Môi trường ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH phúc hà thực trạng và giải pháp giai đoạn 2014 2020 luận văn ths (Trang 57 - 91)

Tổng quan ngành nhựa

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer xuất hiện từ lâu đời và đƣợc dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con ngƣời cũng nhƣ phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác: điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp… Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, chất dẻo còn đƣợc ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống tƣởng chừng nhƣ không thể thay thế đƣợc là gỗ, kim loại, silicat… Do đó ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng nhƣ sản xuất của các Quốc gia.

Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác nhƣ cơ khí, điện – điện tử, hóa chất, dệt may… nhƣng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành Nhựa đã và đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế.

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua phải kể đến các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành Nhựa. Trong hơn mƣời năm qua, ngành Nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá nhanh với tốc độ tăng trƣờng hàng năm đạt 15 – 25%. Đây có thể coi là một mức

49

phát triển khá ấn tƣợng đối với một ngành công nghiệp còn non trẻ. Ngành nhựa của Việt Nam phát triển trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa Thiết bị điện nƣớc, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao.

Nếu sản phẩm nhựa tính trên đầu ngƣời năm 1990 chỉ đạt 3,8kg/năm thì nay đã tăng lên 40kg/ngƣời vào năm 2010. Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm ngành Nhựa ở trong nƣớc ngày một tăng lên. Không chỉ đƣợc tiêu thụ mạnh mẽ tại thị trƣờng nội địa, ngành Nhựa còn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng và từng bƣớc khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp.

Tiềm năng phát triển

Giai đoạn 2005 – 2010 ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trƣởng cao nhất Việt Nam với mức tăng trƣởng hàng năm từ 15% - 18% có những mặt hàng tốc độ tăng trƣởng đạt gần 100%. Với tốc độ tăng trƣởng nhanh, ngành Nhựa đang đƣợc coi là một ngành năng động trong nền kinh tế quốc gia. Sự tăng trƣởng đó xuất phát từ thị trƣờng rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành Nhựa Việt Nam mới chỉ ở bƣớc đầu của sự phát triển so với thế giới. Thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng thế giới đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành Nhựa do nhu cầu về sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Ở trong nƣớc mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam hiện nay là khoảng 30kg. Đây là mức rất khiêm tốn so với nhiều nƣớc trên thế giới và mức bình quân hiện tại của thế giới. Trên thế giới, thị phần sản phẩm nhựa của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với khả năng mở rộng.

Ba thị trƣờng có nhu cầu lớn về sản phẩm nhựa trên thế giới hiện nay là Mỹ, EU và Nhật Bản, trong khi đó thị phần các sản phẩm nhựa của Việt Nam chỉ

50

chiếm chƣa đến 2% ở Mỹ, gần 5% ở Nhật Bản và khoảng 7% ở EU. Do đó tiềm năng mở rộng của ngành Nhựa ở trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu còn rất lớn.

Mặt khác, cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc đã trở thành đòn bẩy cho ngành Nhựa Việt Nam phát triển nhanh chóng. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển ngành nhựa tại Việt Nam, vừa qua Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng đã ký ban hành Quyết định số 2992/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất đƣợc những sản phẩm chất lƣợng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trƣờng, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lƣợng ngày càng cao.

Cụ thể phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 5%, đến năm 2020 đạt 5,5% và tăng lên 6% vào năm 2025. Đến năm 2015, sản lƣợng các sản phẩm ngành nhựa đạt 7,5 triệu tấn; đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tới 2015 là 2,15 tỷ USD, đến năm 2020 là 4,3 tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng khoảng 15%.

Các ứng dụng mới cho ống nhựa vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới: dẫn hóa chất mạnh, cung cấp oxy, dẫn khí gas, sƣởi sàn nhà, sƣởi ấm tƣờng, làm mát…

Ống dẫn nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời dành cho hộ dân, bể bơi là thị trƣờng phát triển mạnh nhất trong ngành xây dựng. Do đặc tính dẫn nhiệt kém, ống nhựa tránh việc thất thoát năng lƣợng nhiệt.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Thị trƣờng ngành Nhựa nói chung và nhóm ngành nhựa VLXD nói riêng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tƣ nhân. Do đặc thù ngành với sản phẩm

51

cồng kềnh, việc vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển cao nên đa số các công ty nắm giữ thị trƣờng tại nơi công ty sản xuất để đƣợc lợi thế về giá. Công ty Phúc Hà có địa bàn ở Hà Nội, chính vì vậy mà có thể nói sự cạnh tranh của Phúc Hà chính là cạnh tranh tại thị trƣờng miền Bắc. Tại đây, ông lớn đang nắm giữ và điều phối thị trƣờng là công ty Nhựa thiếu niên Tiền Phong với khoảng 70% thị phần. Tuy nhiên công ty Phúc Hà cũng đã có chỗ đứng với khoảng 6% thị phần miền Bắc.

Công ty Phúc Hà hiện nay đang phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ trên thị trƣờng. Thứ nhất, do số lƣợng lớn các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng. Thứ hai, một số doanh nghiệp ngoài ngành cũng đang có xu hƣớng tham gia thị trƣờng xây dựng nên làm tăng áp lực đối với công ty Phúc Hà trong việc nắm giữ và mở rộng thị phần.

Hiện nay, các sản phẩm của công ty Phúc Hà đã có mặt ở cả 3 miền đất nƣớc, tuy nhiên so với sản lƣợng tiêu thụ tại miền Bắc thì sản lƣợng tiêu thụ đƣợc ở 2 miền còn lại chiếm số lƣợng rất nhỏ, không đáng kể. Vì vậy, ta chỉ xét yếu tố cạnh tranh hiện tại của công ty tại thị trƣờng miền Bắc. Các đối thủ của Phúc Hà đƣợc thể hiện trên bảng thị trƣờng nhƣ sau:

Bảng 2.6: Danh sách các đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Phúc Hà

STT Tên công ty

1 Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 2 Công ty Cổ phần Cúc Phƣơng

3 Công ty Cổ phần Vật tƣ ngành nƣớc Vinaconex 4 Công ty TNHH Tiến Minh

5 Công ty TNHH Hóa nhựa Đệ Nhất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

52

hiện thị phần của các doanh nghiệp vật liệu nhựa xây dựng qua biểu đồ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Biểu đồ thị phần nhựa VLXD tại thị trƣờng miền Bắc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua biểu đồ ta thấy, thị phần nhựa xây dựng miền Bắc đƣợc chia thành 2 phần rõ rệt: Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đang chi phối thị trƣờng ống nhựa phía Bắc với khoảng 70% thị phần miền Bắc. Nhóm theo sau bao gồm: Công ty Phúc Hà, Cúc Phƣơng, Tiến Minh, Nhựa Vinaconex... Công ty Phúc Hà nằm ở nhóm theo sau, chiếm khoảng 6% thị phần. So với thị phần của NTP thì thị phần của công ty Phúc Hà chỉ bằng . Tuy nhiên, so với các công ty ở nhóm 2 thì thị phần của công ty Phúc Hà (6%) tƣơng đƣơng với thị phần của Công ty Cúc Phƣơng (4%), Công ty CP Vật tƣ ngành nƣớc Vinaconex(5%). Điều đó cho thấy, tiềm năng phát triển của Công ty Phúc Hà là có. Vì thế, Phúc Hà cần phải có chiến lƣợc đúng đắn để tăng thị phần của mình.

Xem xét về quy mô hoạt động và tính chất cạnh tranh, có thể chọn ra một số công ty là đối thủ cạnh tranh chính của công ty Phúc Hà nhƣ sau:

- Công ty Nhựa Cúc Phƣơng

- Công ty CP Vật tƣ ngành nƣớc Vinaconex - Công ty TNHH Tiến Minh

53 Bảng 2.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M Các yếu tố Trọng số Công ty Phúc Hà Công ty Cúc Phƣơng Công ty Tiến Minh Công ty Vinaconex Đánh giá Điểm số Đánh giá Điểm số Đánh giá Điểm số Đánh giá Điểm số 1.Chất lƣợng sản phẩm 0,2 3 0,6 3 0,6 3 0,6 3 0,6 2.Uy tín thƣơng hiệu 0,15 4 0,6 3 0,45 3 0,45 2 0,3 3.Thị phần 0,1 3 0,3 3 0,3 2 0,2 2 0,2 4.Giá thành 0,1 3 0,3 2 0,2 3 0,3 2 0,2 5.Hệ thống phân phối 0,1 2 0,2 3 0,3 2 0,2 2 0,2 6.Dịch vụ khách hàng 0,1 2 0,2 3 0,3 2 0,2 2 0,2 7.Lợi thế nguồn nguyên liệu 0,1 2 0,2 2 0,2 2 0,2 2 0,2 8.Hoạt động MKT 0,15 2 0,3 3 0,45 3 0,45 1 0,15 Tổng 1,00 2,7 2,8 2,6 2,05 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tầm quan trọng đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp chuyên gia trong ngành. Số điểm của tầm quan trọng của mỗi yếu tố đƣợc cho từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng); tổng số điểm tầm quan trọng tất cả các yếu tố bằng 1,00.

54

Phân loại: từ 1 đến 4 mạnh là 4, khá là 3, trung bình là 2, yếu là 1. Qua phân tích đối thủ cạnh tranh cho thấy, mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình. Công ty Phúc Hà đƣợc đánh giá mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Công ty Phúc Hà có ƣu thế về thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm và giá so với các đối thủ. Vị thế cạnh tranh của Phúc Hà là (2,7) tốt hơn Tiến Minh (2,6) và Nhựa Vinaconex (2,05) nhƣng kém Cúc Phƣơng (2,8).

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

- Thứ nhất xét đến sức hấp dẫn của ngành: Do đặc thù ngành nhựa

không đòi hỏi vốn đầu tƣ cao, quy trình sản xuất ngắn, tốc độ xoay vòng cao và thu hồi vốn nhanh. Mặt khác tiềm năng phát triển của thị trƣờng là rất lớn, thị trƣờng ngành nhựa nói chung và nhóm ngành nhựa VLXD có thể đƣợc ví nhƣ một mảnh đất màu mỡ còn nhiều khoảng trống.

- Thứ hai về rào cản gia nhập ngành:

- Về vốn đầu tƣ thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của ngành nhựa thấp hơn các ngành khác (4,44% <5,3%), tuy nhiên xét về tỷ suất lợi nhuận trên vốn thì lại cao hơn các ngành khác (7,2% > 4,5%)

- Về nguồn nhân lực: đội ngũ lao động còn rất thiếu, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Số kỹ sƣ ít có điều kiện và khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến.

- Hiện tại Việt Nam chƣa có các cơ sở nghiên cứu, phát minh về công nghệ và kỹ thuật ngành Nhựa.

- Nhà nƣớc bảo hộ sản xuất trong nƣớc với các doanh nghiệp nhựa ở mức cao.

Nhƣ vậy, qua các yếu tố đã phân tích ở trên có thể thấy rào cản gia nhập ngành sức mạnh kém, các đối thủ gia nhập ngành dễ dàng trƣớc rào cản gia nhập này. Vì vậy, công ty Phúc Hà sẽ phải có những chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp để sẵn sàng đối phó với sự tham gia của các đối thủ tiềm ẩn vào thị trƣờng vốn đã có tính cạnh tranh gay gắt.

55  Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế trong sản xuất ống nhựa và trong tiêu dùng:

Trong sản xuất ống nhựa: các nguyên liệu chính để sản xuất ống nhựa là bột PVC, hạt PP, hạt PE, hạt PS, hạt nhựa nguyên sinh cao cấp… Đa số nguyên liệu của ngành phải nhập khẩu, đặc biệt là dòng sản phẩm ống nhựa chịu nhiệt.

Trong tiêu dùng: Trƣớc sự ra đời của ống nhựa là sự chiếm lĩnh thị trƣờng của ống thép, ống gang, ống cốt sợi thủy tinh…cho đến ngày nay thì không thể không kể đến thị phần của dòng sản phẩm này.

Cùng với tính chất đa dạng và những ƣu thế nổi trội nên chất liệu nhựa đang ngày càng đƣợc ƣa chuộng. Tuy nhiên, để có thể thay thế những chất liệu truyền thống nhƣ ống gang, thép… công ty cần chú trọng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm tốt hơn nữa.

Nhà cung cấp

Nhƣ đã phân tích ở trên, với đặc thù của ngành nhựa nói chung và nhóm ngành nhựa VLXD nói riêng nguyên liệu đầu vào phần lớn phải nhập khẩu. Thời gian vừa qua nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu nhựa trên thế giới tăng mạnh, hiện tƣợng đầu cơ của các quốc gia lớn cùng với việc giá dầu thô trên thế giới tăng cao

làm giá của các loại nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nhựa.Hiện nay chi phí nguyên vật liệu của các doanh nghiệp nhựa chiếm khoảng 70 – 75% giá thành sản phẩm. Do đó việc tăng hoặc giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thành, hay nói cách khác tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Có thể nhận thấy áp lực rất lớn từ phía nhà cung cấp đến các doanh nghiệp sản xuất nhựa.

56  Khách hàng

Khách hàng của các công ty nhựa xây dựng có thể xét đến là nhà phân phối (gồm nhà phân phối chính, nhà bán lẻ) và ngƣời sử dụng ( ngƣời sử dụng dân dụng, các công ty xây dựng). Hiện tại công ty Phúc Hà phân phối theo mô hình:

Nhà sản xuất Nhà phân phối chính Cửa hàng bán lẻ Người tiêu dùng Nhà sản xuất Công ty xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách hàng là nhà phân phối

Ngày càng có nhiều nhãn hiệu mới tham gia thị trƣờng, nhiều nhà cung cấp mới, do đó sức mạnh thƣơng lƣợng với nhà sản xuất của nhóm khách hàng này gia tăng, đặc biệt đối với các nhà phân phối lớn – có tiềm lực về tài chính – hệ thống cửa hàng phân phối.

Điều quan tâm nhất của đối tƣợng khách hàng này là lợi nhuận và các sản phẩm dễ bán ( có chất lƣợng – chất lƣợng thƣơng hiệu, sản phẩm, chất lƣợng, giá…)

Xu hƣớng hiện nay của đối tƣợng khách hàng này là đa dạng các nhãn hiệu ống nhựa và chọn kinh doanh các nhãn hiệu có mức lợi nhuận (chiết khấu, hoa hồng, giảm giá) cao nguồn lực của họ dành cho các nhãn hiệu bị chia sẻ, lòng trung thành với nhà sản xuất, với thƣơng hiệu sẽ giảm

Sự liên kết giữa những NPPC lớn để áp lực lại với nhà sản xuất về vấn đề giá, cung ứng… hoặc lũng đoạn thị trƣờng, tẩy chay các nhà sản xuất là nguy cơ lớn nhất.

Các nhà sản xuất đang có xu hƣớng thành lập nhiều NPPC, giới hạn các NPPC ở mức sản lƣợng vửa phải để hạn chế áp lực từ nhóm khách hàng này. Tuy nhiên biện pháp quan trọng hơn là họ cần có chính sách thích hợp để gắn kết chặt chẽ với nhà phân phối hiện tại, tăng lòng trung thành của họ với nhà sản xuất và xây dựng hệ thống phân phối mạnh.

57 - Khách hàng là ngƣời sử dụng

Ngƣời tiêu dùng dân dụng: đặc điểm của khách hàng này:

- Xây dựng thƣờng rất quan trọng với đại đa số mọi ngƣời, xây nhà thƣờng chiếm một tỷ lệ lớn trong tài sản của đối tƣợng khách hàng này nên việc lựa chọn ống nhựa thƣờng là khâu quan trọng, vì nếu đƣờng ống gặp vấn đề sẽ rất mất thời gian và công sức cho việc sửa chữa chƣa kể đến sự bất tiện trong sinh hoạt vì nƣớc sinh hoạt là vấn đề thiết yếu với mỗi ngƣời,

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH phúc hà thực trạng và giải pháp giai đoạn 2014 2020 luận văn ths (Trang 57 - 91)