CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Mối tương quan biến đổi theo thời gian 1. Chỉ số thị trường chứng khoán tổng hợp
4.4.2. Chỉ số các lĩnh vực công nghiệp
Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loại cú sốc giá dầu và lợi nhuận các ngành công nghiệp được thể hiện ở Bảng sau:
Theo Bảng 4.4, ta có thể thấy rằng đối với từng lĩnh vực công nghiệp cụ thể, các cú sốc khác nhau trong giá dầu ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận tổng hợp của ngành.
Bảng 4.8 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các cú sốc giá dầu, các ngành công nghiệp cụ thể và chỉ số VN30
Chỉ tiêu Supply Side Shock
Aggregate Demand Shock
Oil Specific Demand Shock
RVN-NL -0.013076232 -0.028983877 0.003762642
RVN-BANK 0.066025088 0.022659842 0.004807993
RVN-GT -0.084116987 -0.011543875 0.000410831
RVN-BL -0.006470554 -0.000321189 0.041722646
RVN-XD 0.011902245 0.003128287 0.073653524
RVN30 -0.017525201 -0.018165873 0.013547526
(Nguồn: Phân tích từ phần mềm Eviews) Cú sốc cung dầu thay đổi 1% thì VN30 Giảm 1,75%, cú sốc tổng cầu thay đổi 1% thì VN30 giảm 1,8%, cú sốc trong giá dầu thay đổi 1% thì VN30 tăng 1,3%.
Ngoài ra, từ những kết quả thực nghiệm ở trên, ta có thể thấy rằng: Tuy đã từng có nhiều ý kiến xoay xung quanh việc VN30 có mối quan hệ gì với VN-Index hay không, tuy nhiên, một trong những điều thú vị khi thực hiện nghiên cứu trên 2 chỉ số là VN30 và VN-Index cho ra kết quả tương đối giống nhau khi phản ứng với các cú sốc giá dầu.
Mục đích của VN30 là nhằm để khắc phục những hạn chế của chỉ số VN- Index hiện tại và tạo nên sự đồng bộ với các thông lệ quốc tế về cơ cấu chỉ số và khả năng so sánh về sinh lợi của chỉ số cổ phiếu trên sàn HOSE với các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực, đồng thời nâng HOSE lên ngang tầm với các sở giao dịch chứng khoáng trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời VN30 còn giúp tạo ra hàng hóa cơ sở cho các sản phẩm phái sinh do HOSE dự kiến sẽ triển khai trong tương lai và xây dựng một chỉ số có quy mô đủ lớn và hiệu quả để có thể đại diện được cho toàn thể các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE.
Tương tự, đối với ngành dầu khí – năng lượng, cú sốc cung dầu thay đổi 1%
thì ngành dầu khí – năng lượng giảm 1,3%, cú sốc tổng cầu thay đổi 1% thì lợi nhuận nhóm ngành này giảm 2,2%; cú sốc trong phòng ngừa rủi ro giá dầu thay đổi 1% thì lợi nhuận ngành tăng 0,3%.
Một điều khá thú vị, đối với lợi nhuận nhóm ngành ngân hàng khi 3 loại cú sốc đều biến động cùng chiều với lợi nhuận ngành. Cụ thể, khi cú sốc cung tăng 1%, lợi nhuận ngành theo đó tăng rất mạnh đạt mức 6,6%, tương tự, với cú sốc tổng cầu tăng 1% thì lợi nhuận ngành tăng 2,2%, yếu nhất là cú sốc trong phòng ngừa rủi ro giá dầu cụ thể thay đổi 1% thì lợi nhuận ngành tăng nhẹ 0,4%. Ta cũng có thể thấy hiện tượng tương tự ở ngành xây dựng, tuy nhiên, cú sốc phòng ngừa rủi ro giá dầu lại có tác động mạnh nhất với lợi nhuận của ngành khi 1% làm lợi nhuận ngành tăng đến 7,36%.
Có thể thấy:
- Cú sốc giá dầu, có nguồn gốc từ cú sốc cung dầu tác động cùng chiều đến chỉ số ngành ngân hàng và xây dựng. Ngược lại, đối với VN30, ngành giao thông vận tải, năng lượng hay bán lẻ thì lại có tác động ngược chiều. Trong đó, tương quan mạnh nhất là giữa cú sốc cung dầu với ngành năng lượng, và tương quan yếu nhất đối với ngành bán lẻ. Giá dầu giảm mạnh nhiều khả năng sẽ tác động mạnh đến triển vọng kinh doanh của nhóm cổ phiếu năng lượng trong năm 2015. Đây sẽ là một điểm trừ đối với việc đầu tư vào nhóm cổ phiếu này. Ở chiều ngược lại, việc giá xăng dầu giảm mạnh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán và thúc đẩy tiêu dùng gia tăng trở lại.
- Cú sốc giá dầu, có nguồn gốc từ cú sốc cầu dầu cũng có mối tương quan với chỉ số đại diện cho các ngành công nghiệp, tương tự như cú sốc cung dầu.
Trong đó, tương quan ngược chiều xảy ra giữa cú sốc cầu dầu với các ngành
như: Năng lượng, giao thông vận tải hay bán lẻ và chỉ số VN30. Tương quan dương xảy ra giữa cú sốc cầu dầu với ngành ngân hàng và xây dựng.
- Cuối cùng, sự thay đổi của cú sốc giá dầu, có nguồn gốc từ nhu cầu dầu thị trường cụ thể (cú sốc phòng ngừa) tạo ra sự thay đổi cùng chiều với tất cả các ngành. Kết quả khá giống khi phân tích tương quan giữa sự thay đổi của cú sốc có nguồn gốc từ nhu cầu dầu thị trường cụ thể với chỉ số lợi nhuận tổng hợp VN-Index (như thảo luận ở phần trước đó)
- Ngành năng lƣợng: Kết quả hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc hay Mỹ theo nghiên cứu của Filis, G.(2014), điều này có thể là do chính sách giá dầu của Việt Nam. Ở Việt Nam, ngành năng lượng cơ bản bị chi phối với chính phủ, do đó việc giá dầu sẽ không có nhiều tác động lắm đối với ngành, do đó lợi nhuận của ngành sẽ có những khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.
o Cú sốc cung dầu ảnh hưởng ngược chiều
o Cú sốc cầu dầu ảnh hưởng ngược chiều, nhưng yếu
o Cú sốc cầu dầu thị trường cụ thể ảnh hưởng cùng chiều, nhưng yếu
- Ngành ngân hàng:
o Cú sốc cung dầu ảnh hưởng cùng chiều, mạnh nhất, hoàn toàn ngược với nghiên cứu tại Trung Quốc hay Mỹ theo nghiên cứu của Filis, G.(2014)
o Cú sốc cầu dầu ảnh hưởng cùng chiều, nhưng yếu, giống với nghiên với Trung Quốc hay Mỹ theo nghiên cứu của Filis, G.(2014)
o Cú sốc cầu dầu thị trường cụ thể ảnh hưởng cùng chiều, nhưng yếu, giống với nghiên tại Mỹ theo nghiên cứu của Filis, G.(2014)
- Ngành giao thông: Đây là tác giả thêm vào, không có trong nghiên cứu tại Trung Quốc hay Mỹ theo nghiên cứu của Filis, G.(2014). Nguyên nhân là ở Việt Nam, ngành giao thông vận tải/cảng/taxi chiếm 1 vị trí xương sống đối với nền kinh tế nói chung và đối với thị trường chứng khoán nói chung. Kết quả của mô hình như sau:
o Cú sốc cung dầu ảnh hưởng ngược chiều, nhưng yếu o Cú sốc cầu dầu ảnh hưởng ngược chiều, nhưng yếu
o Cú sốc cầu dầu thị trường cụ thể ảnh hưởng cùng chiều, nhưng yếu
- Ngành Bán lẻ: Kết quả hoàn toàn ngược với kết luận trong nghiên cứu tại Trung Quốc hay Mỹ theo nghiên cứu của Filis, G.(2014), khi Filis, G.(2014) kết luận khụng cú xu hướng rừ ràng tại Trung Quốc và Mỹ
o Cú sốc cung dầu ảnh hưởng ngược chiều, nhưng yếu o Cú sốc cầu dầu ảnh hưởng ngược chiều, nhưng yếu
o Cú sốc cầu dầu thị trường cụ thể ảnh hưởng cùng chiều, mạnh nhất trong 3 cú sốc
- Ngành Xây dựng: Kết quả hoàn toàn ngược với kết luận trong nghiên cứu tại Trung Quốc hay Mỹ theo nghiên cứu của Filis, G.(2014), khi Filis, G.(2014) kết luận khụng cú xu hướng rừ ràng tại Trung Quốc và Mỹ
o Cú sốc cung dầu ảnh hưởng cùng chiều, nhưng yếu o Cú sốc cầu dầu ảnh hưởng cùng chiều, nhưng yếu
o Cú sốc cầu dầu thị trường cụ thể ảnh hưởng cùng chiều, mạnh nhất Các kết quả phân tích đối với thị trường Việt Nam có sự khác biệt so với phân tích tại Trung Quốc và Mỹ (như của Filis, G.(2014)) khi phân tích cú sốc cung dầu hay cầu dầu, tuy nhiên đối với cú sốc trong sự thay đổi giá dầu thì giống với Trung Quốc và Mỹ.