KHÁI QUÁT VỀ CÂY GỪNG LÔNG HUNG (ZINGIBER

Một phần của tài liệu nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học trong một số loài cây thuộc chi gừng (Trang 35 - 37)

GAGN.).

1.2.1. Xuất xứ.

Cây Gừng lông hung đƣợc phát hiện lần đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1903 bởi nhà thực vật học nổi tiếng Gagnep. Ông đã phân loại và đặt cho nó tên là Zingiber rufopilosum Gagn. và cơng bố trong tạp chí Bull. Soc. Bot. Fr. 1903; 49; 249. Nó là một trong 12 loại gừng (gingiber) có ở Việt nam (www getamaszet.com./secoinbio) và là một trong khoảng 150 loại gừng có trong khắp toàn cầu (wikimedia 2011).

Gừng lông hung (Z.rufopilosum Gagn.), thuộc chi Gừng (Zingiber), họ

Gừng (Zingiberaceae) là loài cây đặc hiệu của Việt Nam và đã đƣợc ghi vào danh mục nguồn gen cây trồng quí hiếm cần đƣợc bảo tồn ban hành theo quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

1.2.2. Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo, cao 1-1,3 m; thân rễ bò. Lá rất sát nhau; phiến lá dạng dải, cỡ 15-20 x 2-3 cm, có lơng hung đỏ ở mép phiến lá, bẹ có sọc, nhiều lơng hung sát vào nhau. Cụm hoa ở ngọn thân có lá, hình nón, cỡ 5-6 x 2,5-3 cm, đầu nhọn. Các lá bắc gần tròn, lợp dày lên nhau, những cái phía dƣới rộng hơn, đƣờng kính tới 2 cm, có lơng ở gốc và ở mép, những chỗ khác nhẵn. Phần dƣới đài dạng ống; phần trên mở rộng ra thành dạng mo, phía đầu cụt, khơng răng. Tràng màu vàng, có phần dƣới dạng ống; phần trên chia thành 3 thùy, các thùy bằng nhau. Bao phấn 2 ô, dài hơn phần phụ trung đới kéo dài. Cánh mơi hình bầu dục dài, đầu xẻ 2, có vân màu nâu, dài hơn nhị lép 2 lần; nhị lép (hay thùy bên của cánh mơi) hẹp, gần nhƣ hình dải,

27

gắn sát gốc cánh môi. Bầu nhẵn. Vịi nhụy lép hình dùi. Quả nang, vỏ mỏng, hạt 1- 4, hình gần trịn, đƣợc bao bằng áo hạt; áo hạt chia thùy. [7]

1.2.3. phân bố và ứng dụng

Cho đến nay ngƣời ta đã nuôi trồng cây Gừng lông hung (Zingiber

rufopilosum Gagn.) ở miền Bắc Việt nam mà chủ yếu là các tỉnh ở Phú Thọ (Xuân

Sơn), Tuyên Quang (Na Hang), Hồ Bình (Mai Châu), Hà Nội (Ba Vì).

Nhân dân trồng Gừng lông hung để làm thuốc và dân gian sử dụng củ (thân rễ) cây Gừng lông hung để chữa các bệnh về đƣờng ruột nhƣ đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, cảm cúm và ngâm rƣợu xoa bóp khi đau nhức các khớp xƣơng.

Hình 1.1. Thân rễ Gừng Lơng Hung (Zingiber rufopilosum Gagn.)

28

1.2.4. Các nghiên cứu hoá học và hoạt chất sinh học của cây gừng lơng hung (Z.

rufopilosum Gagn.)

Nhƣ trên đã trình bày Gừng lông hung là cây đặc hữu của Việt nam chƣa tìm thấy ở các nƣớc khác trên thế giới, đó có thể là lí do cho sự thiếu vắng các nghiên cứu về cây này công bố trên các tạp chí thế giới.

Mặc dù đƣợc phát hiện từ năm 1903 nhƣng Gừng lông hung vẫn là cây q hiếm rất khó tìm kiếm và thu mua, đó có thể là lí do cho đến nay hầu nhƣ chƣa có cơng trình khoa học nào cơng bố về kết quả nghiên cứu của cây Gừng lông hung trên các tạp trí trong nƣớc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học trong một số loài cây thuộc chi gừng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)