Chúng tôi phân các trường hợp khám thành 3 loại: loại 1 có thời gian khám lớn hơn 7,5 phút, loại 2 từ 5 đến dưới 7,5 phút, loại 3 dưới 5 phút . Số liệu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6: Phân loại theo thời gian khám bệnh và kê đơn
Trường hợp Nghiên cứu Thòi gian khám Trung bình p < 5’ 5’ - <7,5’ >7,5’ Khám thai Trước 93 7 0 3’25” >0,05 Sau 91 8 1 3’34” Khám phụ khoa Trước 7 68 25 6’05” >0,05 Sau 6 72 22 6’ 16” Nhận xét:
- Thời gian khám bệnh và kê đơn trung bình của trước và sau can thiệp trong mỗi trường hợp khám thai hoặc khám phụ khoa khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05).
- Khám thai thường chưa đến 5 phút (chiếm hơn 90%) trong khi khám phụ khoa lại có tới hơn 90 trường hợp khám trên 5 phút, trong đó thời gian khám từ 5 đến 7,5 phút là chủ yếu. Thời gian một ca khám thai trung bình là ~ 3’30” thấp hơn khám phụ khoa trung bình là ~ 6’10”. Nhìn chung thời gian khám như vậy là tốt và phù hợp với từng trường hợp bệnh.
3.1.6 Thòi gian bác sỹ HDSD thuốc trực tiếp cho bệnh nhân
Thời gian HDSD thuốc là thông số phần nào phản ánh được chất lượng HDSD thuốc của bác sỹ cho bệnh nhân. Chúng tôi đo lường thời gian HDSD thuốc trực tiếp của bác sỹ cho bệnh nhân, sau đó so sánh giá trị trung bình thời gian hướng dẫn trước và sau can thiệp. Kết quả được ghi trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Thời gian HDSD thuốc của bác sỹ cho bệnh nhãn
Trường hợp Nghiên cứu Thời gian HDSD
trung bình (giây) Sd p
Khám thai Trước can thiệp 4,3” ± 2,2” <0,01
Sau can thiệp 5,6” ± 1,4”
Khám phụ Trước can thiệp 5,7” ± 3,4”
<0,01 1
khoa Sau can thiệp 7,8” ± 2,8”
Nhận xét:
- Trong khám thai, thời gian trung bình bác sỹ HDSD thuốc cho bệnh nhân trước can thiệp là 4,3 giây, sau can thiệp đã tăng lên 5,6 giây. Với p<0,01, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
- Kết quả cũng tương tự đối với trường hợp khám phụ khoa. Trước can thiệp, thời gian bác sỹ HDSD thuốc cho bệnh nhân trung bình là 5,7 giây, sau can thiệp con số này là 7,8 giây.
Như vậy, thời gian HDSD thuốc của bác sỹ đã tăng lên rõ rệt. Chứng tỏ các biện pháp can thiệp đã nâng cao chất lượng HDSD thuốc của bác sỹ cho bệnh nhân.
- Cả trưóc và sau can thiệp thì thòi gian HDSD thuốc trung bình của bác sỹ trong trường hợp khám phụ khoa đều lớn hơn trong khám thai. Điều này có thể giải thích do các thuốc được kê trong đơn khám thai thường đơn giản hơn (chủ vếu là sắt, canxi và vitamin), đồng thòi bệnh nhân khám thai thường quay lại khám theo định kỳ, họ đã được hướng dẫn trong những lần khám trước đó.
3.2. CHẤT LƯỢNG HDSD THUỐC CỦA Dược SỸ3.2.1 Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong bán thuốc 3.2.1 Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong bán thuốc
Khảo sát trên 100 trường hợp mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện sau can thiệp so sánh với 100 trường hợp trước can thiệp cho kết quả như sau:
Bảng 3.8: Chất lượng thông tin HDSD thuốc của dược sỹ trong bán thuốc
Các thông tin HDSD thuốc Số trường hợp bán thuốc p
Trước CT Sau CT
HD đường dùng đầy đủ 33 58 <0,01
HD liều dùng một lần đầy đủ 31 56 <0,01
HD số lần dùng một ngày đầy đủ 33 59 <0,01
HD thời điểm dùng đầy đủ 8 38 <0,01
HD cách tránh tương tác thuốc- thuốc,
thuốc- thức ăn, thuốc- nước uống. 0 0 >0,05
HD theo dõi, xử lý ADR thường gặp 0 0 >0,05
HD bảo quản thuốc 2 3 >0,05
Nhận xét:
Hướng dẫn sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dược sỹ bán (cấp) thuốc. Trước can thiệp, tỷ lệ bán thuốc có hướng dẫn sử dụng rất thấp (gần 1/3), mức độ hướng dẫn rất sơ sài. Sau can thiệp, sự hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sỹ đã được nâng cao (đạt hơn 50%) song có mặt vẫn chưa được đáp ứng:
- Trước can thiệp, số trường hợp hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày đầy đủ là xấp xỉ nhau (33-31-33). Sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể (58- 56- 59). Cả 3 trường hợp với p < 0,01, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Như vậy các biện pháp can thiệp đã có hiệu quả đối với thói quen dược sỹ bán thuốc trong việc hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày đầy đủ cho người bệnh.
- Đặc biệt ý thức hướng dẫn thòi điểm dùng của dược sỹ bán thuốc cho người bệnh được nâng cao rõ rệt. Trước đây, chỉ có 8% số trường hợp được hướng dẫn thời
điểm dùng đầy đủ, các trường hợp này thường rơi vào thuốc đặt (được hướng dẫn đặt trước khi đi ngủ). Hiện nay, con số này đã tăng cao, lên đến 38%. Nhiều trường hợp dược sỹ bán thuốc đã hướng dẫn cụ thể thời điểm dùng các thuốc uống cho người bệnh. Chứng tỏ các biện pháp can thiệp đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong thói quen về hướng dẫn thời điểm dùng của dược sỹ bán thuốc.
- Tuy nhiên 100% trường hợp cả trước và sau can thiệp đều không hướng dẫn bệnh nhân cách tránh tương tác, cách theo dõi, xử trí ADR thường gặp. Đây không chỉ là ý thức, thói quen mà nó còn phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người dược sỹ. Vì vậy bệnh viện cần cần đẩy mạnh các biện pháp can thiệp về chuyên môn hơn nữa.
- Các dược sỹ bán thuốc rất hiếm khi hướng dẫn bảo quản thuốc. Kết quả trước và sau can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chỉ có 2 trường hợp trước can thiệp và 3 trường hợp sau can thiệp có hướng dẫn bảo quản. Các trường hợp này chủ yếu là các loại thuốc tiêm được hướng dẫn để ở ngăn mát tủ lạnh.
3.2.2 Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong cấp thuốc
Khảo sát trên 100 trường hợp cấp thuốc tại phòng phát thuốc bệnh viện sau can thiệp so sánh vói 100 trường hợp trước can thiệp cho kết quả như sau:
Bảng 3.9: Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong cấp thuốc.
Các thông tin HDSD thuốc Sô trường hợp phát thuốc p
Trước CT Sau CT
HD đường dùng đầy đủ 24 48 <0,01
HD liều dùng một lần đầy đủ 22 46 <0,01
HD số lần dùng một ngày đầy đủ 21 47 <o,oí
HD thời điểm dùng đầy đủ 12 33 <0,01
HD cách tránh tương tác thuốc- thuốc,
thuốc- thức ăn, thuốc- nước uống. 0 0 >0,05
HD theo dõi, xử lý ADR thường gặp 0 0 >0,05
I
Nhận xét:
Nhìn chung mức độ hướng dẫn của dược sỹ cấp thuốc cả trước và sau can thiệp còn thấp hơn rất nhiều so với dược sỹ bán thuốc. Tuy nhiên nếu xét hiệu quả của các biện pháp can thiệp đối vófi dược sỹ cấp thuốc cũng được thể hiện như trường hợp bán thuốc:
- Tỷ lệ hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày đầy đủ trước can thiệp tương ứng 24- 22- 21%, sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên có ý nghĩa là 48- 46- 47%.
- Số trường hợp hướng dẫn thời điểm dùng cũng được tăng khích lệ từ 12% đến 33%.
- Cả trước và sau can thiệp, 100% trường hợp đều không hướng dẫn cách tránh tương tác, theo dõi, xử lý ADR cũng như bảo quản thuốc. Như vậy, trong trường hợp này các biện pháp can thiệp đã không thể hiện được hiệu quả.
Qua thực tế khảo sát cho thấy:
- Tuy can thiệp được thực hiện trên tất cả các đối tượng là dược sỹ bán hay cấp thuốc nhưng mức độ HDSD thuốc vẫn còn phụ thuộc vào thói quen của từng dược sỹ. Có dược sỹ thường xuyên hướng dẫn, có dược sỹ rất ít khi hướng dẫn.
- Mặc dù theo điều tra khảo sát trước đối tượng bệnh nhân mua thuốc có tỷ lệ lớn là phụ nữ cho con bú [17], đây là đối tượng cần chú ý đặc biệt trong hướng dẫn sử dụng thuốc, nhưng 100% trường hợp các dược sỹ vẫn chưa hình thành thói quen đặt câu hỏi: Chị (cô, bác) có mang thai hoặc cho con bú không? (đối với phụ nữ mua thuốc mà trong đơn không ghi rõ ràng là người mang thai hoặc cho con bú hay không).
- Có nhiều trường hợp dược sỹ chỉ hướng dẫn sử dụng thuốc khi bệnh nhân có yêu cầu; vì vậy chúng tôi đã thống kê thêm 1 chỉ số: Mức độ chủ động trong HDSD thuốc của dược sỹ bán (cấp) thuốc.
3.2.3 Mức độ chủ động của dược sỹ trong HDSD thuốc
Khảo sát mức độ chủ động HDSD thuốc của dược sỹ trong 100 trường hợp bán và 100 trường hợp cấp thuốc sau can thiệp và so sánh với số liệu của nghiên cứu trước can thiệp. Kết quả được ghi trong bảng 3.10 và thể hiện qua 2 biểu đồ 3.3, biểu đồ 3.4.
1 Trường hợp Nghiên cứu Có HDSD thuốc Không HDSD p Tổng số Chủ động Bị động Bán thuốc Trước 69 39 (56,5% có HD) 30 (43,5% có HD) 31 <0,01 Sau 84 67 (79,8% có HD) 17 (20,2%) 16 Cấp thuốc Trước 40 12 (30,0% có HD) 28 (70,0% có HD) 60 <0,01 Sau 64 33 (51,6% có HD) 31 (48,3% có HD) 36 Tổng số Trước 109 (54,5%) 51 (46,8% có HD) 58 (53,2% có HD) 91 (45,5%) <0,01 Sau 148 (74%) 100 (67,6% có HD) 48 (32,4% có HD) 52 (26%) Không đôngChủ Không hướng Chủ động Bị động 24% Biểu đồ 3.3: Mức độ HD chủ động Biểu đồ 3.4: Mức độ HD chủ của dược sỹ trước can thiệp động của dược sỹ sau can thiệp
Nhận xét:
Mục tiêu đặt ra là khảo sát về ý thức chủ động trong hướng dẫn của dược sỹ nên chúng tôi tính trên các trường hợp có hướng dẫn chứ không phải là có hướng dẫn đầy đủ, vì vậy số trường hợp có HDSD thuốc cao hơn mức thống kê ở trên.
- Trong bán thuốc, trước can thiệp, trong số 69 trường hợp có hướng dẫn, chỉ có 39 trường hợp hướng dẫn chủ động (chiếm 56,5% trường hợp có HD), còn lại 30
trường hợp (chiếm 43,5% có HD) chỉ hướng dẫn khi bệnh nhân có yêu cầu. Sau can thiệp, số trường hợp có hướng dẫn đã tăng lên 84, trong đó có số trường hợp hướng dẫn chủ động đã tăng lên 67 (chiếm 79,8% có HD), hướng dẫn bị động chỉ còn 17 trường hợp (chiếm 20,2% có HD). Với p<0,01 sự khác biệt về tỷ lệ trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê.
- Trong cấp thuốc, trước can thiệp, trong số 40 trường hợp có hướng dẫn, chỉ có 12 trường hợp hướng dẫn chủ động (chiếm 30,0% có HD), có đến 28 trường hợp (70,0% có HD) chỉ hướng dẫn khi bệnh nhân có yêu cầu. Sau can thiệp, số trường hợp có hướng dẫn đã tăng lên 64, trong đó số trường hợp hướng dẫn chủ động đã tăng lên 33 (chiếm 51,6% có HD), hướng dẫn bị động chỉ còn 31 trường hợp (chiếm 48,3% có HD). Sự khác biệt về tỷ lệ trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
- Trong cả trường hợp cấp và phát thuốc trước và sau can thiệp thì mức độ chủ động trong HDSD thuốc của các dược sỹ có sự thay đổi tích cực. Với Ptf;ng<0,01, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy các can thiệp là có hiệu quả nâng cao ý thức chủ động HDSD thuốc của các dược sỹ.
3.3. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA BỆNH NHÂN VỂ CÁCH s ử DỤNG THUỐC
Như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát của chúng tôi ỉà bệnh nhân sau khi mua thuốc từ nhà thuốc bệnh viện hoặc bệnh nhân nhận thuốc cấp từ phòng phát thuốc bảo hiểm của bệnh viện được lựa chọn ngẫu nhiên. Tuy nhiên trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, một số bệnh nhân sau khi mua còn quay lại chỗ bác sỹ nghe hướng dẫn và một số bệnh nhân đến mua thuốc nhưng không qua khám tại bệnh viện, do đó chúng tôi loại những trường hợp này ra khỏi khảo sát.
3.3.1 Mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc
Khảo sát 100 trường hợp bệnh nhân mua thuốc sau can thiệp và so sánh với sự hiểu biết về cách sử dụng thuốc của 100 trường hợp bệnh nhân trước can thiệp. Kết quả được ghi trong bảng 3.11.
Bảng 3.11: Tỷ lệ bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện biết cách sử dụng thuốc đúng.
Các thông tin về sử dụng thuốc Nghiên cứu
Bệnh nhân mua
thuốc (n=100) p 1
Đường dùng đúng của các thuốc Trước 94 >0,05
Sau 97
Liều dùng một lần của các thuốc Trước 88 >0,05
Sau 93
Số lần dùng một ngày của các thuốc Trước 92 >0,05
Sau 95
Thòi điểm dùng của thuốc Trước 74 >0,05
Sau 88
Cách tránh tương tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, thuốc-nước uống.
Trước 2
<0,01
Sau 32
Cách bảo quản các thuốc Trước 2 <0,01
Sau 28
Nhận xét:
Trước và sau can thiệp vẫn còn có một số lượng nhỏ bệnh nhân không biết đường dùng đầy đủ của các thuốc (6% và 3%); liều dùng một ngày của các thuốc (8% và 5%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa bởi khi khảo sát không tránh khỏi những trường hợp người đi mua thuốc hộ, hoặc không chú ý nghe hướng dẫn mà để về nhà đọc trên đơn kê.
- Trước can thiệp có tới 12% số bệnh nhân không biết liều dùng một lần của các thuốc, sau can thiệp tỷ lệ này vẫn còn lại 7%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê; trong đó bao gồm một số bệnh nhân hiểu nhầm hướng dẫn liều dùng. Ví dụ: Một số đơn viết “ngày dùng 2 viên /2 lần” bệnh nhân hiểu là ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên. Như vậy việc kê đơn cụ thể rõ ràng là rất có ý nghĩa.
- Tỷ lệ bệnh nhân biết thời điểm dùng đúng của các thuốc là khá cao, trước can thiệp là 74%, sau can thiệp là 88%, mặc dù thông tin này không được bác sỹ, dược sỹ hướng dẫn đầy đủ. Sở dĩ như vậy là do đa số bệnh nhân dùng thuốc theo i thói quen, thường là uống thuốc sau bữa ăn, còn thuốc đặt dùng trước khi đi ngủ...
Trong rất nhiều trường hợp cách dùng này ngẫu nhiên đúng với tiêu chuẩn đánh giá mà chúng tôi đề ra.
- Trước can thiệp chỉ có 2 trường hợp bệnh nhân biết nên dùng nước trắng để uống thuốc đồng thời biết nên bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp; tuy nhiên hai bệnh nhân này đã qua lớp sơ cấp dược nên những thông tin trên họ đã được học, không phải do bác sỹ hay dược sỹ hướng dãn. Sau can thiệp, tỷ lệ này đã tăng lên rất khả quan. Có tới 32 bệnh nhân biết dùng nước trắng để uống thuốc và còn biết thêm lượng nước nên dùng trong một lần uống. 28 trường hợp người mua thuốc biết để thuốc ở những nơi thoáng mát và nhiệt độ thấp. Tuy vậy, các thông tin này bệnh nhân biết được không phải chỉ cán bộ y tế tại bệnh viện cung cấp mà còn do họ đọc tờ HDSD hoặc từ các phương tiện truyền thông khác.
3.3.2 Mức độ nhận thức của bệnh nhân được cấp thuốc Kết quả khảo sát và so sánh được ghi trong bảng 3.12. Kết quả khảo sát và so sánh được ghi trong bảng 3.12.
Bảng 3.12: Tỷ lệ bệnh nhân được cấp thuốc tại phòng phát thuốc bệnh viện biết cách sử dụng thuốc đúng
Các thông tin về sử dụng thuốc Nghiên cứu
Bệnh nhân được cấp
thuốc (n=100) p
Đường dùng đúng của các thuốc Trước 96 >0,05
Sau 99
Liều dùng một lần của các thuốc Trước 91 >0,05
Sau 92
Số lần dùng một ngày của các thuốc Trước 91 >0,05
Sau 90
Thời điểm dùng của thuốc Trước 81 >0,05
Sau 83
Cách tránh tương tác thuốc- thuốc, thuốc- thức ăn, thuốc- nước uống.
Trước 0
>0,05
Sau 7
Cách bảo quản các thuốc Trước 0 >0,05
Sau 6
Nhận xét:
- Mặc dù chất lượng thông tin HDSD thuốc của dược sỹ cấp thuốc nói chung