Đời sống vật chất và tinh thần

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ giáo viên môn lịch sử trường phổ thông trung học khu vực miền đông nam bộ (Trang 43 - 160)

Một đặc điểm lớn của đội ngũ giáo viên dạy sử khu vực miền Đông Nam Độ là một số lƣợng lớn các thầy cô giáo sống ở thành phố thị xã (59,10%), số thầy cô công tác ở vùng núi và trung du chiếm 19,40%, số thầy cô công tác ở miền núi và hải đảo chỉ chiếm 1,79%, còn lại công tác ở vùng nông thôn đồng bằng.

Miền Đông Nam Bộ, nhƣ chúng ta đã biết, là một vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, vì vậy điều kiện sống của đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên lịch sử nói riêng không đến nỗi quá khó khăn nhƣ vùng Tây Nguyên hay miền Tây Nam Bộ. Những sinh hoạt văn hóa tỉnh thần, thông tin về cơ bản là đáp ứng đƣợc nhu cầu, nhất là ở các thành phố nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. Phần lớn các thầy cô đều yêu thích bộ môn mà mình đảm nhận, say mê với nghề, đƣợc làm đúng ngành nghề mà mình đƣợc đào tạo và yêu thích đó là một sự thanh thản về mặt tinh thần to lớn mà các thầy cô có đƣợc.

Tuy nhiên bên cạnh nhu cầu về đời sống tinh thần thì nhu cầu về đời sống vật chất của các thầy cô cũng rất cấp thiết.

43 Gia đình giúp

đỡ Không ghi

8% 1%

Hình 15: Các nguồn thu nhập

Các thầy còn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống vật chất. Hiện nay có khoảng 30,44% số thầy cô đƣợc hỏi chƣa lập gia đình riêng, số thầy cô đã lập gia đình thì phần lớn có từ 1 - 2 con (chiếm 57,91%), số thầy cô giáo có từ 3 - 4 con chiếm 6,56%, thậm chí cá biệt, có thầy cô có từ 5 con trở lên, chiếm 0,29%.

Trong lúc đó các thầy cô sống chủ yếu là nhờ vào đồng lƣơng ít ỏi của nhà nƣớc trả (75,82%), 15,52% số thầy cô phải tìm thêm thu nhập khác, đặc biệt có 8,05% phải sống dựa vào sự giúp đỡ của gia đình.

44

Nhà riêng Nhà tập thể Thuê nhà, ở nhờ

Hình 16: Tình trạng nhà ở

Theo đánh giá của các chuyên viên môn lịch sử ở các sở Giáo dục - Đào tạo và hiệu trƣởng các trƣờng phổ thông trung học thì chính các thầy cô còn sống độc thân là gặp khó khăn nhiều nhất. Số này đa số là vừa mới ra trƣờng, lƣơng còn thấp, chƣa có trình độ và quan hệ để có thể tìm chỗ dạy thêm ở bên ngoài hoặc kiếm những việc làm khác.

Hình 17: Tình trạng hôn nhân

Về điều kiện sống và đi lại, có trên một nửa các thầy cô có nhà riêng, chiếm 56,71%, 13,73% còn ở nhà tập thể và 29,25%

45

còn phải ở nhờ gia đình hoặc phải thuê nhà. Nhƣ vậy số thầy cô chƣa có nhà riêng chiếm 42,95%.

Phƣơng tiện đi lại có khá hơn : 76,71% số thầy cô đi lại bằng xe máy, chỉ còn 19,40% là chƣa có điều kiện mua xe máy còn phải đi lại bằng xe đạp, trong điều kiện hiện nay việc mua sắm xe máy không còn quá khó đối với mọi ngƣời dân làm các ngành nghề khác, nhất là khi xe máy Trung Quốc đƣợc ồ ạt nhập vào Việt Nam

Otô

Xe đạp 0%

Hình 18: Phƣơng tiện đi lại

Đời sống khó khăn thì đã rõ, để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình, các thầy cô ngoài công tác ở trƣờng buộc phải bƣơn chải kiếm việc làm để tăng thu nhập. So với các môn Toán, Lý, Hóa, thì việc làm thêm đúng nghề nghiệp của các thầy cô dạy sử là một thách đố, trừ một số thầy ở các thành phố lớn có hệ thống các trƣờng bán công dân lập thu hút thầy cô tham gia giảng dạy, một số ít tham gia luyện thi đại học. Tuy nhiên không phải ai cũng đƣợc mời tham gia giảng dạy vì thế chỉ một bộ phận thầy cô tìm việc làm thêm gắn với chuyên môn, có đến 43,57% có công việc làm thêm rất ít hoặc hoàn toàn không gắn gì với chuyên môn của mình, và nhƣ vậy gần một nửa số thầy cô phải lao tâm tổn lực vì công cuộc mƣu sinh mà chắc

46

chắn không giúp gì thêm cho công việc bồi dƣỡng chuyên môn và nâng cao trình độ. Chúng ta không trách các thầy cô bởi một khi các thầy cô không sống đƣợc bằng chính nghề nghiệp của mình trong lúc sự thúc bách phải duy trì cuộc sống của một gia đình, vì sự trƣởng thành của con cái. Đây là vấn đề đặt ra cho không chỉ riêng đội ngũ giáo viên dạy sử.

47

CHƢƠNG III: GIÁO VIÊN LỊCH SỬ VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG

I. Về vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử và người dạy sử

Tiếp xúc với các thầy cô giáo dạy sử chúng ta mới thấu hiểu những tâm tƣ nguyện vọng của họ. Trong tình hình thực tế hiện nay khi mà sự khó khăn vế kinh tế đang buộc các thầy cô phải bƣơn chải để mƣu sinh, khi môn Lịch sử chƣa đƣợc đặt đúng vị trí của nó, điều đáng mừng là các thầy cô chúng ta không bị nguội lạnh nhiệt tình nghề nghiệp, không tự cho mình đứng ngoài cuộc. Những lời góp ý bức xúc của các thầy cô giáo chứng tỏ những tấm lòng đầy tâm huyết với nghề nghiệp, những mong muốn cháy bỏng mong tình hình giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng ngày càng đƣợc cải thiện tốt hơn. Các thầy cô không thờ ơ trƣớc tất cả những vấn đề từ vị trí vai trò của bộ môn lịch sử, chƣơng trình, sách giáo khoa, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập, bồi dƣỡng thƣờng xuyên đến đời sống vật chất và tinh thần.

Là những ngƣời giảng dạy lịch sử, hơn ai hết các thầy cô rất bức xúc khi vị trí vai trò của bộ môn lịch sử không đƣợc coi trọng. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời, cha ông ta đã lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Và cũng chính nhân dân ta ngay từ xa xƣa đã rất coi trọng lịch sử, lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại cỏ nhiều yếu tố tri thức lịch sử phản ánh nhiều sự kiện lịch sử lớn trong công cuộc giữ nƣớc và dựng nƣớc của dân tộc.

Sau khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc, trong nền giáo dục dân tộc, lịch sử giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy học, thi cử để tuyển chọn nhân tài. Nhiều nhà sử học

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và tác phẩm sử học xuất hiện với mục đích "ôn cố trí tân" có tác dụng to lớn trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những ngƣời yêu nƣớc.

Khi thực dân Pháp xâm chiếm và thống trị nƣớc ta, với mục đích hình thành một nền giáo dục ngu dân, chúng đã biến lịch sử thành một công cụ thống trị. Bên cạnh đó, trong phong trào giải phóng dân tộc, lịch sử đƣợc xem nhƣ một vũ khí đấu tranh sắc bén của các nhà yêu nƣớc Việt Nam để khơi dậy lòng yêu nƣớc, ý chí đấu tranh chống xâm lƣợc.

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một mẫu mực trong việc để cao vai trò lịch sử và sử dụng lịch sử nhƣ là một phƣơng tiện để tuyên truyền trong quá trình hoạt động cách mạng. Ngƣời viết lịch sử nƣớc nhà và trực tiếp giảng dạy lịch sử trong các lớp huấn luyện chõ các thanh niên yêu nƣớc ỏ Quảng Châu Trung Quốc. Trong tác phẩm Lịch sử nƣớc ta in năm 1942, Ngƣời kêu gọi:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tƣờng gốc tích nƣớc nhà Việt Nam"

Vì lịch sử không chỉ có tác dụng quan trọng trong việc trang bị những hiểu biết trí thức vế quá trình phát triển của nhân loại mà còn có tác dụng giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm cho học sinh. So với các môn học khác, lịch sử có ƣu thế trong việc giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức. Những sự kiện và nhân vật lịch sử có sức thuyết phục làm lay động mạnh mẽ tình cảm các thế hệ trẻ. Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn bồi dƣỡng cho các em biết yêu quý lao động, yêu cái đẹp, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Nhiều thầy cô có ý kiến bức xúc về việc coi nhẹ môn lịch sử ở trƣờng phổ thông. Tự bao giờ môn lịch sử bị coi là môn phụ sau những môn toán, văn, lý, hóa. Có một thời kỳ dài môn Sử không đƣợc xếp vào các môn thi tốt nghiệp vì vậy cứ đến cuối cấp thì môn sử lại bị cắt xén thời gian để dành cho các môn thỉ tốt nghiệp. Nếu có một trƣờng nào đó quan tâm đến môn sử, có thể đƣợc đầu tƣ

49

thời gian nhiều hơn nhƣng trong suy nghĩ của những ngƣời quản lý là để "gỡ điểm" cho các môn khác chứ chƣa thật sự đặt môn lịch sử ngang hàng với các môn khác. Có trƣờng trung học phổ thông khi trao giải thƣởng cho những giáo viên có thành tích trong việc bồi dƣỡng học sinh giỏi đạt các giải cao trong các kì thi Olimpia, hay học sinh giỏi toàn quốc đã đặt phần thƣởng cho các thầy cô dạy khoa học xã hội, trong đó có môn lịch sử chỉ bằng một nửa phần thƣởng cho các thầy cô dạy khoa học tự nhiên mặc dù giải thƣởng của học sinh giành đƣợc nhƣ nhau.

Từ quan niệm về môn học nhƣ vậy, những ngƣời dạy sử cũng không đƣợc tôn trọng. Sự thiếu tôn trọng này tồn tại ngay trong ý thức của lãnh đạo của một số trƣờng phổ thông và ngay trong một số đồng nghiệp trong trƣờng. Nhiều thầy cô bức xúc về việc đánh giá thiếu công bằng giữa giáo viên dạy sử với giáo viên các môn khác trong việc cân nhắc, đề bạt hay trong bình xét các danh hiệu thi đua. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm tƣ tình cảm và chất lƣợng dạy học của thầy giáo và học sinh. Khi đƣợc hỏi về những nguyên nhân giảm sút chất lƣợng dạy học lịch sử, ngoài những nguyên nhân khách quan, có 41,19% các thầy cô cho rằng do môn sử chƣa đƣợc xã hội coi trọng. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân làm cho các thầy cô giáo dạy sử buồn lòng nhất.

Rất nhiều phiếu hỏi đã hết sức bức xúc về vấn đề trên.

II. Về nội dung chương trình, sách giáo khoa

Về nội dung chƣơng trình môn lịch sử, qua nhiều lần thay đổi, đến năm 1978 chƣơng trình môn lịch sử phổ thông đã đƣợc thống nhất trong cả nƣớc. Về cấu trúc chƣơng trình không có nhiều thay đổi so với chƣơng trình miền Bắc trƣớc đó nhƣng trong việc lựa chọn trình bày nội dung và xác định mức độ của nội dung có những thay đổi đáng kể nhằm cập nhật với sự phát triển của sử học và mang tính khả thi. Tuy nhiên mãi đến năm 1980 chƣơng trình cải cách môn Sử mới đƣợc hoàn thiện và

50

đƣợc đƣa vào giảng dạy từ năm 1981. Qua nhiều cuộc hội thảo, tổng kết rút kinh nghiệm và qua thực tiễn xây dựng chƣơng trình chúng ta đã thống nhất xác định các nguyên tắc xây dựng chƣơng trình "hiện đại, cơ bản và Việt Nam". Việc xác định nhƣ vậy là phƣơng hƣớng để xây dựng chƣơng trình có những sát hợp hơn, khắc phục đƣợc những hạn chế trong các chƣơng trình trƣớc đây.

Tuy nhiên Chƣơng trình lịch sử phổ thông trung học vẫn có nhiều điểm bất hợp lý. Về thời lƣợng, bố trí cho lịch sử lớp 10 và lớp 11 mỗi tuần 1 tiết là quá ít, không thể chuyển tải hết nội dung cơ bản nhất đến cho học sinh, chƣa nói đến việc tiến hành phát triển tƣ duy và thực hiện chức năng giáo dục. Có những bài, những chƣơng với dung lƣợng kiến thức quá lớn mà chỉ gói gọn trong 1 tiết học. Giáo viên phải chạy đua với thời gian thì mới có thể hoàn thành tiết dạy, không có điều kiện để thực hiện các chức năng giáo dục khác.

Về tính hệ thống của chƣơng trình có sự mất cân đối lớn trong việc trình bày tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.

Trong tổng số 132 tiết sử của chƣơng trình PTTH đƣợc phân bố nhƣ sau : - Lịch sử thế giới:

Lớp 10: 33 tiết (trong đó có 6 tiết ôn tập và kiểm tra) Lớp 11: 21 tiết (trong đó có 3 tiết ôn tập và kiểm tra)

Lớp 12: 20 tiết (trong đó có 1 tiết kiểm tra)

Tổng cộng 74 tiết, trong đó có 10 tiết kiểm tra còn lại 64 tiết thực dạy. - Lịch sử Việt Nam:

Lớp 10: Không có.

Lớp 11: 12 tiết (có 4 tiết ôn tập và kiểm tra)

51

Tổng cộng có 58 tiết trừ 9 tiết ôn tập và kiểm tra còn lại 49 tiết thực dạy.

Theo quan điểm của các nhà xây dựng chƣơng trình cẩn nhấn mạnh "hiện đại, cơ bản, Việt Nam" điều đó có nghĩa là giành cho lịch sử Việt Nam vị trí chủ yếu trong chƣơng trình, một lƣợng thời gian cần thiết để giúp học sinh học sâu, hiểu kỹ về những bƣớc đi chính của lịch sử dân tộc. Căn cứ vào số tiết thực dạy mà chúng tôi đã thống kê ở trên thì có sự mất cân đối không chỉ giữa tỉ lệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (64/49 ), mà các giai đoạn trong lịch sử dân tộc cũng đã có sự mất cân đối lớn. Phần lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ XX khoảng 3000 năm chỉ đƣợc phân bố trong 8 tiết . Còn thời kỳ từ năm 1919 đến 1991 thì đƣợc bố trí thực dạy là 41 tiết. Với số tiết nhƣ vậy cho một thời kì dài (non một thế kỉ) thực ra cũng chƣa phải nhiều nhặn gì nhƣng rõ ràng so với các giai đoạn trƣớc là có sự mất cân đối rất lớn giữa các giai đoạn trong lịch sử dân tộc. Dù sự phân bố chƣơng trình có sự bất hợp lý nhƣ trên là có lý do của nó tức là có sự liên thông giữa cấp PTCS và PTTH theo nguyên tắc đồng tâm, nhƣng với lứa tuổi PTCS, các em còn quá nhỏ để ghi nhớ lịch sử dân tộc từ thời nguyên thủy đến đầu thế kỷ XX. Vì vậy đến khi lên đến PTTH thì kiến thức lịch sử thời kỳ này đƣợc học ở cấp THCS gần nhƣ bằng không.

Về nội dung, chƣơng trình lịch sử PTTH còn nặng về trình bày lịch sử chính trị và lịch sử quân sự mà còn coi nhẹ về lịch sử kinh tế, văn hóa. Bảng thống kê sau đây chứng tỏ điều đó:(4) Lớp Tổng số bài CT - QS Các loại bài KT - KT Văn hóa 10 23 19 2 2 11 23 19 1 4 12 tập 1 20 17 3 0 12 tập 2 18 17 1 0

52

Về sách giáo khoa lịch sử, là ngƣời trực tiếp đứng lớp, tiếp xúc hàng ngày với sách giáo khoa các thầy cô giáo dạy sử đã có những ý kiến nhận xét rất xác đáng về những ƣu điểm và hạn chế của sách giáo khoa. Đa số các ý kiến của các thầy cô giáo đều thống nhất cho rằng bên cạnh những ƣu điểm đáng ghi nhận thì sách giáo khoa cải cách còn có nhiều hạn chế cần thay đổi và sửa chữa.

Về mặt hình thức còn đơn giản, in trên giấy xấu không đẹp và thiếu hấp dẫn, phần lớn là kênh chữ, kênh hình ít, in đen trắng nên không hấp dẫn, kém thu hút sự chú ý của học sinh. Nên chăng, cần in sách lịch sử trên giấy đẹp, đóng bìa cứng, hình ảnh phong phú. Có thể có hai loại giá để tùy theo khả năng kinh tế của mình mà học sinh tự quyết định lựa chọn việc mua loại nào.

Về nội dung, sách giáo khoa chủ yếu chuyển tải nội dung thông qua kênh chữ. Những nội dung dựa vào sách giáo khoa còn khó hiểu, nặng nề tính hàn lâm, những khái niệm trừu tƣợng chƣa đảm bảo tính đối tƣợng của từng cấp học, lớp học. Nội dung trình bày chủ yếu tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ giáo viên môn lịch sử trường phổ thông trung học khu vực miền đông nam bộ (Trang 43 - 160)