Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu kinh doanh trực tiếp

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm traphaco giai đoạn 2004 2006 (Trang 47 - 62)

a. Cơ cấu giá bán buôn

Bảng 3.11: Cơ cấu giá bán buôn thuốc nhập khẩu của công ty từ 2004-2006

Đơn vị: Triệu đồng

STT Các yếu tố 2004 2005 2006

Giá trị Tỷ lệ/DT Giá trị rỷ Iệ/D7 Giá tri rỷ lệ/DT

1 Giá nhập khẩu (CIF)

12.218,45 91,52 25.656,2 9 91,78 45.746,6 9 91,57 2 Các chi phí 905,19 6,78 1.734,33 6,21 3.078,33 6,16 2.1 Thuế nhập khẩu 104,68 0,78 217,32 0,77 479,65 0,96

2.2 Chi phi giao nhận &

vận chuyển về công ty 133,79 1,00 270,16 0,97 502,8 1,01

2.3 ChiphíBH-QL 616,48 4,61 1.131,13 4,05 1.911,50 3,83

2.4 Lãi vay 50,24 0,38 115,72 0,42 184,38 0,37

3 Lợi nhuận bán buôn 225,60 1,70 561,85 2,01 1.133,14 2,27

4 Giá bán buôn-DT 13.349,24 100 27.952,4 7 100 49.958,1 6 100 Năm 2004 \ 0 , 3 8 1.7 0,78 91,52

m Giá nhập khẩu (CIF) ■ T huếnhạp khẩu Năm 2005 0.97^4.05 0.42 /-2 01 0.77-^ Năm 2006 91.78

□ Chi phí giao nhận & vận chuyển về công ty □ Chi phí BH-QL

91,57 ■ Lãi vay

M Lợi nhuận bán buôn

Hình 3.10 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giá bán buôn thuốc nhập khẩu của công tỵ

Nhân xét; Cơ cấu giá bán buôn thuốc phẩm nhập khẩu của công ty bao gồm:

Tổng các chi phí Lợi nhuận bán buôn

Trong cả 3 năm từ năm 2004-2006 giá nhập khẩu - giá đầu vào vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá bán buôn thuốc nhập khẩu của công ty, chiếm tỷ trọng 91,52-91,78%.

Yếu tố thứ hai tạo nên giá thành sản phẩm nhập khẩu của công ty đó là các chi phí. Xét về mặt giá trị các chi phí này tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng 6,16-6,78% trong cơ cấu giá bán buôn, trong đó chi phí bán hàng - quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhất 3,83-4,61%, tiếp đến chi phí giao nhận và vận chuyển hàng về công ty chiếm tỷ trọng 0,97-1,01%, thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng 0,77- 0,96%, còn lại là lãi vay.

Yếu tố thứ 3 đó là lợi nhuận, lợi nhuận của công ty liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2006, năm 2004 chiếm tỷ trọng 1,7%, sang đến năm 2006 chiếm 2,27% so với giá bán buôn

* Chênh lệch giữa giá bán buôn và giá nhập khẩu của công ty

Bảng 3.12: Chênh lệch giữa giá bán buôn và giá nhập khẩu CIF của công ty

S’i l Các yếu tố Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Giá trị TL/giáCEF Giá trị TL/giáOF Giá trị IL/giáQF

1 Giá nhập khẩu(CIF) 12.218,45 100 25.656,29 100 45.746,69 100

2 Các chi phí 905,19 7,4 1.734,33 6,76 3.078,33 6,73

2.1 Thuế nhập khẩu 104,68 0,86 217,32 0,85 479,65 1,05

2.2 Qiìịỉií giao nhận «fe (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vận chuyải về công ty 133,79 1,09 270,16 1,05 502,8 1,09

2.3 OiiphíBH-QL 616,48 5,04 1.131,13 4,41 1.911,50 4,18

2.4 Lãi vay 50,24 0,41 115,72 0,45 184,38 0,41

3 Lọd nhuận bán buôn 225,60 1,84 561,85 2,19 1.133,14 2,48

s Lợi nhuận bán buôn

□ Lãi vay

□ Chi phí BH-QL

0 Chi phí giao nhận & vận chuyển về công ty ■ Thuế nhập khẩu

Nàm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hình 3.11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ các yếu tố cộng thêm sau giá CIF của công ty từ năm 2004-2006

Nhán xét; Chênh lệch giữa giá bán buôn và giá nhập khẩu của công ty nằm trong khoảng từ 8,95-9,24%, trong đó chi phí bán hàng quản lý làm tăng giá thuốc sau giá CIF khá lớn từ 4,18-5,04%, trong khi đó các chi phí còn lại làm tăng giá thuỗc sau giá CIF 2,36-2,55%. Lợi nhuận bán buôn làm tăng giá thuốc sau giá CIF 1,84-2,48%.

b. Cơ cấu giá bán lẻ một số thuốc nhập khẩu năm 2006

Bảng 3.13: Cơ cấu giá bán lẻ một sô thuốc nhập khẩu của công ty

\ T ê n thuốc ZdiovitM (Hỗn hợp vitamin) Đồng/tuýp

Cefradine Ig Inj Đồng /lọ

Các yếu Giá trị TL/giáOP Giá trị TL/giáOP

Giá nhập khẩu 14200 100% 9450 100% ThuếNK 1420 10% 0% Chi phí giao nhận &VC về công ty 141,6 0,98% 93,75 0,99% Lãi vay 72,5 0,51% 48,20 0,51% Chi phí BH-QL 1361,7 9,60% 907,20 9,60% Thuế V AT 710 5% 472,50 5% LN bán lẻ 1094,2 7,71% 1028,4 • 10,88% Giá bán lẻ 19000 133,8% 12000 126,98% C efradine lnj Zdlovit M 5% 0,5 1% 9 0% 0,9 9% 1 0.8 8% IBSB 1 0% 5% 0.5 1% 9,6% 0,9 8% 7,7 1% 0 Thuế nhập khẩu ■ T h u ếV A T □ Lãi vay □ Chi phí BH-QL ■ Chi phí nhập khẩu và vận chuyển về công ty M Lợi nhuạn bán lẻ

Hình 3.12: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giá bán lẻ một số mặt hàng của công ty Nhân xét: Qua khảo sát giá bán lẻ 2 mặt hàng ZdiovitM (hỗn hợp vitamin) và Cefradine tiêm được bán lẻ chủ yếu tại các hiệu thuốc của công ty cho thấy: Chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá nhập khẩu của ZdiovitM là 33,8%, trong khi đó của Cefradine tiêm là 26,98%, mặc dù lợi nhuận bán lẻ thu được của

Cefradine( 10,88%) lớn hơn của ZdiovitM(7,71%), nhưng do Zdiovit M là mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu khá cao (10%), trong khi đó Ceíradine tiêm là mặt hàng không phải chịu thuế nhập khẩu, do đó chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá nhập khẩu của Zdiovit M cao hơn của Ceíradine tiêm.

3.2 BÀN LUẬN

Là một đơn vị có chức năng sản xuất và kinh doanh, ngoài việc góp phần thúc đẩy sản xuất dược phẩm trong nước phát triển, công ty cổ phần dược phẩm Traphaco còn góp phần vào hệ thống cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất dược phẩm vẫn là thế mạnh chủ yếu của công ty, chiếm 76,7% tổng doanh thu của công ty, lọi nhuận thu được từ mặt hàng sản xuất chiếm 5,4% so với doanh thu hàng sản xuất vào năm 2006. Lĩnh vực nhập khẩu mới được công ty chú trọng từ năm 2004, do vậy những năm đầu, hoạt động nhập khẩu ủy thác vẫn là hình thức kinh doanh chính của công ty, năm 2004 chiếm 62,64% trong tổng doanh thu hàng nhập khẩu. Nhờ có chức năng nhập khẩu trực tiếp, công ty tiến hành nhập khẩu thuốc cho các công ty TNHH, tư nhân... và chỉ được hưởng phí ủy thác, phí ủy thác này thường chiếm 2,5-3% trị giá hợp đồng mua bán. Nhập khẩu ủy thác có ưu điểm là đơn giản hơn so với trực tiếp kinh doanh. Công ty chỉ cần cung cấp các dịch vụ nhập khẩu (phần lớn là thực hiện các thủ tục về mặt pháp lý) cho các doanh nghiệp ủy thác và được hưởng hoa hồng. Tuy nhiên nhập khẩu ủy thác gặp phải rủi ro là tình trạng chiếm dụng vốn của công ty xảy ra thưcmg xuyên (công ty mua hàng và chuyển tiền cho nhà cung ứng, sau đó doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu không đến lấy hàng, không thanh toán tiền ngay cho công ty, dẫn đến vốn công ty bị ứ đọng, không quay vòng được).

Từ năm 2004 -2006 công ty đã chuyển đổi dần sang hình thức kinh doanh trực tiếp, vì một số lý do sau:

-Giúp công ty chủ động trong việc lựa chọn nhiều mặt hàng, số lượng từng loại, lựa chọn thị trường tiêu thụ, hình thức phân phối, chính sách marketing....

-Lợi nhuận thu được từ kinh doanh trực tiếp lớn hơn so vói nhập khẩu ủy thác. -Một số công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện theo thông tư số 19/2001/TT-BYT ngày 28/8/2001 của Bộ y tế hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu trực tiếp thuốc phòng và chữa bệnh cho người cũng được nhập khẩu trực tiếp thuốc đã được Bộ y tế cấp số đăng ký [14], do đó các công ty này chủ động trong việc nhập khẩu thuốc, không còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước đối với hoạt động này.

Mặt hàng nhập khẩu của công ty chỉ gồm có thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc, trong đó nguyên liệu làm thuốc chiếm tỷ trọng từ 24,6-47,92% và thuốc thành phẩm chiếm 52,08-75,4% tổng giá trị nhập khẩu. Công ty nhập hàng từ nhiều nước khác nhau, chủ yếu từ các nước Châu Á: Ấi Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc... giá thuốc của các nước này vừa phải, phù hợp vói khả năng thanh toán của nhiều người dân nước ta. Công ty nhập hàng rất ít từ các nước châu Âu: Pháp, Thụy sỹ... mặc dù chất lượng thuốc của các nước này rất tốt, nhưng giá lại quá cao, gây khó khăn cho việc chi trả thuốc của nhiều bệnh nhân.

Cơ cấu thuốc thành phẩm nhập khẩu của công ty khá đa dạng, với nhiều chủng loại phong phú, trong đó nhóm thuốc kháng sinh vẫn là nhóm thuốc được công ty nhập khẩu nhiều nhất, điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu điều trị của nước ta với đa số là các bệnh nhiễm khuẩn. Tiếp đến là nhóm thuốc tim mạch, giá tri nhập khẩu nhóm thuốc này cũng tăng dần qua các năm, đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân tim mạch, vì trong mấy năm gần đây tỷ lệ các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch ở nước ta ngày càng gia tăng, hơn nữa bệnh nhân tim mạch cần phải sử dụng thuốc thường xuyên nên cần nhu cầu lớn. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số mặt hàng thuốc đông dược nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ

vì sản xuất thuốc đông dược là thế mạnh chủ yếu của công ty, công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu nước ta sản xuất các loại thuốc đông dược đáp ứng nhu cầu điều trị trong nước và xuất khẩu như: Hoạt huyết dưỡng não, Cao chè dây, Viên sáng mắt... Doanh thu các mặt hàng đông dược hàng năm của công ty chiếm tỷ trọng khoảng >70% tổng doanh thu của công ty [21]

Cơ cấu giá bán buôn thuốc nhập khẩu gồm có: Giá nhập khẩu, tổng chi phí, lợi nhuận bán buôn, trong đó:

-Giá nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá bán buôn từ 91,52%-91,78%. Giá nhập khẩu này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Tỷ giá ngoại tệ, yếu tố cung cầu, yếu tố độc quyền, yếu tố cạnh tranh... Đây đều là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Vói bất kỳ một sự tăng lên nào trong giá đầu vào đều có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến giá thành sản phẩm nhập khẩu và lợi nhuận thu được của công ty. Vì vậy công ty cần quản lý chi phí này một cách có hiệu quả. Để quản lý nguồn hàng mua hiệu quả, công ty cần quan tâm đến các nhà cung ứng và quản lý tốt chất lượng sản phẩm, do vậy công ty nên:

• Tạo được mối quan hệ bền vững lâu dài, trở thành khách hàng lớn và trung thành với nhà cung ứng, để từ đó có thế mạnh trong đàm phán và ký kết hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm trong khi giao nhận hàng, tăng cường công tác bảo quản hàng hóa để luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh hao hụt.

-Lợi nhuận bán buôn thuốc thành phẩm nhập khẩu của công ty tăng dần qua 3 năm và chiếm tỷ trọng 1,7-2,27% trong cơ cấu giá bán buôn và làm tăng giá thuốc sau giá Q F 1,84-2,48%. So với các công ty dược phẩm trong nước khác có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp như công ty dược phẩm Mediplantex, công ty dược

phẩm TWI, tỷ suất lợi nhuận so vói doanh thu bán buôn thuốc thành phẩm nhập khẩu của công ty cao hơn công ty Mediplantex(l,34%) [22], nhưng lại thấp hơn công ty dược phẩm TWI (4,17%) [4]. Do hoạt động của công ty dược phẩm TWI chủ yếu là kinh doanh, công ty đầu tư rất lớn chi phí cho hoạt động kinh doanh trực tiếp thuốc nhập khẩu, nên lợi nhuận thu được từ kinh doanh trực tiếp thuốc nhập khẩu khá cao 3,3 tỷ năm 2005. Trong khi đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Traphaco vẫn là sản xuất (Tỷ suất lọi nhuận thu được từ mặt hàng sản xuất 5,4%), nhập khẩu mới được công ty chú trọng từ năm 2004.

-Các chi phí làm tăng giá thuốc sau giá CIF từ 6,73-7,40%, các chi phí này đều ảnh hưỏìig lớn tới giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp, trong đó:

Thuế nhập khẩu của công ty làm tăng giá thuốc sau giá CIF 0,85%-1,05%, mức thuế này ảnh hưởng lớn tói giá thành sản phẩm nhập khẩu của công ty. Qua khảo sát giá bán lẻ hai mặt hàng thuốc nhập khẩu của công ty, một mặt hàng chịu thuế nhập khẩu (ZdiovitM) và một mặt hàng không chịu thuế nhập khẩu (Cefradine Inj) cho thấy, chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá nhập khẩu của Zdiovit M cao hơn của Cefradine Inj, mặc dù lọi nhuận thu được của Cefradine lớn hơn. Do vậy, trong mấy năm gần đây, để bảo hộ hợp lý sản xuất dược phẩm trong nước, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ tài chính đã xây dựng mức thuế nhập khẩu không chỉ căn cứ vào nhóm thuốc mà còn căn cứ vào từng loại hoạt chất, dạng bào chế cụ thể, khả năng sản xuất thuốc ở trong nước trên nguyên tắc [15]: Thuốc trong nước sản xuất đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước có thuế suất thuế nhập khẩu là 5% hoặc 10%. Thuốc trong nước chưa sản xuất được, dạng bào chế trong nước chưa sản xuất được hoặc thuốc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước có thuế suất là 0%. Đặc biệt trong những năm tới, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, có 47 dòng thuế có mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm, đó là dòng thuế hiện có

mức thuế suất nhập khẩu là 10% và 15%, mức giảm là từ 2-7% (trung bình là 3%) [24]. Điều đó làm cho giá thành thuốc nhập khẩu phải chịu thuế sẽ được giảm đi.

Chi phí giao nhận hàng tại cảng và vận chuyển hàng từ cảng về kho công ty tăng dần từ năm 2004-2006, tương ứng với việc tăng số lượng hàng hoá nhập khẩu của công ty. Chi phí này chiếm tỷ trọng khoảng 1% so với doanh thu bán buôn thuốc nhập khẩu, tương đương với chi phí dành cho hoạt động này của công ty dược phẩm TWI và Mediplantex. Như vậy cùng với thuế nhập khẩu, các chi phí này để đưa thuốc nhập khẩu về công ty đã làm tăng giá thuốc sau giá CIF

1,9-2,14%, còn lại là các chi phí dành cho lưu thông.

Lãi vay ngân hàng để đầu tư cho hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ do Traphaco là một công ty cổ phần vód 45% vốn nhà nước, kết hợp vói lợi nhuận liên tục tăng qua các năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, bổ sung vào nguồn vốn, nên nguồn vốn của công ty khá lớn, đó là điều đáng tự hào cho công ty. Do vậy trong những năm tới, thay vì vay vốn ngân hàng để kinh doanh thuốc nhập khẩu, công ty có thể huy động vốn bằng cách:

-Trích một phần vốn từ quỹ đầu tư phát triển sản xuất của công ty. -Tăng số vòng quay vốn, giảm hàng tồn kho.

-Nâng cao phần vốn tự có bằng tăng vốn cổ phần.

-Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận để tái đầu tư, bổ sung nguồn vốn.

Như vậy sẽ giảm được chi phí lưu thông, từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chi phi tiền lương cho cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán buôn thuốc từ 21,76%-27,73% và làm tăng giá thuốc sau giá CIF từ 1,46-2,05%. Chi phí này liên tục gia tăng qua các năm, cùng vói sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận, đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của doanh

nghiệp. Mức lương trung bình của cán bộ công ty năm 2006 là 3.5 triệu đồng/tháng khá cao so với lương trung bình của một số công ty khác trong nước cũng có chức năng sản xuất và nhập khẩu như Mediplatex (2.080.000 đồng/tháng); Vĩnh Phúc(1.515.000 đồng /tháng); và Hà Tây (2.200.000 đồng/tháng)[15,22]. Qua đó cho thấy ban giám đốc rất quan tâm đến thu nhập

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm traphaco giai đoạn 2004 2006 (Trang 47 - 62)