1. Về trình độ chuyên môn
Đội ngũ thầy cô giáo dạy Lịch sử đƣợc đào tạo bài bản, hầu hết đƣợc đào tạo chính quy ở những trƣờng công lập lớn. Các thầy cô đã đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về khoa học giáo dục, lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc và pgƣơng pháp dạy học bộ môn để đảm bảo cho việc giảng dạy. Tuy nhiên những kiến thức đƣợc trang bị trong nhà trƣờng đến lƣợt nó cũng chỉ là những kiến thức tối thiểu so với biển kiến thức mênh mông của khoa học lịch sử. Hơn nữa do đã ra trƣờng quá lâu (70 % các thầy cô đã tốt nghiệp trên 10 năm), không đƣợc
59
đào tạo lại, không đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên một cách hệ thống nên chƣa thể cập nhật với những kiến thức mới, để nâng cao và hiểu sâu hơn những gì mà sách giáo khoa và sách giáo viên cung cấp. Để các thầy cô trở thành đầu đàn chuyên môn trong các trƣờng phổ thông thì còn hạn chế, nhất là những giáo viên đƣợc đào tạo hai môn. Do yêu cầu thực tế ở các trƣờng phổ thông các thầy cô phải giảng dạy nhiều nên không có điều kiện để chuyên sâu vào một môn nào đó.
2. Về phƣơng pháp dạy học bộ môn
Tuy các thầy cô đã cố gắng vận dụng các phƣơng pháp dạy học để mang lại hiệu quả tốt nhất, nhƣng phƣơng pháp giảng dạy phần lớn vẫn theo phƣơng pháp trình bày miệng, theo lối cũ thầy giảng trò ghi. Gần một nửa số thầy cô đƣợc hỏi đã trả lời rằng thỉnh thoảng mới sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học, thậm chí có khoảng 3% trả lời rằng hoàn toàn không sử dụng. Vấn đề này đã đƣợc các nhà nghiên cứu báo động từ lâu nhƣng vẫn còn là hiện tƣợng phổ biến, cần phải sớm khắc phục.
3. Yên tâm với nghề nghiệp và nơi công tác
Mặc dù số đông các thầy cô vẫn gắn bó với ngành nghề, nhƣng cũng có gần một phần ba số thầy cô đƣợc hỏi (28,35%) tƣơng tự hoặc sẵn sàng chọn lại ngành khác khi có cơ hội. Cũng 1/3 số thầy cô mới tạm yên tâm hoặc đang muốn thuyên chuyển đến nơi công tác mới. Điều này cũng đặt ra cho chúng ta yêu cầu là phải tìm hiểu thật thấu đáo tâm tƣ nguyện vọng của các thầy cô để có chính sách phù hợp.
4. Trình độ ngoại ngữ
Trong thời đại thông tin bùng nổ nhƣ hiện nay, quá trình hòa nhập với thế giới cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Sách, báo tiếng nƣớc ngoài, mạng Internet đang tạo nhiều cơ hội cho các thầy cô mở rộng tầm hiểu biết, tích lũy kiến thức cho giảng dạy nhƣng đáng tiếc là các thầy cô có sử dụng ngoại ngữ để
60
nắm bắt thông tin chỉ chiếm 4,77%, gần 30% các thầy cô trả lời là hoàn toàn không sử dụng ngoại ngữ.
5. Kỹ năng hoạt động xã hội
Phần lớn các thầy cô có tham gia hoạt động xã hội, nhƣng có một số không nhỏ hoàn toàn không có hoạt động ngoại khóa, không liên hệ với các bảo tàng, làm nghiên cứu lịch sử Đảng để gắn nhà trƣờng với xã hội và địa phƣơng. Kỹ năng hoạt động xã hội còn yếu.
6. Đời sống vật chất và tinh thần
Mặc dù trong những năm gần đây, nhà nƣớc đã có chế độ chính sách với đội ngũ giáo viên nhƣng đới sống của các thầy cô vẫn còn quá khó khăn, các thầy cô phải bƣơn chải kiếm sống, một bộ phận làm thêm không gắn với chuyên môn nên đã không có thời gian trau dồi chuyên môn, làm cho chuyên môn ngày càng thui chột, trong lúc đó điều kiện để học thêm ở các địa phƣơng các thầy cô công tác rất hạn chế.