A. terreusHtech
3.6 Nghiên cứu “Lên men đồng thời” chuyển hóa rơm rạ thành etanol
3.6.1 Kết quả lựa chọn các chủng nấm men cho phương pháp lên men
đồng thời
Với mục đích lựa chọn các chủng nấm men hoạt động có hiệu lực cao tại một vùng nhiệt độ nhƣng tối ƣu cho cả giai đoạn “Đƣờng hóa” và “Lên men etanol” cho mục đích lên men đồng thời, chúng tơi tiến hành lên men ở hai nhiệt độ 37ºС và 45ºС trong 24 giờ ở рН = 5,0 với nồng độ glucose ban đầu trong dịch thủy phân rơm bằng enzyme là 19,7 g/l. Kết quả so sánh đƣợc ghi trong bảng 3.21.
Bảng 3.17 Kết quả chuyển hóa dịch thủy phân rơm thành etanol khi sử dụng các tế bào nấm men cố định ở 37ºС và 45ºС.
Các chủng nấm men cố định Etanol, g/l Hiệu suất, % 37ºС 45ºС 37ºС 45ºС
Candida sp. 9,1 6,3 89,0 61,6
S. cerevisiae V7028 8,9 5,9 87,04 57,7
S. cerevisiae Т2 10,1 6,7 98,8 65,6
Klyuveromyces marxianus 8,0 1,8 78,3 17,6
Từ các kết quả trên cho thấy,
- Ở nhiệt độ thấp 37ºС, các chủng nấm men chịu nhiệt (Candida sp. và
Saccharomyces cerevisiae) và ƣa ấm (Klyuveromyces marxianu) cố định trong PVA
đều thể hiện hoạt tính trao đổi chất cao gần tƣơng tự nhƣ nhau. Nồng độ etanol đạt 8,0- 10,1 g/l, có hiệu suất so với lý thuyết đạt 78-98 %.
- Ở nhiệt độ cao hơn 45ºС, các chủng nấm men chịu nhiệt vẫn thể hiện hoạt tính trao đổi chất cao, đạt nồng độ etanol và hiệu suất là Candida sp. (6,3g/l; 61,6%), Saccharomyces cerevisiae Т2 (6,7g/l; 65,6%). Trong khi đó, chủng ƣa ấm
Klyuveromyces marxianus có hoạt tính trao đổi chất thấp, đạt nồng độ etanol 1,8 g/l
và hiệu suất 17,6 %.
Nhƣ vậy, các chủng nấm men chịu nhiệt đáp ứng đƣợc yêu cầu tại nhiệt độ cao (45ºС) vẫn đảm bảo cho cả hai q trình “Đƣờng hóa” và “Lên men ethanol” có hiệu quả. Vì vậy, chúng tơi sử dụng hai chủng nấm men chịu nhiệt Candida sp. và
Saccharomyces cerevisiae Т2 cho mục đích SSF.