Trình độ và năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ giáo viên môn lịch sử trường phổ thông trung học khu vực miền đông nam bộ (Trang 35 - 160)

1. Năng lực chuyên môn

Đánh giá về trình độ và năng lực giảng dạy là một vấn đề rất khó và tế nhị. Tuy nhiên đây là một nội dung quan trọng của đề tài mà nhóm nghiên cứu chúng tôi hƣớng tới. Chúng tôi đã dành hơn một nữa số câu hỏi trong tổng số tất cả 35 câu hỏi điều tra để tìm hiểu vấn đề này. Với một số lƣợng câu hỏi nhƣ vậy các thầy cô giáo sẽ có cơ hội nhiều nhất để "bộc bạch" tâm tƣ và khả năng của mình, cho phép chúng ta nắm đƣợc về cơ bản trình độ chuyên môn và khả năng hành nghề của họ. Chúng tôi cũng trực tiếp dự giờ giảng, trao đổi trò chuyện với các thầy cô về chuyên môn và các vấn đề khác, những đánh giá của các chuyên viên môn lịch sử của các sở giáo dục đào tạo, đánh giá của ban giám hiệu nơi trực tiếp quản lý giáo viên và kết quả đánh giá phân loại giáo viên hàng năm hoặc qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi.

Năng lực và trình độ chuyên môn ở đây cũng có thể khu biệt thành hai mảng năng lực chính :

35

1 .Trình độ nắm vững tri thức lịch sử, sự kiện khái niệm, quy luật lịch sử và những tri thức bổ trợ liên ngành khác.

2.Trình độ năng lực thể hiện trong việc truyền thụ những hiểu biết của mình cho học sinh. Đấy chính là kỹ năng hành nghề dạy học. Ngoài những kiến thức về tâm lý giáo dục, ngƣời giáo viên lịch sử phải tạo biểu tƣợng, hình thành khái niệm, rút ra những quy luật và bài học lịch sử thông qua hệ thống các khả năng phƣơng pháp cụ thể nhƣ tƣờng thuật, miêu tả, kỹ năng trình bày miệng, sử dụng đổ dùng trực quan để đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu khi tiến hành một giờ học lịch sử. Tuy nhiên cũng cần nhắc lại rằng trong thực tế giảng dạy khó mà phân biệt một cách thật rạch ròi giữa nội dung và phƣơng pháp. Nội dung có thật vững thì mới có thể tự tin sử dụng phƣơng pháp một cách phù hợp và nhuần nhuyễn . Ở đây chúng tôi tạm thời khu biệt nhƣ đã nói ở trên là để tiếp cận vấn đề đƣợc cụ thể và sâu sắc hơn mà thôi.

Về trình độ chuyên môn : Hầu hết đội ngũ giáo viên lịch sử phổ thông trung học đƣợc đào tạo một cách căn bản ở trong các trƣờng đại học công lập chính quy, với một chƣơng trình chuẩn do bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, đảm bảo đủ khối lƣợng của các mảng kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và nghiệp vụ. Sự đào tạo căn bản còn đƣợc thể hiện trong khối lƣợng thời gian đào tạo. Trong tổng số 335 thầy cô đƣợc hỏi có 91,64% (307 ngƣời) đƣợc đào tạo trong các trƣờng đại học với thời gian là 4 năm, 4,47 % (15 ngƣời) có thời gian đào tạo trên 4 năm, số đào tạo ba năm chỉ có 2,68% (9 ngƣời). Khoảng thời gian đào tạo giáo viên có trình độ đại học 4 năm cũng là khoảng thời gian mà các nƣớc trên thế giới đều thực hiện. Với khoảng thời gian này, nhà trƣờng đã cung cấp về cơ bản khối lƣợng tri thức và kỹ năng sinh viên có thể đảm nhận đƣợc nhiệm vụ giảng dạy trƣớc mắt và tự học nâng cao trình độ để hoàn thiện mình .

Trong hƣớng tiếp cận thứ nhất, thông qua phiếu điều tra để cho các thầy cô tự đánh giá năng lực chuyên môn của mình. Kết quả tự đánh giá nhƣ sau :

36 - Đáp ứng yêu cầu : 34,32% (115 ngƣời). - Cần trau dồi thêm : 25,37% (85 ngƣời).

Nhƣ vậy số thầy cô đáp ứng trình độ chuyên môn trở lên chiếm 72,23% (242 ngƣời). Tỷ lệ này là đáng mừng, chƣa kể trong số 25,37% số thấy cô cần phải trau dồi thêm không có nghĩa là không đạt yêu cầu về giảng dạy mà có thể một số thầy cô còn khiêm tốn tự thấy cần phải vƣơn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

Khá giỏi Đạt Cần trau dồi Không ghi Hình 10: Biểu đổ tự đánh giá năng lực chuyên môn

Thống kê theo từng địa phƣơng thì tỷ lệ nhƣ sau :

Tỉnh, thành phố Số ngƣời đƣợc hỏi Khái giỏi Đạt yêu cầu Cần trau dồi thêm:

Tp.Hồ Chí Minh 142 63(44,37%) 49 (34,51%) 29 (21,12%) Đồng Nai 42 14(33,33%) 14(33,33%) 14(33,34%) Bình Dƣơng 42 11(26,19%) 16 (38,10%) 15(35,71%) Bình Phƣớc 41 12(29,27%) 15(36,59%) 14(34,14%) Tây Ninh 25 10(40,00%) 9(36,00%) 5(04,00%) Bà Rịa - VũngTàu 42 11(26,19%) 16(38,10%) 15(35,71%).

37

Đối chiếu với đánh giá, xếp loại của các cơ sở giáo dục - đào tạo thì tỷ lệ giáo viên lịch sử từ đạt yêu cầu trỏ lên còn cao hớn tỷ lệ tự đánh giá nói trên . Nhƣ tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu là một tỉnh trung bình, tỷ lệ xếp loại nhƣ sau :

Năm học 2002 - 2003, tổng số giáo viên lịch sử toàn tỉnh là 56 ngƣời (theo báo cáo thực tế của Sở GD và ĐT), trong đó :

- Loại giỏi có 7 ngƣời chiếm 12,50 % - Loại khá có 15 ngƣời, chiếm 26,78 %

- Loại đáp ứng yêu cầu: 20 ngƣời, chiếm 35,71 % - Loại cần trau dổi thêm : 14 ngƣời, chiếm 25,00 %

Nhƣ vậy số thầy cô đạt yêu cầu trở lên là 42 ngƣời, chiếm 75,00 %.

Giỏi Khá

Trung bình Chƣa xếp loại

Hình 11 : Biểu đổ xếp loại giáo viên Bà Rịa - Vũng Tàu (Số liệu do Sở Giáo dục - Đào tạo Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp)

Các tỉnh khác nhƣ Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bình Phƣớc cũng có tỷ lệ gần tƣơng tự nhƣ trên. Đây là một tỉ lệ rất đáng mừng, trong hoàn cảnh giáo dục nƣớc ta còn nhiều bất cập, đời sống của các thầy cô giáo còn gặp nhiều khó khăn.

Nhƣ vậy, số liệu tự đánh giá của các thầy cô thấp hơn số liệu đánh giá của các sở Giáo dục và Đào tạo, điều này thể hiện

38

phẩm chất khiêm tốn của các thầy cô, nhƣng cũng chứng tỏ các thầy cô cũng biết mình đang ở trình độ nhƣ thế nào.

2. Khả năng tự bồi dƣỡng và nâng cao trình độ

Có thể nói với gần một nửa số thầy cô công tác ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, trong điều kiện đồng lƣơng còn eo hẹp, các phƣơng tiện thông tin thƣ viện hạn chế thì khả năng tự nâng cao trình độ là một thách thức lớn. Trong lúc đó việc tổ chức bồi dƣỡng cho giáo viên nâng cao trình độ lại rất ít.

Trong số 335 thầy cô đƣợc hỏi thì đã có 45,67% số thầy cô trả lời là thỉnh thoảng mới đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn, thậm chí, một số ngƣời, tuy số lƣợng không lớn (0,59%) hoàn toàn không đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn. Trong hoàn cảnh đó lòng yêu nghề, tự trọng trƣớc học sinh và vì yêu cầu nâng cao chất lƣợng của trƣờng và địa phƣơng , các thầy cô đã "tự cứu mình" . Khi đƣợc hỏi, việc nâng cao năng lực nghề nghiệp của các thầy cô đƣợc nâng lên nhờ con đƣờng nào thì chỉ có 31% số thầy cô trả lời là đƣợc nâng lên nhờ các đợt bồi dƣỡng thƣờng xuyên và các đợt đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Phần lớn các thầy cô, (223 ngƣời chiếm 66,56% trả lời: Năng lực chuyên môn, nghề nghiệp nâng lên là do tự nghiên cứu, bồi dƣỡng.

3. Năng lực giảng dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong xu thế đổi mới phƣơng pháp giảng dạy hiện nay phần lớn các thầy cô đều trăn trở tìm cách để nâng cao chất lƣợng giảng dạy bằng việc sử dụng các hình thức dạy học hiện đại để nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử.

Phần lớn giáo viên dạy sử (175/335 ngƣời )chiếm 52,23% đã có ý thức và thƣờng xuyên sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Đồ dùng trực quan có thể mua sắm hoặc do giáo viên tự làm. Đây là một cố gắng lớn của các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô công tác ở vùng sâu, vùng xa.

39

Thƣờng Thỉnh Hoàn Không xuyên thoảng toàn ghi

không

Hình 12 : Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy

Các thầy cô còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhƣ đƣa học sinh đi tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử, tổ chức các hoạt động xã hội, nói chuyện truyền thống, viết bài cho các báo, đài trung ƣơng và địa phƣơng.

Tuy nhiên các hoạt động ngoại khóa còn hạn chế, chỉ có 14.02% thầy cô là thƣờng xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa, 65,67% thầy cô thỉnh thoảng mới tổ chức hoạt động ngoại khóa, đặc biệt có 18,20% các thầy cô hoàn toàn không tổ chức.

Đối với các địa phƣơng xa các trung tâm văn hóa lớn, việc các thầy cô gắn bó với bảo tàng địa phƣơng, thƣ viện và Ban nghiên cứu lịch sử Đảng địa phƣơng là một công việc rất cần thiết để nâng cao trình độ, sƣu tầm tích lũy tƣ liệu phục vụ giảng dạy, nhất là giảng dạy phần lịch sử địa phƣơng, bồi lịch sử địa phƣơng hiện nay trong chƣơng trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đƣợc bố trí cho lớp 10 : 01 tiết, lớp 11:1 tiết.

Tuy nhiên, thật đáng tiếc, là chỉ có 25,37% các thầy cô đến các địa điểm nói trên để sƣu tầm tƣ liệu phục vụ giảng dạy, 41,19% liên hệ để hƣớng dẫn học sinh tham quan, còn lại 28,65% hoàn toàn không liên hệ.

Có lẽ hạn chế lớn nhất của đội ngũ giáo viên lịch sử là khả năng sử dụng ngoại ngữ. Đặt vấn đề này chúng tôi cũng tự hỏi

40

có yêu cầu quá cao đối với thầy cô giáo PTTH trong tình hình hiện nay hay không, khi mà sách, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt còn không đủ tiền mua và không có thời gian để đọc hết dù là những cuốn liên quan thiết thực đến chuyên môn nghề nghiệp của mình. Điều đáng mừng là, dù còn rất ít ỏi, có 4,77% các thầy cô giáo thƣờng xuyên sử dụng ngoại ngữ để phục vụ cho nghiên cứu, nâng cao trình độ và phục vụ giảng dạy, 45,67% thỉnh thoảng có sử dụng, còn lại 27,76% hoàn toàn không sử dụng ngoại ngữ.

Thƣờng Thỉnh Hoàn Không xuyên thoảng toàn ghi không

Hình 13 : Sử dụng ngoại ngữ cho công tác giảng dạy

IV. Phát huy vai trò ở địa phương

Trƣờng PTTH là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật tại địa phƣơng. Phát huy vai trò là trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật tại địa phƣơng là một thế mạnh của các trƣờng. Cùng với các bộ môn khác, bộ môn lịch sử nếu biết phát huy thế mạnh của mình sẽ có lợi thế rất lớn để gắn nhà trƣờng với xã hội, rèn luyện cho học sinh hoạt động thực tiễn và tiến hành tuyên truyền giáo dục kiến thức lịch sử sâu rộng trong nhân dân. Mặt khác nếu biết phát huy tốt vai trò của mình ỏ địa phƣơng thì địa phƣơng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên lịch sử tiến hành

41

các hoạt động ngoại khóa, tham quan lịch sử và biên soạn lịch sử địa phƣơng. Nhìn chung các thầy cô đã thấy đƣợc thế mạnh và vai trò của bộ môn lịch sử đối với địa phƣơng, đã tiến hành nhiều hoạt động nhƣ ngoại khóa, tham quan lịch sử, liên hệ mật thiết với Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, hệ thống bảo tàng trung ƣơng và địa phƣơng.

Có 14,02% thầy cô giáo thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan lịch sử, 65,67% các thầy cô có tổ chức ngoại khóa, tham quan lịch sử theo định kỳ. Nhƣ vậy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan lịch sử đƣợc hoạt động khả tốt.

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hoàn toàn Không ghi Không

Hình 14: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá

Phát huy vai trò ở địa phƣơng còn thể hiện ỏ các hoạt động khác nhƣ tổ chức nói chuyện lịch sử, tham gia viết bài cho các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở trung ƣơng và địa phƣơng để giới thiệu cung cấp những kiến thức lịch sử nhân dịp các ngày kỷ niệm lịch sử . Có 42,98 % số thầy cô đƣợc hỏi đã thƣờng xuyên hoặc thỉnh thoảng có tham gia viết bài cho các báo, đài hoặc tham gia báo cáo các đề tài lịch sử nhân dịp các ngày lễ lớn. Trong lúc các thầy cô tập trung hoàn thành khối lƣợng công việc giảng dạy, việc tham gia vào các hoạt động này là sự nỗ lực đáng ghi nhận trong việc phát huy vai trò của bộ môn lịch sử và đội ngũ giáo viên lịch sử ở địa phƣơng.

42

V. Đời sống vật chất và tinh thần

Một đặc điểm lớn của đội ngũ giáo viên dạy sử khu vực miền Đông Nam Độ là một số lƣợng lớn các thầy cô giáo sống ở thành phố thị xã (59,10%), số thầy cô công tác ở vùng núi và trung du chiếm 19,40%, số thầy cô công tác ở miền núi và hải đảo chỉ chiếm 1,79%, còn lại công tác ở vùng nông thôn đồng bằng.

Miền Đông Nam Bộ, nhƣ chúng ta đã biết, là một vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, vì vậy điều kiện sống của đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên lịch sử nói riêng không đến nỗi quá khó khăn nhƣ vùng Tây Nguyên hay miền Tây Nam Bộ. Những sinh hoạt văn hóa tỉnh thần, thông tin về cơ bản là đáp ứng đƣợc nhu cầu, nhất là ở các thành phố nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. Phần lớn các thầy cô đều yêu thích bộ môn mà mình đảm nhận, say mê với nghề, đƣợc làm đúng ngành nghề mà mình đƣợc đào tạo và yêu thích đó là một sự thanh thản về mặt tinh thần to lớn mà các thầy cô có đƣợc.

Tuy nhiên bên cạnh nhu cầu về đời sống tinh thần thì nhu cầu về đời sống vật chất của các thầy cô cũng rất cấp thiết.

43 Gia đình giúp

đỡ Không ghi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8% 1%

Hình 15: Các nguồn thu nhập

Các thầy còn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống vật chất. Hiện nay có khoảng 30,44% số thầy cô đƣợc hỏi chƣa lập gia đình riêng, số thầy cô đã lập gia đình thì phần lớn có từ 1 - 2 con (chiếm 57,91%), số thầy cô giáo có từ 3 - 4 con chiếm 6,56%, thậm chí cá biệt, có thầy cô có từ 5 con trở lên, chiếm 0,29%.

Trong lúc đó các thầy cô sống chủ yếu là nhờ vào đồng lƣơng ít ỏi của nhà nƣớc trả (75,82%), 15,52% số thầy cô phải tìm thêm thu nhập khác, đặc biệt có 8,05% phải sống dựa vào sự giúp đỡ của gia đình.

44

Nhà riêng Nhà tập thể Thuê nhà, ở nhờ

Hình 16: Tình trạng nhà ở

Theo đánh giá của các chuyên viên môn lịch sử ở các sở Giáo dục - Đào tạo và hiệu trƣởng các trƣờng phổ thông trung học thì chính các thầy cô còn sống độc thân là gặp khó khăn nhiều nhất. Số này đa số là vừa mới ra trƣờng, lƣơng còn thấp, chƣa có trình độ và quan hệ để có thể tìm chỗ dạy thêm ở bên ngoài hoặc kiếm những việc làm khác.

Hình 17: Tình trạng hôn nhân

Về điều kiện sống và đi lại, có trên một nửa các thầy cô có nhà riêng, chiếm 56,71%, 13,73% còn ở nhà tập thể và 29,25%

45

còn phải ở nhờ gia đình hoặc phải thuê nhà. Nhƣ vậy số thầy cô chƣa có nhà riêng chiếm 42,95%.

Phƣơng tiện đi lại có khá hơn : 76,71% số thầy cô đi lại bằng xe máy, chỉ còn 19,40% là chƣa có điều kiện mua xe máy còn phải đi lại bằng xe đạp, trong điều kiện hiện nay việc mua sắm xe máy không còn quá khó đối với mọi ngƣời dân làm các ngành nghề khác, nhất là khi xe máy Trung Quốc đƣợc ồ ạt nhập vào Việt Nam

Otô

Xe đạp 0%

Hình 18: Phƣơng tiện đi lại

Đời sống khó khăn thì đã rõ, để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình, các thầy cô ngoài công tác ở trƣờng buộc phải bƣơn chải kiếm việc làm để tăng thu nhập. So với các môn Toán, Lý, Hóa, thì việc làm thêm đúng nghề nghiệp của các thầy cô dạy sử là một thách đố, trừ một số thầy ở các thành phố lớn có hệ thống các trƣờng bán công dân lập thu hút thầy cô tham gia giảng dạy, một số ít tham gia luyện thi đại học. Tuy nhiên không phải ai cũng

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ giáo viên môn lịch sử trường phổ thông trung học khu vực miền đông nam bộ (Trang 35 - 160)