CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6. Mô hình và giả thiết nghiên cứu
Lý thuyết TRA được Fishbein và Ajzen đưa ra từ năm 1975 cho rằng: yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó. Ý định thực hiện hành vi được quyết định bởi hai nhân tố: thái độ của một người về hành vi và tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi. Kết quả của hai yếu tố này hình thành nên ý định thực hiện hành vi. Trên thực tế, lý thuyết này tỏ ra rất hiệu quả khi dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người.
Lý thuyết TPB là sự mở rộng của lý thuyết TRA để khắc phục hạn chế trong việc giải thích về những hành vi nằm ngoài kiểm soát. Lý thuyết này đã được Ajzen bổ sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức như là lòng tin của cá nhân liên quan đến khả năng thực hiện hành vi khó hay dễ như thế nào. Càng nhiều nguồn lực và cơ hội, họ nghĩ rằng sẽ càng có ít cản trở và việc kiểm soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng lớn. Yếu tố kiểm soát này có thể xuất phát từ bên trong của từng cá nhân (sự quyết tâm, năng lực thực hiện…) hay bên ngoài đối với cá nhân (thời gian, cơ hội, điều kiện kinh tế…).
Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất dựa trên thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định (TPB) như sau:
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất Niềm tin đối với BHYT
Nhận thức về chi phí y tế
Sự hiểu biết của người dân về BHYT
Nhận thức về công tác tuyên truyền của cơ quan hữu quan về BHYT
Ý định tham gia BHYT của hộ cận nghèo Tỉnh
Bến Tre
Theo Ajzen (1994) cho rằng niềm tin hành vi tạo ra thái độ thích hay không thích về hành vi; niềm tin chuẩn mực tạo ra kết quả là các áp lực xã hội nhận thức hay quy chuẩn chủ quan; niềm tin kiểm soát làm gia tăng sự kiểm soát hành vi cảm nhận được.
Từ đó, ba yếu tố thái độ, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận dẫn đến sự hình thành dự định hành động hay ý định. Do đó, ta có giả thuyết H1 như sau:
H1: Niềm tin có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHYT.
Niềm tin đối với việc tham gia BHYT: Nếu người tiêu dùng đánh giá việc tham gia BHYT là hữu ích đối với họ thì theo logic của lý thuyết TRA và TPB, mức độ quan tâm đối với tham gia BHYT sẽ mạnh hơn.
Ý định hành vi (Behavior intention – BI) là một dấu hiệu của sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định. Theo Fishbein, ý định hành vi được xác định bởi hai yếu tố là cá nhân và xã hội, hay còn gọi là yếu tố thái độ và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ (Attitude - Att) là biểu hiện yếu tố cá nhân, thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về hành vi thực hiện (Fishbein và Ajzen, 1975, p.216) được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Do đó, ta có giả thuyết H2 sau:
H2: Nhận thức về chi phí y tế có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHYT.
Chi phí có vị trí quan trọng trong quyết định mua của người tiêu dùng. Chí phí nó sẽ chi phối hành động của người mua, theologic của thuyết TRA thì khi chi phí y tế càng cao thì người dân sẽ có xu hướng mua BHYT để giảm chi phí y tế.
Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Bahavior Control): Là nhận thức về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi (Ajzen, 1991, p.188). Các nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người như kỹ năng, kiến thức… Kiến thức hay sự hiểu biết của cá nhân về sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi của cá nhân đó, do đó ta có giả thuyết H3 như sau:
H3: Sự hiểu biết của người dân về BHYT có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHYT.
Sự hiểu biết của người dân về BHYT. Hiểu biết về bảo hiểm cũng là một nhân tốtác động đến ý định mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Chính vì thế, những hiểu biết về BHYT được đề nghị có ảnh hưởng tích cực đến sự quan tâm tham gia BHYT.
Các nhân tố kiểm soát có thể là bên ngoài như thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác…Những người bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi của cá nhân thông qua nhiều hình thức khác nhau như thông qua việc giới thiệu hay tuyên truyền, do đó ta có giả thuyết H4 như sau:
H4: Nhận thức về công tác tuyên truyền BHYT có ảnh hưởng thuận chiều đến sự quan tâm tham gia BHYT.
Công tác tuyên truyền BHYT. Tuyên truyền giữ vai trò như hoạt động quảng bá, hướng đến việc nhận biết, làm gia tăng sự quan tâm của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU