CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ
5.2. Đề xuất ứng dụng kết quả vào thực tiễn
5.2.1. Yếu tố chi phí
Theo kết quả khảo sát thì yếu tố nhận thức về chi phí tác động đến ý định tham gia BHYT của hộ cận nghèo với hệ số β1=0,194. Đồng thời, theo báo cáo thực trạng thực hiện chương trình BHYT cho hộ cận nghèo tỉnh Bến Tre thì số lượng hộ cận nghèo tham gia chưa nhiều, do mức phí BHYT đóng thêm của hộ cận nghèo còn cao,
phương thức thanh toỏn chi phớ KCB chưa rừ ràng, quỹ KCB cho BHYT người nghốo và cận nghèo còn nhiều bất cập.
Bảng 5.1: GTTB của các thành phần yếu tố chi phí
Thành phần N GTNN GTLN GTTB
Chi phí y tế đang gia tăng nhanh chóng 295 1 5 3.94 Tôi thấy rất khó khăn để đáp ứng chi phí y tế
lớn bất ngờ
295 1 5 4.03
Tôi cho rằng tham gia BHYT người dân sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi khi khám và chữa bệnh.
295 1 5 3.93
Tôi cho rằng tham gia BHYT sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về chi phí cho người bệnh.
295 1 5 3.57
(Nguồn: Phụ lục 7) Theo bảng 5.1 thì hộ cận nghèo có ý định tham gia BHYT vì cảm thấy rất khó khăn để đáp ứng chi phí y tế lớn bất ngờ, mong đợi tham gia BHYT người dân sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi khi khám và chữa bệnh và cảm nhận rằng chi phí y tế đang gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, chương trình BHYT cho hộ cận nghèo phải cần đáp ứng những mong đợi của người tham gia bằng một số pháp sau:
Thứ nhất, cần xác định mức phí BHYT của hộ cận nghèotheo nguyên tắc phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội theo từng khu vực thành thị, nông thôn của từng địa phương, khả năng đóng góp của diện cận nghèo.
Thứ hai, cần xem xét phương thức thanh toán chi phí KCB giữa cơ quan BHXH và các bệnh viện, tránh việc đổ lỗi và hiểu không đúng các quy định của các cơ quan có thẩm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, tác động không tốt đến việc vận động tham gia BHYT của người dân. Đồng thời, cần xây dựng phương thức chi trả hợp lý hơn vì phương thức hiện nay đang áp dụng là dựa vào tổng chi phí điều trị, bị giới hạn bởi danh mục thuốc (do Bộ Y tế ban hành) và danh mục kỹ thuật cao được bảo hiểm chi trả. Đối tượng phải trả “đồng chi trả” giảm đi vì Chính phủ qui định.
Thứ ba, cần mở rộng quỹ KCB: Theo quy định, trường hợp quỹ KCB người nghèo, cận nghèo trong năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục
mua thẻ nhưng không có quy định nếu thiếu thì xử lý thế nào, trong khi thông thường người nghèo, cận nghèo ốm đi nằm viện thường có bệnh nặng, chi phí cao và điều trị dài ngày do đó thường bội chi quỹ BHYT. Như vậy, cần mở rộng quỹ KCB cho người nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, cần điều tiết kinh phí KCB giữa các huyện, thành phố, trạm y tế xã, phường bởi vì tình hình chi cho công tác KCB ở các nơi là khác nhau; việc điều tiết như vậy sẽ bù trừ, tương hỗ lẫn nhau giữa các huyện, thành phố nhằm tránh tình trạng bội chi quá lớn quỹ BHYT.
Thứ tư, cần có sự quản lý chặt chẽ quỹ BHYT, tránh lạm dụng quỹ. Có như vậy mới đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ KCB cho người nghèo, cận nghèo nhằm tập trung các nguồn lực thống nhất nhằm quản lý công tác KCB cho người nghèo đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ năm, cần điều chỉnh khung giá viện phí hợp lý vì khung giá viện phí hiện nay chưa được cập nhật đầy đủ để phản ánh tình hình lạm phát và những thay đổi khác như thay đổi về giá, về công nghệ y tế. Chính sách viện phí chưa đồng bộ với chính sách Bảo hiểm y tế là một nguyên nhân quan trọng khiến Quỹ bảo hiểm y tế ở một số nơi bị thâm hụt, ở một số nơi thì lại kết dư trong khi đó thì quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế lại chưa được đảm bảo đầy đủ. Do vậy cần phải xây dựng chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân nghèo và cận nghèo nhằm tạo cơ sở cho việc phát triển đồng bộ các chính sách tài chính y tế (viện phí, Bảo hiểm y tế, miễn giảm phí khám chữa bệnh cho người có thu nhập thấp,...) và huy động được sự đóng góp của những người có khả năng chi trả, giảm bớt sự bao cấp của Nhà nước cho những đối tượng này; ưu tiên dành kinh phí của Nhà nước cho chăm sóc sức khỏe cho người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội, đầu tư phát triển công nghệ y tế, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chẩn đoán, điều trị bệnh và tập trung cho y tế dự phòng.
Thứ sáu, cần huy động tài chính từ xã hội: Nguồn ngoài ngân sách Nhà nước huy động được sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực tài chính cho y tế, đồng thời tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh. Các giải pháp có thể thực hiện để huy động nguồn ngoài ngân sách Nhà nước là:
Phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập để huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và phát triển hệ thống y tế nhằm mở rộng khả năng phục vụ nhu
cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, tập trung nguồn lực còn hạn chế của ngân sách Nhà nước cho các hoạt động cần ưu tiên, trong đó có chăm sóc sức khỏe cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập phải đi đôi với việc xây dựng và thực hiện chặt chẽ các chính sách kiểm soát hoạt động của các cơ sở này để bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.
Vận động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động từ thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh hoặc hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người có thu nhập thấp.
Phát triển mạnh Bảo hiểm y tế cộng đồng dựa vào sự đóng góp của người tham gia Bảo hiểm y tế, có sự hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn tài trợ khác, khuyến khích tham gia các loại hình Bảo hiểm y tế tự nguyện.
Cuối cùng, Luật Bảo hiểm y tế đã quy định về mệnh giá và phương thức để người cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế.Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của mỗi địa phương. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thì các địa phương nên ban hành những chỉ thị, quyết định riêng cho phép các huyện, thị xã, thành phố chủ động áp dụng các phương thức và mệnh giá riêng tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của mỗi địa bàn.
5.2.3. Nâng cao niềm tin của người tham gia với BHYT
Bảng 5.2: GTTB của các thành phần yếu tố niềm tin
Thành phần N GTNN GTLN GTTB
Tôi tin rằng BHYT đem lại nhiều lợi ích 295 1 5 4.06 Tôi tin tưởng chất lượng về nguồn thuốc men
mà BHYT cung cấp.
295 1 5 4.03
Tôi tin tưởng chất lượng về khám chữa bệnh mà BHYT cung cấp.
295 1 5 3.98
Tôi cho rằng chính sách BHYT cung cấp cơ sở chăm sóc y tế dự phòng tốt hơn cho gia đình tôi.
295 1 5 4.04
Tôi cho rằng chính sách BHYT tạo một cảm giác an toàn về chăm sóc y tế đối với tôi và gia đình tôi.
295 1 5 4.04
Theo kết quả khảo sát thì yếu tố niềm tin tác động đến ý định tham gia BHYT của hộ cận nghèo với hệ số β2=0,264. Đồng thời, GTTB của từng thành phần của yếu tố niềm tin đều được người tham gia đánh giá cao. Tuy nhiên, yếu tố “chất lượng về khám chữa bệnh mà BHYT cung cấp” chưa được đánh giá cao. Như vậy, cần có giải pháp nhằm nâng cao niềm tin của đối tượng tham gia thông qua việc nâng cao chất lượng về khám chữa bệnh mà BHYT cung cấp bằng các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh: Trong thời gian tới cần tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị y tế thiết yếu cho các cơ sở KCB để đáp ứng tốt hơn yêu cầu KCB, tăng thêm sự tin tưởng, tính hấp dẫn và đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, hộ cận nghèo có thẻ BHYT khi đi KCB.
Nên và cần thiết đầu tư cung cấp các dịch vụ y tế thông thường, ít tốn kém để người nghèo, cận nghèo có thể được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Cần phân bổ sao cho công bằng giữa các xã, phường nhưng không vì thế mà cào bằng nơi khó khăn với nơi ít khó khăn.
Nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường đào tạo cán bộ y tế; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế để làm tốt công tác KCB cho nhân dân nói chung và cho người nghèo nói riêng, và cũng để trả lại giá trị đích thực tốt đẹp của chính sách BHYT.
Có chính sách khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần đối với cán bộ làm công tác y tế, bao gồm cả đội ngũ giám định viên để nâng cao chất lượng KCB, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, cận nghèo.
Thứ hai, ngành y tế cần tiếp tục tổ chức đưa KCB về tuyến cơ sở, giúp người nghèo, cận nghèo nhanh chóng tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ sở. Ngoài ra, cần đưa đội ngũ cán bộ y tế lưu động đi về vùng còn nghèo, tổ chức KCB miễn phí, điều động cán bộ hỗ trợ về chuyên môn, chuyển giao kỹthuật cho tuyến dưới nhằm giúp người nghèo, cận nghèo có thể được KCB hiệu quả ngay ở tuyến cơ sở. Sở Y tế và các cấp, các ngành có liên quan có sự quan tâm sát xao, phối hợp chặt chẽ. Cơ quan BHXH cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cùng Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện triển khai và hướng dẫn tổ chức công tác KCB cho người có thẻ BHYT tại trạm ytế xã. Tăng cường trang thiết bị thiết yếu cho các chuyên khoa tại trạm y tế xã để đáp ứng tốt hơn nhu cầu KCB, tăng thêm sự tin tưởng và tính hấp dẫn, sự tin tưởng và đảm bảo quyền
lợi cho người tham gia BHYT khi họ đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế xã. Đối với những xã có số lượng thẻ BHYT đăng ký ít, điều kiện tổ chức KCB tại từng xã gặp khó khăn, cần thực hiện giải pháp KCB cho người có thẻ BHYT tập trung theo cụm xã với bán kính khoảng 5 km để giảm bớt khó khăn vất vả cho người bệnh do phải đi lại nhiều. Trung tâm Y tế huyện có kế hoạch điều tiết phần kinh phí KCB giữa những trạm y tế xã có số lượng thẻ thấp với những trạm y tế xã có số lượng thẻ nhiều để các đơn vị cùng hoạt động KCB một cách ổn định. Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện KCB BHYT tại trạm y tế xã để có được định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển hoạt động KCB BHYT tại tuyến cơ sở mà cụ thể hơn là trạm y tế xã.
Cuối cùng, cần đầu tư kinh phí để phát triển y tế cơ sở: Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới y tế cơ sở, đưa dịch vụ y tế tới gần dân để tăng khả năng tiếp cận cả về địa lý và tài chính (giảm các chi phí gián tiếp) cho người có thu nhập thấp thì việc đầu tư nâng cấp, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh là hết sức quan trọng. Thực hiện chủ trương của Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong thời gian qua, Ngành y tế đã rất chú trọng đến việc nâng cấp các cơ sở y tế tuyến cơ sở thông qua các đề án Trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ cho hệ thống y tế tuyến huyện. Đồng thời tăng kinh phí để củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở với các nhiệm vụ cần được thực hiện là:
Các trạm y tế xã cần phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế, trạm y tế xã bảo đảm đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn đoán và xử trí các cấp cứu ban đầu tại trạm y tế xã, cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giải quyết về cơ bản các vấn đề sức khỏe ban đầu trong cộng đồng. 100% các xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh trên địa bàn, đủ trang thiết bị y tế theo danh mục và cơ cấu cán bộ hợp lý.
Cần đầu tư nâng cấp các bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh, ưu tiên cho các vùng nghèo, vùng khó khăn. Mỗi khu vực cụm dân cư huyện và liên huyện có bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực đạt tiêu chuẩn tối thiểu hạng III với các khoa chuyên ngành chủ yếu. Tùy theo nhu cầu cụ thể về khám, chữa bệnh của nhân dân trong khu vực mà thành lập các
khoa cần thiết và cân đối số giường giữa các khoa trong bệnh viện cho phù hợp với mô hình bệnh tật và đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân.
Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế. Ưu tiên đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y tá điều dưỡng để phổ cập trình độ trung học và cao hơn. Đào tạo cho cán bộ y tế xã thêm kiến thức về y học cổ truyền để làm kiêm nhiệm. Đào tạo theo hình thức cử tuyển hoặc chuyên tu cho các cán bộ y tế đang công tác tại y tế tuyến huyện và xã, ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đào tạo cho nhân viên y tế thôn, bản đạt trình độ từ sơ học trở lên.
5.2.3. Nâng cao sự hiểu biết của người về BHYT thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Theo kết quả khảo sát thì yếu tố truyền thông đóng vai trò quan trọng nhất tác động đến ý định tham gia BHYT của hộ cận nghèo với hệ số β4=0,321. Đồng thời, GTTB của từng thành phần của yếu tố truyền thông đều được người tham gia đánh giá không cao. Tức là, các chương trình tuyên truyền của cơ quan hữu quan về BHYT kém hiệu quả: chính sách tuyên truyền của Chính phủ không làm tăng nhận thức của xã hội về chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua BHYT, chương trình tuyên truyền không có tác động tích cực đến quyết định mua BHYT và chương trỡnh tuyờn truyền chưa cho người dõn thấy rừ ràng về chớnh sỏch, đối tượng của BHYT.
Bảng 5.3: GTTB của các thành phần yếu tố Công tác tuyên truyền của cơ quan hữu quan về BHYT
Thành phần N GTNN GTLN GTTB
Tôi cho rằng đề án của Chính phủ về BHYT cho hộ cận nghèo tạo động lực cho tôi để mua một chính sách bảo hiểm y tế.
295 1 5 3.62
Tôi cho rằng chính sách tuyên truyền của Chính phủ làm tăng nhận thức của xã hội về chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua BHYT.
295 1 5 3.30
Tôi cho rằng các chương trình tuyên truyền có tác
động tích cực đến quyết định mua BHYT. 295 1 5 3.20 Tụi cho rằng chương trỡnh tuyờn truyền chưa rừ
ràng về chính sách, đối tượng của BHYT. 295 1 5 3.45
Bảng 5.4: GTTB của các thành phần yếu tố hiểu biết của người dân về BHYT
Thành phần N GTNN GTLN GTTB
Tôi hiểu biết về mức hỗ trợ của Nhà nước để mua BHYT
295 1 5 2.65
Tôi hiểu chính sách BHYT của nhà nước cho hộ cận nghèo.
295 1 5 2.82
Tôi hiểu biết quy định về đối tượng thụ hưởng BHYT.
295 1 5 2.54
Tôi hiểu biết quy định về mức thụ hưởng BHYT. 295 1 5 2.98 (Nguồn: Phụ lục 7) Mỗi khi có chủ trương chính sách, chế độ mới về BHYT, cần những người làm CTTT nắm bắt nhanh chóng về thông tin, có hiểu biết cần thiết để kịp thời nắm bắt cho đúng, viết cho đúng về các chính sách BHYT mà Đảng và Nhà nước muốn triển khai.
Qua đẩy mạnh CTTT, người dõn hiểu rừ hơn, hiểu đỳng về chớnh sỏch BHYT, hiểu rừ tính nhân đạo, tính cộng đồng cũng như lợi ích của BHYT để từ đó tự nguyện tham gia các loại hình BHYT, một trong những loại hình đó là BHYT cho người nghèo, cận nghèo. Đồng thời, nhờ có CTTT mà có thể giải quyết được những vướng mắc ở tuyến cơ sở như vướng mắc trong khâu KCB, vướng mắc về trình độ, về thái độ phục vụ của đội ngũ cỏn bộ y tế từ đú hiểu rừ thờm tõm tư, nguyện vọng của người dõn. Đẩy mạnh CTTT giúp người tham gia BHYT và cơ quan BHYT gần gũi hơn. Chính sự yếu kém trong công tác tuyên truyền nên sự hiểu biết của người dân về BHYT rất thấp. Theo kết quả khảo sát thì GTTB của các thành phần của yếu tố hiểu biết của người dân về BHYT đều nhỏ hơn 3. Như vậy, cần có giải pháp truyền thông hữu hiệu nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về BHYT bằng các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ở tất cả các cấp, bằng nhiều hình thức hợp lý, nội dung thiết thực, chú trọng công tác tuyên truyền miệng, nêu các điển hình về tổ chức thực hiện và các trường hợp có chi phí KCB lớn, mắc bệnh nặng được BHYT thanh toán trả thay đã giúp gia đình thoát nghèo...
Thứ hai, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan thông tin có kế hoạch tuyên truyền chế độ chính sách BHYT.