Một số kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại tại công ty cổ phần phân phối mê linh (Trang 67 - 72)

2.5.1. Một số kết luận

Qua q trình điều tra, nghiên cứu về cơng tác đào tạo NVBH tại Siêu thị Mê Linh Plaza, luận văn đã đi vào tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động KD, công tác nhân sự và đào tạo NVBH của siêu thị, từ đó rút ra được một số kết luận sau:

- Siêu thị có cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động khá bài bản, mỗi chức danh, vị trí cơng việc được hệ thống phân công cụ thể qua phân tích cơng việc và bản mô tả cơng việc. Tuy nhiên để thích ứng với mơi trường KD trong xu hướng hội nhập quốc tế, Siêu thị đã thực hiện thay đổi cơ cấu, mơ hình tổ chức nhưng đơi khi vẫn chưa đáp ứng được u cầu là có một mơ hình tổ chức năng động, linh loạt.

- Hoạt động KD của siêu thị trong 2 năm 2006 - 2007 khá thuận lợi và phát triển, nhưng đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, siêu thị đã gặp phải những khó khăn nhất định. Doanh thu đạt được chỉ bằng 70,9% so với năm 2007. Trong bối cảnh cạnh tranh khó khăn đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo NVBH tại siêu thị mang tính cấp thiết hơn lúc nào khác. Vì NVBH là người trực tiếp làm ra doanh thu cho siêu thị.

- Trong công tác nhân sự, siêu thị tồn tại hiện tượng nghỉ việc của NV, NV làm việc trong siêu thị được một thời gian thì xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác sang DN khác, trong đó đối tượng là NVBH chiếm đa số. Hiện tượng này gây ra những khó khăn nhất định trong công tác nhân sự của siêu thị, siêu thị phải thực hiện công tác tuyển dụng thường xuyên để đảm bảo số lượng NV trong siêu thị dẫn đến vấn đề gia tăng chi phí tuyển dụng và vấn đề chất lượng nhân sự.

- Ngoài ra, công tác đánh giá nhân sự của siêu thị cần phải quan tâm hơn nữa. Hiện nay, công tác này ở siêu thị được thực hiện theo quý, các trưởng bộ phận sẽ thực hiện đánh giá NV của mình thơng qua phiếu đánh giá. Hệ thống đánh giá chưa hoàn chỉnh nên chưa thể đánh giá chính xác được nhân sự, hơn nữa đây lại là một vấn đề khá nhạy cảm bởi nhà quản lý thường thấy e ngại khi đưa ra kết quả đánh giá còn NV cũng chẳng mấy vui vẻ khi đón nhận chúng.

2.5.2. Ưu điểm và hạn chế trong công tác đào tạo nhân viên bán hàng của siêu thị Mê Linh Plaza

2.5.2.1. Ưu điểm trong công tác đào tạo nhân viên bán hàng của Siêu thị Mê Linh Plaza.

Nhìn chung, cơng tác đào tạo NVBH đã đáp ứng được một số yêu cầu của siêu thị. Siêu thị đã nắm bắt được tầm quan trọng của công tác này và triển khai thực hiện khá bài bản.

- Về cơng tác tổ chức, kiểm sốt đào tạo: Siêu thị tiến hành tổ chức đào tạo NVBH dựa trên việc xây dựng một kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh. Quá trình tiến hành này theo các bước rất tuần tự và chặt chẽ.

- Về nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo NVBH của siêu thị rất phù hợp. Đào tạo đã tập trung vào những kiến thức, kỹ năng chính đó là: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng bán hàng, Kiến thức về sản phẩm. Đây là những kỹ năng tối thiểu và rất cần thiết đối với một người NVBH.

- Về phương pháp đào tạo: Siêu thị cũng đã sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau đối với những đối tượng đào tạo khác nhau. Phương pháp đào tạo tại phòng học được áp dụng với tất cả NVBH của công ty, phương pháp đào tạo tại chỗ thường được áp dụng với NVBH mới.

2.5.2.2. Hạn chế trong công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại Siêu thị Mê Linh Plaza.

Mặc dù công tác đào tạo NVBH đã đáp ứng được một số yêu cầu của siêu thị nhưng cơng tác này vẫn cịn tồn tại một số hạn chế:

- Về xác định nhu cầu đào tạo: Quy trình xác định nhu cầu đào tạo tại siêu thị có thể gây ra sự thiếu sót, khơng phù hợp trên thực tế. Chính điều này gây ra lãng phí ngân sách đào tạo và năng lực NVBH tại siêu thị.

- Về xác lập mục tiêu và đối tượng đào tạo: Trên thực tế, vì chưa làm tốt cơng tác xác định nhu cầu đào tạo, siêu thị tiến hành đào tạo bắt buộc đối với tất cả NVBH đầu năm nên việc xác lập mục tiêu đào tạo chỉ dừng lại ở mục tiêu chung, chưa có mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, và gây lãng phí chi phí đào tạo.

- Về nội dung đào tạo: Hiện nay, NVBH tại siêu thị mới chỉ được đào tạo 3 kiến thức kỹ năng chính, trong khi đó thực tế nhu cầu đào tạo các nội dung cần thiết khác của NVBH khá cao.

- Về đánh giá hiệu quả đào tạo: Việc đánh giá hiệu quả đào tạo thường chỉ được tiến hành trong q trình làm việc sau khóa học. Chính vì vậy, nhiều khi đánh giá khơng phản ánh chính xác lợi ích của đào tạo NVBH đem lại cho siêu thị.

- Về sử dụng kết quả đào tạo: Kết quả đào tạo sẽ là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, đãi ngộ và phát triển sau đào tạo. Nhưng hiện tại, mọi đối tượng NVBH tại siêu thị được đào tạo vẫn chỉ tiếp tục thực hiện cơng việc của mình.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Siêu thị có một quy trình xác định nhu cầu đào tạo khá đơn giản. Nhu cầu đào tạo chỉ được xác định dựa trên nhu cầu đào tạo phát triển nhân sự chung và nhu cầu đào tạo NVBH. Hơn nữa, công tác đánh giá, phân loại NVBH để xác định nhu cầu đào tạo chưa được thực hiện một cách bài bản nên việc xác định nhu cầu vẫn dựa trên tổng quan là chủ yếu.

- Đào tạo và mục tiêu đào tạo tại siêu thị vẫn chưa được phân theo đối tượng cụ thể như NVBH mới, NVBH kém năng lực, NVBH có năng lực…để từ đó xác định phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng.

- Qua kết quả điều tra, có thể thấy được nhu cầu đào tạo và mức độ quan trọng một số kiến thức, kỹ năng như: kiến thức về đối thủ cạnh tranh; kỹ năng giải quyết xung đột ; họp nhóm kinh doanh; tiếng Anh…tại siêu thị là khá cao, tuy nhiên những nội dung này chưa được đào tạo tại siêu thị vì phân bố ngân sách cho đào tạo còn hạn hẹp.

- Siêu thị vẫn chưa có những phương pháp đánh giá trong và ngay sau quá trình đào tạo. Đánh giá thường dựa chủ yếu vào sự thay đổi trong tác phong làm việc, thành tích, kết quả bán hàng nên kết quả đào tạo chưa được đánh giá chính xác và đầy đủ.

- Việc sử dụng kết quả sau đào tạo chưa được quan tâm đúng mức ở siêu thị. Vì chưa có kế hoạch nhân sự chi tiết về dài hạn siêu thị vẫn chưa xét đến phát triển đào tạo nâng cao như đào tạo nâng bậc, đào tạo NVBH tiên tiến…

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Thị trường vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất ở Việt Nam chưa được quy hoạch tổng thể, vẫn cịn mang tính tự phát và nhỏ lẻ.

- Nhà nước và các cơ quan chức năng chưa sát sao trong công tác thanh kiểm tra ngành phân phối vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất nên vẫn cịn những tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc trơi nổi trên thị trường.

- Hơn nữa, vì vị trí xa trung tâm nên điều kiện tiếp xúc với đào tạo của cơng ty gặp nhiều khó khăn, số lượng KH của siêu thị bị hạn chế một phần nào đó. Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ DN đào tạo nhân viên của mình cịn hạn chế…

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN VỚI VĂN MINH THƢƠNG MẠI TẠI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SIÊU THỊ MÊ LINH (CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI MÊ LINH).

Một phần của tài liệu đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại tại công ty cổ phần phân phối mê linh (Trang 67 - 72)