Vai trò của BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tâm lý, nhận thức tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của hộ cận nghèo tại tỉnh bến tre (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Vai trò của BHYT

BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trị quan trọng khơng những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế, mà còn là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa cơng tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham gia KCB cho nhân dân. Vai trò của BHYT được thể hiện như sau:

Thứ nhất: BHYT là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia khắc phục những

khó khăn về kinh tế khi bất ngờ ốm đau, bệnh tật. Bởi vì trong quá trình điều trị bệnh chi phí rất tốn kém ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, trong khi đó thu nhập của họ bị giảm đáng kể thậm chí mất thu nhập.

Thứ hai: Góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Các quốc gia trên

thế giới thường có các khoản chi từ ngân sách cho hệ thống y tế. Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, đặc biệt là quốc gia đang phát triển khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu ngành y. Ở phần lớn các quốc gia, chính phủ chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế. Có nhiều biện pháp mà chính phủ các nước đã thực hiện để giải quyết vấn đề này, như sự đóng góp của cộng đồng xã hội, trong đó có biện pháp thu viện phí của người đến khám, chữa bệnh. Nhưng đôi khi giải pháp này lại vấp phải vấn đề trở ngại từ mức sống của dân cư.Vì vậy biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.

Thứ ba: BHYT góp phần thực hiện nâng cao chất lượng và thực hiện mục tiêu

cơng bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện rõ nét tính nhân đạo, cộng đồng xã hội sâu sắc. Những người tham gia BHYT, dù ở địa vị, hồn cảnh nào, mức đóng là bao nhiêu, khi ốm đau cũng nhận được sự chăm sóc y tế bình đẳng như

nhau, xố bỏ khoảng cách giàu nghèo khi thụ hưởng chế độ KCB. Sự thiếu hụt trong ngân sách y tế đã không đảm bảo nhu cầu KCB. Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị của ngành y tế không những không theo kịp sự phát triển nhu cầu KCB của người dân mà cịn bị giảm sút. Vì vậy thơng qua việc đóng góp vào quỹ BHYT sẽ hỗ trợ ngân sách y tế, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y.

Thứ tư: BHYT nâng cao tính cộng đồng và gắn bó mọi thành viên trong xã hội.

Trên cơ sở quy luật số lớn, phương châm của BHYT là “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “lá lánh đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Vì vậy mọi thành viên trong xã hội gắn bó và tính cộng đồng được nâng cao.Đặc biệt là giúp giáo dục trẻ em ngay từ khi cịn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thơng qua loại hình BHYT học sinh – sinh viên.

Thứ năm: BHYT làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua

hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị về y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở KCB một cách có hệ thống và hồn thiện hơn, giúp người dân đi KCB được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, các y, bác sỹ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với cơng việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong KCB.

Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân.

Thứ bảy: BHYT cịn góp phần đề phịng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo

phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở KCB BHYT kiểm tra sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho đại đa số những người tham gia BHYT, từ đó phát hiện kịp thời những bệnh hiểm nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, mà nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi đi bệnh viện, do đó mà coi thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Thứ tám: BHYT cịn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế, cụ thể: để có một lực

lượng lao động trong xã hội có thể lực và trí lực, khơng thể khơng chăm sóc bà mẹ và trẻ em, không thể để người lao động làm việc trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo,

môi trường ơ nhiễm… Vì thế việc chăm lo bảo vệ sức khỏe là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và cũng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Đồng thời để đảm bảo cho mọi người lao động khi ốm đau được KCB một cách thuận tiện, an tồn, chất lượng thì cần có mạng lưới y tế đa dạng và rộng khắp, có đội ngũ thầy thuốc giỏi và tận tâm với người bệnh, có cơ sở vật chất y tế đầy đủ, hiện đại… Thông qua BHYT, mạng lưới KCB sẽ được sắp xếp lại, sẽ khơng cịn phân tuyến theo địa giới hành chính một cách máy móc, mà phân theo tuyến kỹ thuật, đảm bảo thuận lợi cho người bệnh, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cơ sở điều trị có chất lượng phù hợp. BHYT ra đời địi hỏi người được sử dụng dịch vụ y tế và người cung cấp dịch vụ này phải biết rõ chi phí của một lần KCB đã hợp lý chưa, chi phí cho q trình vận hành bộ máy của khu vực KCB đã đảm bảo chưa, những chi phí đó phải được hạch tốn và quỹ bảo hiểm phải được trang trải, thơng qua đó địi hỏi cơ chế quản lý của ngành y tế phải đổi mới, để tạo ra chất lượng mới trong dịch vụ y tế phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước và định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tâm lý, nhận thức tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của hộ cận nghèo tại tỉnh bến tre (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)