KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm traphaco giai đoạn 2004 2006 (Trang 33 - 62)

3.1.1 Các chỉ phí và các yếu tô cấu thành giá thuốc nhập khẩu

3.1.1.1 Giá trị nhập khẩu - (Giá đầu vào - Giá CIF)

a. Giá trị nhập khẩu theo cơ cấu hàng nhập khẩu

Bảng 3.4: Các mặt hàng nhập khẩu của công ty từ nám 2004-2006

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)

Thuốc thành phẩm 34.012,15 52,08 50.817,77 70,65 77.108,53 75,4 Nguyên liệu 31.292,60 47,92 21.112,5 29,35 25.152,3 24,6 Tổng giá trị NK 65.304,75 100 71.930,27 100 102.260,83 100 □ Thuốc thành phẩm ■ Nguyên liệu 2004 2005 2006

Nhân xét: Cơ cấu hàng mua của công ty chỉ gồm có thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc. Nguyên liệu làm thuốc bao gồm: nguyên liệu dược liệu (Curcumin, Ginko Biloba, White Ginseng...) và nguyên liệu tân dược, trong đó chủ yếu là các hoạt chất, ngoài ra còn có các tá dược phục vụ cho sản xuất thuốc của công ty.

Từ năm 2004 đến năm 2006, tỷ trọng nhập khẩu thuốc thành phẩm tăng dần từ 52,08% năm 2004, tăng lên 75,4% năm 2006, trong đó chủ yếu là các thuốc chuyên khoa đặc trị mà công nghiệp dược phẩm trong nước chưa sản xuất ra được như: Kháng sinh thế hệ mới, nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch... Tương ứng với sự tăng của tỷ trọng nhóm thuốc thành phẩm, là sự giảm dần của tỷ trọng nguyên liệu làm thuốc, tuy nhiên xét về mặt giá trị, giá trị nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc tăng giảm không đều. Năm 2004, giá tiỊ nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc là 31.292,60 triệu chiếm tỷ trọng 47,92%, gần tương đương với tỷ trọng thuốc thành phẩm, năm 2005 công ty giảm nhập nguyên liệu chỉ nhập 21.112,5 triệu, chiếm tỷ trọng 29,35%, sang đến năm 2006, giá trị nhập nguyên liệu lại tăng lên 25.152,3 triệu và chiếm tỷ trọng 24,6%. Do năm 2004 công ty mới đầu tư sang lĩnh vực nhập khẩu, nên vẫn tập trung nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất thuốc của công ty, đến các năm tiếp theo công ty đã chú trọng hcfn trong việc nhập khẩu thuốc thành phẩm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

b. Giá trị nhập khẩu theo nguồn hàng

Bảng 3.5: Các nguồn hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2004 -2006

Đơn vị: Triệu đồng

Nước 2004 2005 2006

Giá trị TT(%) Giá tri ■n\%) Giá trị TT(%)

An Độ 20.466,51 31,34 19.967,84 27,76 29.750,30 29,09 Trung Quốc 19.1840 29,37 20.464,16 28,45 28.952,76 28,31 Hàn Quốc 14.412,76 22,07 17.443,09 24,25 28.563,72 27,93 Ba lan 2.749,33 4,21 2.848,44 3,96 2.157,40 2,11 Các nước châu Mỹ 3.160,75 4,84 3.625,29 5,04 5.824,14 5,70 Các nước khác 5.335,40 8,17 7.581,45 10,54 7.012,51 6,86 Tổng 65.304,75 100 71.930,27 100 102.260,83 100

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

8.17% 22,07% 5.04% 31.34% 24.25% 10.54% 27.76% 27.93% 29.37% 28.45% 29.09% 28,31%

iấ n Đ Ộ ■ Trung Quốc 0 Hàn Quốc □ Ba lan 1030 nước châu Mỹ 1Các nước khác

HìnhSA: Biểu đồ biểu diễn các nguồn hàng nhập khẩu của công tyTraphaco Nhân xét: Nguồn hàng nhập khẩu của công ty từ các nước Trung Quốc, An Độ, Hàn Quốc, Ba Lan, các nước Châu Mỹ và một số nước khác như: Đức, Thụy sỹ, Triều Tiên... Trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc là 3 quốc gia công ty nhập khẩu hàng nhiều nhất.

Nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất thuốc của công ty được nhập khẩu chủ yếu từ các nước: Trung Quốc, Ẩn Độ, các nước châu Mỹ, Ba Lan trong đó giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là nhiều nhất. Năm 2004, hàng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm tỷ trọng 29,37%; năm 2005 là 28,45% và đến năm 2006 là 28,31%. Công ty nhập khẩu thuốc thành phẩm chủ yếu từ 2 quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc, ngoài ra từ các nước khác như: Ba Lan, Đức, Thái Lan, Singapo, Nam Triều Tiên... Năm 2006, nguồn hàng nhập khẩu của Ắi Độ chiếm tỷ trọng 29,09% và Hàn Quốc là 27,93%, đây là các quốc gia đang phát triển có giá thuốc phù hợp với khả năng thanh toán của nhiều người dân nước ta.

c. Giá trị nhập khẩu theo cơ cấu thuốc thành phẩm của công ty

Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc thành phẩm nhập khẩu của công ty

Đơn vị: triệu đồng Nhóm Thuốc

thành phẩm

2004 2005 2006

Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá tiỊ TT(%)

Kháng sinh 14.720,46 43,28 22.126,06 43,54 33.981,73 44,07 Tim mạch 5.363,72 15,77 9.782,42 19,25 18.027,97 23,38 Tiêu hóa 3.646,10 10,72 7.038,26 13,85 11.365,79 14,74 Vitamin- Thuốc bổ 5.649,42 16,61 4.761,63 9,37 5.451,57 7,07 Thuốc đông dược 1.207,43 3,55 802,92 1,58 786,51 1,02 Các loai khác 3.425,02 10,07 6.306,49 12,41 7.494,95 9,72 Tổng 34.012,15 100 50.817,77 100 77.108,53 100

9.72%

3 . 5 5 4 , 0 0 7 % , , . ■'■02%-

1 6 .6 1 % / ' ' ^ ^ 5 3 É Í | P SỉÍvỉ^ 43.28% ..■ ■ S a iÉ g 44.07%

19-25% 23.38%

^ Kháng sinh ■ T im mạch □ Tiêu hóa □ Vitamin-Thuốc bổ ■ Thuốc đông dược ^ Các loại khác

Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu thuốc tân dược nhập khẩu của công ty

Nhân xét: Cơ cấu thuốc thành phẩm nhập khẩu của công ty khá đa dạng, gồm có các nhóm: Kháng sinh, tiêu hóa, tim mạch, vitamin-thuốc bổ, thuốc đông dược và một số loại khác. Trong đó kháng sinh vẫn là nhóm thuốc được công ty nhập khẩu nhiều nhất, chủ yếu là các kháng sinh thế hệ mới như: Cephalosporin thế hệ III (Ceíotaxim, ceftazidim,ceftriaxon...) và thế hệ IV(Cefepim...) mà công nghiệp dược phẩm trong nước chưa sản xuất được. Điều này, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu điều trị của nước ta với đa số là các bệnh nhiễm khuẩn. Năm 2004, tỷ trọng nhóm thuốc kháng sinh nhập khẩu là 43,28% và năm 2006 là 44,07%. Nhóm thuốc tim mạch cũng được công ty khá chú trọng, thể hiện giá trị nhập khẩu và tỷ trọng nhóm thuốc này cũng tăng dần qua các năm và lớn thứ hai sau nhóm kháng sinh. Năm 2004 công ty nhập 5.363,72 triệu đồng chiếm 15,77%, đến năm 2006 công ty nhập 18.027,97 triệu đồng chiếm 23,38% tổng trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu. Tiếp đến là nhóm thuốc tiêu hóa, tỷ trọng nhóm thuốc này cũng tăng dần qua các năm chiếm tỷ trọng từ 10,72% đếnl4,74%. Nhóm vitamin- thuốc bổ có tỷ trọng giảm dần qua các năm, tuy nhiên xét về mặt giá trị, giá trị nhập khẩu nhóm thuốc này tăng giảm không đều. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số mặt hàng thuốc đông dược như: KelonAavone... nhưng với tỷ lệ nhỏ và giảm dần qua các năm.

3.1.1.2 Doanh thu thuốc thành phẩm nhập khẩu

Bảng 3.7: Cơ cấu doanh thu thuốc thành phẩm nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2004-2006

Đơn vị: Triệu đồng

Doanh thu 2004 2005 2006

Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)

Trực tiếp

kinh doanh 13.349,24 37,36 27.952,47 51,92 49.958,16 60,75 NK ủy thác 22.382,14 62,64 25.878,59 48,08 32.268,20 39,25

Tổng 35.731,38 100 53.831,06 100 82.226,36 100

■ Nhập khẩu ủy thác 1 Trực tiếp kinh doanh

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu doanh thu thuốc thành phẩm nhập khẩu của công ty từ năm 2004-2006

Nhân Jt:g7;H oat động kinh doanh thuốc thành phẩm nhập khẩu của công

ty gồm 2 hình thức: Trực tiếp kinh doanh và kinh doanh theo dịch vụ nhập khẩu ủy thác. Năm 2004, kinh doanh theo dịch vụ nhập khẩu ủy thác vẫn là hình thức kinh doanh chính của công ty, chiếm tỷ trọng 62,64% trong tổng doanh thu thu

được từ kinh doanh thuốc thành phẩm nhập khẩu, tuy nhiên kinh doanh theo hình thức này giảm dần từ năm 2004-2006, đến năm 2006, tỷ trọng doanh thu thu được theo hình thức này chiếm 39,25%. Tương ứng với sự giảm đi của mặt hàng ủy thác, là sự tăng doanh số của mặt hàng kinh doanh theo hình thức kinh doanh trực tiếp, hàng nhập khẩu của công ty được phân phối tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, thông qua các quầy thuốc và đại lý bán thuốc... Năm 2004, doanh số thu được theo hình thức kinh doanh này chỉ chiếm tỷ trọng 37,36%, đến năm 2006 đã tăng lên chiếm tỷ trọng 60,75% trong tổng doanh thu hàng nhập khẩu.

3.1.1.3 Phân tích các chi phí

Các chi phí cấu thành giá bán buôn thuốc nhập khẩu

Bảng 3.8: Các chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu từ năm 2004-2006

Đơn vị: Triệu Đồng

STT Chi phí 2004 2005

2006

Giá trị TT(%) Giá tiỊ TT(%) Giá trị TT(%)

1 Thuế nhập khẩu 104,68 11,56 217,32 12,53 479,65 15,58 2 Chi phí giao nhận hàng tại cảng 49,72 5,49 105,29 6,07 194,84 6,33 3 Qii phí vận chuyển từ cảngvề 84,07 9,28 164,87 9,50 307,96 10 4 Lãi vay 50,24 5,58 115,72 6,67 184,38 5,99 5 Chi phí bán hàng 390,21 43,1 720,68 41,55 1.218,92 39,6

5.1 Lương cho người

BH 138,33 15,28 212,54 12,25 378,84 12,31

5.2 Chi phí quảng cáo

tiếp thị&hỗ trợ BH 200,65 22,16 384,98 22,19 643,59 20,91

5.3 Vận chuyển,bốcdỡ 21,08 2,33 39,46 2,28 70,52 2,29

5.4 Chi phí khác 30,15 3,34 83,70 4,83 125,97 4,09

6 Chi phí quản lý 226,27 24,99 410,45 23,66 692,58 22,5

6.1 Lương cho người QL 112,75 12,45 182,96 10,55 290,88 9,45

6.2 KH&Sửa chữa

TSCĐ 20,59 2,27 48,27 2,78 85,63 2,78

6.3 Chi phí khác 92,93 10,27 179,22 10,33 316,07 10,27

„„5.58°/cß.49^ 6,67%6.07% 5,99°/^.33%

" 43,10% 9.50% ^ ^ - ^ B [ l ü g . 41,56% 10,00% ^ , ^ - ^ M g T ^ ^ x s g .e o y o

12.53% 15,58%

24,99% 23,66% 22,50%

H Chi phí bán hàng □ Thuế nhập khẩu ■ Lăi vay

■ Chi phí quản lý □ Chi phí vận chuyển từ cảngvề 1 Chi phí giao nhận hàng tại cảng

Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn các chi phí cấu thành giá bán buôn thuốc nhập khẩu Nhân xét: Tổng các chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu của công ty tăng lên khá cao qua các năm. Năm 2004, chi phí dành cho hoạt động này của công ty là 905,19 triệu đồng, sang đến năm 2006 là 3.078,33 triệu đồng, tăng gấp hofn 3 lần so với năm 2004. điều đó chứng tỏ công ty rất chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này. Các chi phí này gồm:

Chi phí bán hàng của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất và xét về mặt giá trị thì chi phí này tăng dần từ năm 2004-2006. Năm 2004 chi phí dành cho bán hàng là 390,21 triệu đồng chiếm 43,1% và đến năm 2006 là 1.218,92 triệu đồng chiếm 39,6% trong tổng các chi phí bán buôn thuốc và chiếm tỷ trọng từ 2,44-2,92% so với doanh thu bán buôn thuốc nhập khẩu.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 đó là chi phí quản lý, chi phí này cũng tăng dần về mặt giá trị từ năm 2004 -2006, tuy nhiên xét về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng chi phí này giảm dần qua các năm. Năm 2004 chi phí này chiếm tỷ trọng 24,99% sang đến năm 2006 chiếm tỷ trọng 22,5% so vói tổng chi phí bán buôn thuốc thành phẩm nhập khẩu. Chi phí quản lý là chi phí gián tiếp nhưng tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, cần tính toán và phân bổ chi phí này cho hợp lý đối với từng hoạt động của doanh nghiệp, để có thể đánh giá đúng hiệu quả của từng loại hoạt động phục vụ cho quản trị doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng quản lý gồm có: Lưong cán bộ công nhân viên, chi phí quảng cáo tiếp thị và hỗ trợ bán hàng, chi phí vận chuyển bốc xếp hàng hóa, chi phí khấu hao và sửa chữa tài sản cố định và một số chi phí khác, trong đó:

- Lương cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu, bao gồm lương cho nhân viên bán hàng và bộ phận quản lý, trong đó đã bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phụ cấp khác. Chi phí lương tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006, điều đó thể hiện tính hiệu quả trong việc kinh doanh của công ty. Năm 2006 chi phí tiền lương chiếm 21,75% trong tổng chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu và chiếm 1,34% so vói doanh thu bán buôn thuốc.

- Chi phí quảng cáo tiếp thị và hỗ trợ bán hàng là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, sau lưoíig cán bộ công nhân viên. Xét về mặt giá trị, chi phí này tăng dần qua các năm từ 2004-2006, về mặt tỷ trọng, chi phí này thay đổi không đáng kể. Năm 2004 chiếm tỷ trọng 22,16%, đến năm 2006 chiếm 20,91% tổng chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu và chiếm từ 1,29%-1,5% trong doanh thu bán buôn thuốc nhập khẩu. Chi phí này nhằm thúc đẩy việc bán hàng và tăng uy tín cho công ty. Chi phí này bao gồm: Chi phí quảng cáo; Hoa hồng bán hàng, hàng mẫu, hàng biếu; Chiết khấu bán buôn; Chi phí cho các buổi hội thảo giới thiệu thuốc trong bệnh viện, các hội nghị khách hàng,các hội trợ triển lãm... Chi phí làm tờ rơi, các tài liệu giới thiệu về thuốc; trong đó chi phí quảng cáo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loại phương tiện nhằm hỗ trợ bán hàng, gồm có quảng cáo trên truyền hình, trên các phương tiện truyền thanh, trên các báo chí (báo sức khỏe đời sống, tiền phong, gia đình xã hội.. .)•

- Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa là các chi phí dùng để vận chuyển hàng hóa đến noi bán hàng. Chi phí này tăng dần từ năm 2004-2006, đó là do khối lượng hàng hóa nhập khẩu của công ty tăng dần và giá xăng dầu trong mấy năm gần đây có sự gia tăng rõ rệt. Nhìn chung, chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm khoảng 2,28-2,23% trong tổng chi phí bán buôn thuốc.

- Qii phí khấu hao và sửa chữa tài sản cố định là các chi phí dùng để bù đắp giá trị TSCĐ đã bị hao mòn trong quá trình kinh doanh thuốc, gồm các cửa

hàng phân phối thuốc, kho chứa thuốc, các phương tiện vận chuyển... Chi phí này cũng tăng dần qua các năm và chiếm 2,27-2,78% tổng chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu.

- Các chi phi khác: Các chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu và tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006. Năm 2004

chiếm tỷ trọng 13,61%, sang đến năm 2006 chiếm tỷ trọng 14,36%. Chi phí này bao gồm: Phí điện thoại, điện báo, tiền điện nước, đồ dùng văn phòng, phí đào tạo....

Thuế nhập khẩu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bán buôn thuốc thành phẩm nhập khẩu, với mức thuế suất là 5% hoặc 10%. Thuế nhập khẩu mà công ty phải đóng tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006, tương ứng với việc tăng số lượng hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế. Năm 2004 công ty phải nộp 104,68 triệu chiếm tỷ trọng 11,56%, sang đến năm 2006 công ty nộp 479,65 triệu chiếm tỷ trọng 15,58%. Một số mặt hàng chịu thuế nhập khẩu 5% như các hormon chứa Dexamethasone, một số thuốc hướng tâm thần chứa hoạt chất Phenobarbitan, Diazepam... và chịu thuế nhập khẩu 10% như: Các hợp chất chứa Penicillin và dẫn xuất của chúng, các Vitamin tổng hợp...

Lãi vay chủ yếu từ vay ngân hàng, nhìn chung lãi vay của công ty chiếm tỷ ữọng khá nhỏ trong tổng chi phí bán buôn thuốc nhập khẩu, trong cả 3 năm chiếm tỷ trọng «6%.

Chi phí giao nhận hàng tại cảng gồm các loại chi phí khi thực hiện công tác giao nhận hàng, kể từ khi hàng hóa về tới cảng quy định và được chuyển từ người giao hàng sang đại diện nhận hàng của công ty. Từ năm 2004 đến năm 2006, chi phí này chiếm khoảng từ 5,49-6,33% trong tổng các chi phí bán buôn thuốc và chiếm từ 0,37-0,39% so vói doanh thu bán buôn và khác nhau tùy theo từng lô hàng, trong đó chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là phí CFS, thường chiếm từ 50- 60% trong tổng chi phí giao nhận hàng, sau đó là đến chi phí DO và chi phí lưu

kho, lưu bãi, đối với những lô thuốc cần bảo quản trong kho lạnh và phải chờ đợi lâu trong khi hoàn thành thủ tục, thì chi phí lưu kho là khá cao.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm traphaco giai đoạn 2004 2006 (Trang 33 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)