỉ số đo lường hoạt động của nền kinh tế toàn cầu (Global Real Activity). Tổng sản lượng sản xuất thép toàn cầu được thu thập theo tháng (đơn vị tính là ngàn tấn), truy xuất từ dữ liệu thống kê của Hiệp hội thép toàn cầu.

Tiếp theo, chỉ số lợi nhuận hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam được đại diện bởi log của VN-INDEX.

Qua các công thức tính như sau

 RPROil=log(PROil/PROil(-1))

 RVN30 Return of VN30: lợi nhuận của VN30.

RVN30=log(VN30/VN30(-1))

 RVN-Bank Return of VN-Bank: lợi nhuận của ngành ngân hàng.

RVN-Bank=log(VN-Bank/VN-Bank(-1))

 RVN-NL Return of VN-NL: lợi nhuận của ngành năng lượng.

RVN-NL=log(VN-NL/VN-NL(-1))

 RVN-XD Return of VN-XD: lợi nhuận ngành xây dựng.

RVN-XD=log(VN-XD/VN-XD(-1))

 RVN-GT Return of VN-GT: lợi nhuận của ngành giao thông vận tải vận tải.

RVN-GT=log(VN-GT/VN-GT(-1))

 RVN-BL Return of VN-BL: lợi nhuận của ngành bán lẻ.

RVN-BL=log(VN-BL/VN-BL(-1))

Bảng 3.1 Trình bày tóm tắt các biến được sử dụng để phân tích Bảng 3.1 Tóm tắt các biến chính sử dụng trong bài

STT Tên biến Mô tả biến Nguồn

1 SLOIL

World oil production : Sản lượng sản xuất dầu thế giới theo tháng

ĐVT: ngàn thùng/tháng Tần suất: Tháng.

Cục năng lượng thế giới (IEA)

2

PROIL

Giá dầu thế giới ĐVT: USD/ Barrel Tần suất: Tháng.

Cục năng lượng thế giới (IEA)

3

SLSTEEL

Global Economic Activity index: sản lượng sản xuất thép toàn cầu đại diện cho chỉ số hoạt động của nền kinh tế toàn cầu.

ĐVT: Ngàn tấn Tần suất: Tháng.

Hiệp hội sản xuất thép thế giới:

https://www.worldsteel.org/

4

VNI

Chỉ số VN-INDEX của Việt Nam

ĐVT: Theo tháng, Điểm Tần suất: Tháng.

Ủy ban chứng khoán Nhà Nước và http://hsx.vn

5

VN30

Chỉ số VN30 ĐVT: Điểm Tần suất: Tháng.

Chỉ số VN30 là chỉ số do HOSE công bố. Nguồn lấy từ: http://hsx.vn

6 VN-BANK

Chỉ số chứng khoán ngành ngân hàng.

ĐVT: Điểm Tần suất: Tháng.

Nguồn lấy từ:

http://cophieu68.vn

7 VN-NL

Chỉ số chứng khoán ngành năng lượng.

ĐVT: Điểm Tần suất: Tháng.

Nguồn lấy từ:

http://cophieu68.vn

8 VN-XD

Chỉ số chứng khoán ngành xây dựng.

ĐVT: Điểm Tần suất: Tháng.

Nguồn lấy từ:

http://cophieu68.vn

9 VN-GT

Chỉ số chứng khoán ngành giao thông vận tải.

ĐVT: Điểm Tần suất: Tháng.

Nguồn lấy từ:

http://cophieu68.vn

10

VN-BL

Chỉ số chứng khoán ngành bán lẻ.

ĐVT: Điểm, theo tháng

Nguồn lấy từ:

http://cophieu68.vn

(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)