Môi trƣờng kinh tế
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trƣởng không vững chắc, do suy giảm trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Tăng trƣởng GDP năm 2012 đạt 5,08%, mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây. Tăng trƣởng GDP năm 2013 đạt 5,42%. Lãi suất ngân hàng đã đƣợc điều chỉnh giảm nhƣng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để thi công công trình. Tình trạng thất nghiệp cao làm giảm chi phí thuê lao động đầu vào, tuy nhiên thất nghiệp cao cũng làm cho cầu tiêu dùng giảm, do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tác động này làm cho ngành xây dựng tăng trƣởng thấp. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 ƣớc tính đạt 720,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1 % so với năm 2011. Năm 2013 đạt 770,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2012. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành vẫn trong tình trạng khó khăn. Nhiều công ty xây dựng đã phải dừng thi công, cắt giảm nhân sự, nợ lƣơng công nhân, thậm chí phá sản.
Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ với việc tăng giảm GDP, khi GDP tăng nhanh, tỷ lệ đầu tƣ cho xây dựng cơ bản tăng nhanh và ngƣợc lại, khi GDP có dấu hiệu sút giảm thì ngành xây dựng cơ bản có tỷ lệ sút giảm rõ rệt nhất.
Thị trƣờng bất động sản đóng băng và hoạt động xây dựng sa sút trong giai đoạn 2010-2013 đã khiến ngành TBĐN gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, với sự kỳ vọng của nhiều chuyên gia về sự phục hồi kinh tế trong thời gian ngắn sắp tới, tăng trƣởng kinh tế sẽ trở lại, thu nhập của ngƣời dân sẽ ngày càng tăng lên, kéo theo nhu cầu về các công trình xây dựng ngày càng lớn. Đây là cơ hội cho Công ty Phúc Hà mở rộng và khai thác trong tƣơng lai.
46 Môi trƣờng chính trị và luật pháp
Sự phát triển nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đặt ngoài mối quan hệ với nền chính trị của nƣớc đó. Nói đúng hơn chính trị là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của một nƣớc. Vì vậy thành quả kinh tế mà chúng ta đạt đƣợc trong thời gian qua không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của nền chính trị Nhà nƣớc. Ở Việt Nam, chính sự ổn định của nền chính trị đã tạo ra thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các thể chế tín dụng liên quan đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: trong hoàn cảnh suy giảm kinh tế, Chính phủ cũng có
nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh nhƣ:
- Giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn: Ngân hàng Nhà nƣớc phải tạo điều kiện tăng cƣờng khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ: xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành, không phạt do quá hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn.
- Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp này tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm.
Tuy nhiên, để những giải pháp nêu trên có hiệu quả thì cần phải có sự đồng hành thực sự của ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Hành động cứng nhắc của các ngân hàng sẽ khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn.
47
Xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế: Việt Nam gia nhập các tổ
chức quốc tế nhƣ WTO, APEC...đem lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng trong nƣớc nhƣ: tạo ra áp lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp có những thay đổi mang tính chiến lƣợc nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trƣờng nội địa; tạo ra áp lực để các cơ quan hành chính minh bạch hóa thủ tục, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; tạo ra cơ hội hợp tác với các tập đoàn lớn trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc hội nhập quốc tế cũng dẫn đến sự biến đổi sâu sắc về việc làm. Các doanh nghiệp xây dựng nội địa gặp khó khăn trong việc tuyển dụng những lao động có kỹ năng, có trí tuệ và những lao động quản lý. Với chính sách tiền lƣơng nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp trong nƣớc rất khó thu hút, giữ chân những cán bộ trẻ, có năng lực. Đặc biệt khi các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào cùng lĩnh vực tăng lên thì khả năng mất các cán bộ giỏi là rất cao.
Môi trƣờng xã hội
Hiện nay Việt Nam thuộc nhóm nƣớc dân số trẻ, tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi có nhu cầu nhà ở riêng, lập gia đình (20 – 30) khá cao. Việc sở hữu một căn nhà là ƣớc muốn lớn nhất của mọi ngƣời dân Việt Nam. Xu hƣớng có một căn nhà riêng là ƣớc mơ của thanh niên khi bƣớc vào cuộc sống gia đình. Ngƣời thu nhập hiện tại ở mức độ trung bình khó có thể mua đƣợc căn nhà bình thƣờng trong thời gian ngắn, tình trạng “ ba thế hệ chung một mái nhà” là tình trạng phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân liên tục tăng tạo điều kiện cho họ nhiều cơ may sở hữu một căn nhà hay xây dựng mới nhà cửa. Đây là thị trƣờng tiềm năng cho ngành công nghiệp xây dựng nói chung và ngành nhựa VLXD nói riêng.
48 Môi trƣờng tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên thay đổi ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng sử dụng máy móc, tiến độ thực hiện các công trình. Đây là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến ngành xây dựng nói chung và công ty Phúc Hà nói riêng. Ngoài ra môi trƣờng tự nhiên ngày càng biến đổi theo chiều hƣớng khắc nghiệt hơn đòi hỏi sự nghiên cứu phát triển các sản phẩm ống nhựa chất lƣợng phù hợp với sự biến đổi này để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.