Mô hình VAR cấu trúc - SVAR (Structural VAR)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3. Khái quát phương pháp nghiên cứu

3.3 Mô hình VAR cấu trúc - SVAR (Structural VAR)

Tương tự như Filis, G. (2014), tác giả phân tích SVAR để xem xét mối tương quan giữa các cú sốc khác nhau trong giá dầu là như thế nào?

Xuất phát từ nhược điểm của các phương pháp giúp chuyển đổi sang hệ phương trình “xác định” (identification), Sims (1986) và Bernanke và Ben (1986) đề xuất lý thuyết kinh tế - tài chính để thiết lập các ràng buộc cần thiết cho ma trận B, và từ đó phân tích phản ứng xung được xác lập dựa trên các giả định về các mối quan hệ kinh tế - tài chính. Cách thức này sẽ áp đặt các ràng buộc giữa các biến nội sinh cùng kỳ t trong mô hình và tiến trình xác nhập “identification”, sau đó cũng giống như phương pháp Sims đề xuất đầu tiên cho mô hình Unrestricted VAR.

“Identification” được xác lập dựa trên phân tách các biến trong hệ thống bao gồm các thành phần chịu tác động “ngắn hạn” (transitory) và “dài hạn” (permanent components) ứng với cùng một phương pháp phân tách cho trước.

Blanchard và Quah (1989), giả định rằng một vài cú sốc chỉ có tác động ngắn hạn đối với các biến I(1) trong hệ thống. Và do vậy tác động tích lũy trong dài hạn sẽ là Zero. Kết quả là bằng việc áp đặt ràng buộc theo cách này, mô hình sẽ trở nên

“exactly identification”.

Mục đích chính của mô hình SVAR là để đạt được “Non-recurisive Orthogonalization” đối với các phần dư để phân tích “phản ứng xung”. Đối với SVAR, một thủ thuật rất quan trọng là khai báo các ràng buộc (Identification Restrictions) trong ngắn hạn (Short-run Identification Restrictions) hoặc là trong dài hạn (Long- run Identification Restrictions).

Dựa trên nền tảng phân tích SVAR của Blanchard và Quah (1989), và theo quan điểm của Kilian (2009) [26], phân tích của tác giả bắt đầu từ việc mô hình hóa các mối quan hệ nội sinh giữa các biến ước lượng bằng cách sử dụng mô hình

vector cấu trúc tự hồi quy SVAR (VAR cấu trúc) có thể được biết như công thức (2) như sau:

Ký hiệu phần trăm thay đổi trong sản lượng sản xuất dầu thô toàn cầu trong tháng t là Pt (Global oil production), thước đo hoạt động kinh tế toàn cầu thực là Yt (Global real activity), và phần trăm thay đổi trong giá thực của dầu mỏ trong tháng t là Ot (Real oil price returns).

Theo Kilian (2009) và Filis, G. (2014), những giả định được đưa ra:

- Giả định đầu tiên: Cầu dầu mỏ trong ngắn hạn không tạo ra sự thay đổi lớn trong cung dầu mỏ. Hay nói cách khác, tổng sản lượng cung dầu mỏ không quyết định bởi các yếu tố nguồn cầu ngắn hạn. Lý giải cho hiện tượng này, ta có thể thấy rằng, ngành sản xuất dầu mỏ tuân theo một kế hoạch khá chặt chẽ, việc thay đổi kế hoạch sản xuất so với ban đầu thường gây ra tình trạng gia tăng trong chi phí. Vì trong ngắn hạn, các nhà sản xuất dầu luôn có một yếu tố không chắc chắn về nhu cầu năng lượng cơ bản (không chắc chắn về việc tạm thời hay bền vững), nên việc thay đổi kế hoạch sản xuất là rất khó khăn.

- Giả định thứ hai: Nguồn cung dầu mỏ là yếu tố quyết định đến nhu cầu dầu mỏ. Nguyên nhân vì sao như vậy? Ta có thể hiểu rằng, dầu mỏ là một loại hàng hóa khá đặc biệt, với nguồn cung là cố định, do đó cầu dầu sẽ được điều chỉnh thông qua cung dầu. Với việc phản ứng từ các cú sốc (tăng/giảm) do thiếu cung hoặc dư cung. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cầu dầu lại diễn ra sau đó ít nhất 01 tháng, nên

cú thể thấy rằng cầu dầu sẽ chịu tỏc động từ chớnh nú hoặc từ cỳ sốc cung, rừ ràng nó không phải là kết quản phản ứng trong giá trị thực của dầu mỏ ngay lập tức.

- Giả định thứ ba: Giá dầu thực phản ứng với cú sốc cung dầu và cú sốc tổng cầu trong vòng 01 tháng. Giả này này là hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết kinh tế cơ bản. Lý giải cho giả thiết này, ta có hiểu rằng giá cả hàng hóa là kết quả từ yếu tố cung – cầu. Trong đó, yếu tố cung dầu ngắn hạn là cố định (như đề cập ở giả thiết 01), do đó có thể giá trị thực của dầu theo phân tích sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung dầu.

Như vậy, những cú sốc cung dầu là do những cải tiến trong sản xuất dầu.

Những cú sốc tổng cầu có thể là kết quả từ một trong hai nguồn, những cú sốc xác định các hoạt động kinh tế thật, nhưng cũng từ những cú sốc từ sản xuất dầu mỏ toàn cầu. Cuối cùng, các cấu trúc cú sốc giá dầu thị trường cụ thể không phải chỉ do sự thay đổi bất ngờ về giá dầu, mà còn xuất phát từ những gián đoạn bất ngờ đến quá trình sản xuất và sự thay đổi đột ngột, và không thể đoán trước, chuyển dịch trong hoạt động kinh tế toàn cầu.

Theo những lập luận đó, ma trận ràng buộc ngắn hạn các cú sốc trong giá dầu sẽ được thiết lập theo cấu trúc đệ quy như sau, tương tự như quan điểm của Kilian (2009) :

(3)

[i] [ii] [iii]

* Trong đó ma trận [ii] là ma trận [Shock]

Có nghĩa:

- Global Oil Production (sản lượng cung dầu thô thế giới): Chỉ chịu ảnh hưởng từ chính những bất ổn trong quá trình sản xuất và cung cấp dầu.Cung dầu thô sẽ không phản ứng với những cú sốc cầu dầu mỏ trong tháng, vì chi phí điều chỉnh sản xuất dầu được cho trước và vì sự không chắc chắn về tình trạng của thị trường dầu thô.

- Global Real Activity (chỉ số hoạt động kinh tế toàn cầu): Đại diện cho tổng nhu cầu dầu của thế giới, chịu ảnh hưởng chỉ từ cú sốc của tổng cung dầu và chính nó.

- Real Oil Price Retunrs (RPROIL): Đại diện cho giá trị thực của dầu thô, sẽ chịu ảnh hưởng từ 03 cú sốc: Cú sốc trong tổng cung, tổng cầu và sự bất ổn của chính nó.

Ma trận [Shock] của phương trình (3) sẽ được ước lượng thông qua việc ước lượng các ràng buộc của mô hình SVAR. Phản ứng xung sẽ được tiến hành dựa trên ràng buộc của ma trận [Shock] để phân tích phản ứng của giá trị thực của dầu đối với cú sốc cung dầu thô, cú sốc cầu dầu thô và cú sốc xuất phát từ chính sự không chắc chắn của trong giá cả của dầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)