Tỷ lệ thuốc có trong DMT thiết yếu của BYT và của BVPSHN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu qua các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 30 - 60)

Chúng tôi phân các đơn thuốc thành 3 loại: loại I có 100% thuốc nằm trong DMT thiết yếu, loại II có từ 50% đến dưới 100% thuốc nằm trong DMT thiết yếu và loại III có ít hơn 50% thuốc nằm trong DMT thiết yếu.

3.1.2.1 Tỷ lệ thuốc có trong DMT thiết yếu của BYT [9]

Chúng tôi tiến hành khảo sát sau can thiệp và so sánh với tỷ lệ trung bình của 5 nhóm trước can thiệp, kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 : Tỷ lệ đơn có thuốc thuộc DMT thiết yếu của BYT.

Phân loại đơn Nghiên cứu Nhóm I Nhóm n Nhóm III Nhóm IV Nhóm V % TB 11=500 Loai I Trước CT 77 74 35 70 65 64,2 Sau CT 83 86 56 82 76 76,6 Loại II Trước CT 22 22 54 28 27 30,6 Sau 16 13 39 18 20 21,2 Loai III Trước CT 1 4 11 2 8 5,2 SauCT 1 1 5 0 4 2,2 p <0,01 Nhận xét:

- Theo nghiên cứu trước can thiệp, trung bình chỉ có 64.2% đơn loại I, 30.6% đơn loại II, 5,2% đơn loại III, trong đó cao nhất nhóm I và nhóm II (77% và 74% đơn loại I).

- Sau can thiệp, hai nhóm này vẫn có số thuốc được kê nằm trong DMT thiết yếu BYT nhiều nhất, lý do là hai nhóm này chủ yếu điều trị tiếp theo phác đồ của »"> nội trú. Tỷ lệ trung bình đơn loại I đã tăng lên 76,6%; đơn loại II và loại III giảm rõ

rệt chỉ còn 21,2% và 2,2%. Với p< 0,01, sự khác biệt giữa hai tỷ lệ trung bình là có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các phương pháp tác động của bệnh viện là có hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ thuốc được kê nằm trong DMT thiết yếu của BYT.

3.1.2.2 Tỷ lệ thuốc trong DMT thiết yếu của BVPSHN [12]

Trước can thiệp, trung bình chỉ có 56,6% đơn loại I, 32,4% đơn loại II, 11% đơn loại III. Nhìn chung thuốc ngoài DMT được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu tập trung vào đơn kê tại phòng khám, trong đó nhiều nhất ở nhóm sau thủ thuật (73% ngoài DMT thiết yếu của BVPSHN).

Kết quả khảo sát sau can thiệp và so sánh với tỷ Ịệ trung bình của 5 nhóm trước can thiệp được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tỷ lệ đơn có thuốc thuộc DMT thiết yếu của BVPSHN.

Phân loại đơn Nghiên cứu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm y % TB n=500 Loai I Trước 70 65 27 61 60 56,6 Sau 79 73 47 78 79 71,2 Loai II Trước 28 27 42 35 30 32,4 Sau 20 23 33 20 15 22,2 Loai III Trước 2 8 31 4 10 11,0 Sau 1 4 20 2 6 6,6 p <0,01 Nhận xét:

- Sau can thiệp, tương quan này giữa các nhóm là không đổi tuy nhiên có sự thay đổi đáng khích lệ giữa các loại đơn. Tỷ lệ trung bình đơn loại I đã tăng lên 71,2%, đơn loại II và loại III giảm xuống còn 22,2% và 6,6%. Vói p< 0,01, sự khác biệt giữa hai tỷ lê trung bình là có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các phương pháp tác động của bệnh viện là có hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ thuốc được kê nằm trong DMT thiết yếu của BVPSHN.

Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy dù bệnh viện đã thực hiện phổ biến DMT đến tất cả các khoa lâm sàng và khối điều trị ngoại trú nhưng chưa có nhiều bác sỹ thực sự quan tâm đến điều này. Chúng tôi đặt câu hỏi với các bác sỹ là có sử

dụng DMT thiết yếu trong kê đơn hay không? Câu trả lời là có thu được không nhiều. Các bác sỹ vẫn kê đơn thuốc dựa vào kinh nghiệm của mình và nhiều khi thuốc này ngẫu nhiên có trong DMT thiết yếu. Vì vậy, để đạt mục tiêu theo tổ chức Y Tế Thế Giói đưa ra là 100% thuốc được kê nằm trong DMT thiết yếu thì các biện pháp can thiệp cần được đẩy mạnh hơn nữa.

3.1.3 Các thông tin hướng dẫn về đường dùng và thòi điểm dùng

Các hướng dẫn liều dùng một lần và số lần dùng một ngày trên đơn kê luôn đầy đủ (100%) cả trước và sau can thiệp, bởi đây là hướng dẫn càn bản nhất trong đơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trước can thiệp chỉ ra rằng chất lượng thông tin hướng dẫn về đường dùng và thời điểm dùng trong đơn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đánh giá lại các chỉ số này.

3.1.3.1 Hướng dẫn đường dùng:

Khảo sát tỷ lệ hướng dẫn đường dùng trên đơn kê sau can thiệp và so sánh với số liệu của nghiên cứu trước can thiệp cho kết quả như sau:

Bảng 3.4: Tỷ lệ đơn hướng dẫn đường dùng đầy đủ.

Nghiên cứu Nhóm I Nhóm n Nhóm III Nhóm IV Nhóm V TB% (n=500) Trước 98 97 100 98 100 98,6 Sau 99 100 96 100 99 98,8 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét:

Trước và sau can thiệp hướng dẫn đường dùng đều không đạt 100% là do có một số thuốc chỉ hướng dẫn ví dụ như: “ngày 1 viên”, “ngày 2 viên chia 2” mà không nêu rõ đường uống hay đường khác. Việc này có thể gây lẫn lộn đường uống với các đường đưa thuốc khác cũng bào chế dạng viên.

3.1.3.2 Hướng dẫn thòi điểm dùng :

Kết quả khảo sát tỷ lệ hướng dẫn thời điểm dùng trên đơn kê sau can thiệp và so sánh với số liệu của nghiên cứu trước can thiệp được thể hiện bằng biểu đồ 3.2.

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV NhómV TBình

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đơn có hướng dẫn thời điểm dùng đầy đủ.

Nhận xét:

- Trước can thiệp, tỷ lệ đơn có hướng dẫn thời điểm dùng đầy đủ chiếm tỷ lệ rất thấp (trung bình 8,0%), thường chỉ có những thuốc đặt được hướng dẫn đầy đủ

như: “đặt một viên vào buổi tối trước khi đi ngủ” hoặc đơn có chứa sắt và vitamin được hướng dẫn “uống ngày 1 gói (viên) sau bữa ăn”.

- Sau can thiệp, tỷ lệ đơn có hướng dẫn thời điểm dùng đầy đủ đã tăng lên đáng kể (31,6%). Nhiều thuốc đã được các bác sỹ nêu rõ thời gian chính xác vào giờ nào để sử dụng. Vói p<0,01, sự khác biệt về kết quả của cả 5 nhóm trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các biện pháp can thiệp đã có hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ hướng dẫn thời điểm dùng đầy đủ của bác sỹ trên đơn kê cho người bệnh. Tuy nhiên phần lớn đơn thuốc (68,4%) vẫn chưa hướng dẫn đầy đủ thời điểm dùng và vẫn còn tồn tại một số đơn hướng dẫn như “ngày uống 3 viên chia 2” gây rất nhiều thắc mắc cho bệnh nhân.

3.1.4 Hướng dẫn tránh tương tác thuốc trong đon

Phần này chúng tôi khảo sát trên toàn bộ 500 đơn sau can thiệp và so sánh với số liệu của 500 đơn trước can thiệp, kết quả như sau :

Bảng 3.5: Tương tác thuốc có trong đơn.

Ị Nghiên Không có Có tương tác

cứu tương tác Tổng Không xử lý Có xử lý

Trước can Số đơn 497 3 3 0

thiệp % 99,4% 0,6% 0,6% 0%

Sau can Số đơn 498 2 2 0

Nhận xét:

- Trước can thiệp, trong tổng số 500 đơn có 3 đơn có tương tác, 1 đơn ở nhóm I và 2 đơn ở nhóm IV nhưng đều không được hướng dãn cách tránh.

- Sau can thiệp, cũng trong tổng số 500 đơn có 2 đơn có tương tác, 1 đơn ở nhóm I và 1 đơn ở nhóm IV và vãn không được hướng dẫn cách tránh. Như vậy có

thể thấy, mặc dù các biện pháp can thiệp đã được áp dụng, song các bác sỹ kê đơn vẫn không hướng dẫn bệnh nhân cách tránh tương tác thuốc. Điều này có thể do bác sỹ chưa được cập nhật những kiến thức liên quan đến vấn đề tương tác thuốc hoặc còn chưa có thói quen hướng dẫn cho người bệnh cách tránh.

3.1.5 Thời gian bác sỹ khám bệnh kê đơn

Chúng tôi phân các trường hợp khám thành 3 loại: loại 1 có thời gian khám lớn hơn 7,5 phút, loại 2 từ 5 đến dưới 7,5 phút, loại 3 dưới 5 phút . Số liệu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.6: Phân loại theo thời gian khám bệnh và kê đơn

Trường hợp Nghiên cứu Thòi gian khám Trung bình p < 5’ 5’ - <7,5’ >7,5’ Khám thai Trước 93 7 0 3’25” >0,05 Sau 91 8 1 3’34” Khám phụ khoa Trước 7 68 25 6’05” >0,05 Sau 6 72 22 6’ 16” Nhận xét:

- Thời gian khám bệnh và kê đơn trung bình của trước và sau can thiệp trong mỗi trường hợp khám thai hoặc khám phụ khoa khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05).

- Khám thai thường chưa đến 5 phút (chiếm hơn 90%) trong khi khám phụ khoa lại có tới hơn 90 trường hợp khám trên 5 phút, trong đó thời gian khám từ 5 đến 7,5 phút là chủ yếu. Thời gian một ca khám thai trung bình là ~ 3’30” thấp hơn khám phụ khoa trung bình là ~ 6’10”. Nhìn chung thời gian khám như vậy là tốt và phù hợp với từng trường hợp bệnh.

3.1.6 Thòi gian bác sỹ HDSD thuốc trực tiếp cho bệnh nhân

Thời gian HDSD thuốc là thông số phần nào phản ánh được chất lượng HDSD thuốc của bác sỹ cho bệnh nhân. Chúng tôi đo lường thời gian HDSD thuốc trực tiếp của bác sỹ cho bệnh nhân, sau đó so sánh giá trị trung bình thời gian hướng dẫn trước và sau can thiệp. Kết quả được ghi trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Thời gian HDSD thuốc của bác sỹ cho bệnh nhãn

Trường hợp Nghiên cứu Thời gian HDSD

trung bình (giây) Sd p

Khám thai Trước can thiệp 4,3” ± 2,2” <0,01

Sau can thiệp 5,6” ± 1,4”

Khám phụ Trước can thiệp 5,7” ± 3,4”

<0,01 1

khoa Sau can thiệp 7,8” ± 2,8”

Nhận xét:

- Trong khám thai, thời gian trung bình bác sỹ HDSD thuốc cho bệnh nhân trước can thiệp là 4,3 giây, sau can thiệp đã tăng lên 5,6 giây. Với p<0,01, sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê.

- Kết quả cũng tương tự đối với trường hợp khám phụ khoa. Trước can thiệp, thời gian bác sỹ HDSD thuốc cho bệnh nhân trung bình là 5,7 giây, sau can thiệp con số này là 7,8 giây.

Như vậy, thời gian HDSD thuốc của bác sỹ đã tăng lên rõ rệt. Chứng tỏ các biện pháp can thiệp đã nâng cao chất lượng HDSD thuốc của bác sỹ cho bệnh nhân.

- Cả trưóc và sau can thiệp thì thòi gian HDSD thuốc trung bình của bác sỹ trong trường hợp khám phụ khoa đều lớn hơn trong khám thai. Điều này có thể giải thích do các thuốc được kê trong đơn khám thai thường đơn giản hơn (chủ vếu là sắt, canxi và vitamin), đồng thòi bệnh nhân khám thai thường quay lại khám theo định kỳ, họ đã được hướng dẫn trong những lần khám trước đó.

3.2. CHẤT LƯỢNG HDSD THUỐC CỦA Dược SỸ3.2.1 Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong bán thuốc 3.2.1 Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong bán thuốc

Khảo sát trên 100 trường hợp mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện sau can thiệp so sánh với 100 trường hợp trước can thiệp cho kết quả như sau:

Bảng 3.8: Chất lượng thông tin HDSD thuốc của dược sỹ trong bán thuốc

Các thông tin HDSD thuốc Số trường hợp bán thuốc p

Trước CT Sau CT

HD đường dùng đầy đủ 33 58 <0,01

HD liều dùng một lần đầy đủ 31 56 <0,01

HD số lần dùng một ngày đầy đủ 33 59 <0,01

HD thời điểm dùng đầy đủ 8 38 <0,01

HD cách tránh tương tác thuốc- thuốc,

thuốc- thức ăn, thuốc- nước uống. 0 0 >0,05

HD theo dõi, xử lý ADR thường gặp 0 0 >0,05

HD bảo quản thuốc 2 3 >0,05

Nhận xét:

Hướng dẫn sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dược sỹ bán (cấp) thuốc. Trước can thiệp, tỷ lệ bán thuốc có hướng dẫn sử dụng rất thấp (gần 1/3), mức độ hướng dẫn rất sơ sài. Sau can thiệp, sự hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sỹ đã được nâng cao (đạt hơn 50%) song có mặt vẫn chưa được đáp ứng:

- Trước can thiệp, số trường hợp hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày đầy đủ là xấp xỉ nhau (33-31-33). Sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể (58- 56- 59). Cả 3 trường hợp với p < 0,01, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Như vậy các biện pháp can thiệp đã có hiệu quả đối với thói quen dược sỹ bán thuốc trong việc hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày đầy đủ cho người bệnh.

- Đặc biệt ý thức hướng dẫn thòi điểm dùng của dược sỹ bán thuốc cho người bệnh được nâng cao rõ rệt. Trước đây, chỉ có 8% số trường hợp được hướng dẫn thời

điểm dùng đầy đủ, các trường hợp này thường rơi vào thuốc đặt (được hướng dẫn đặt trước khi đi ngủ). Hiện nay, con số này đã tăng cao, lên đến 38%. Nhiều trường hợp dược sỹ bán thuốc đã hướng dẫn cụ thể thời điểm dùng các thuốc uống cho người bệnh. Chứng tỏ các biện pháp can thiệp đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong thói quen về hướng dẫn thời điểm dùng của dược sỹ bán thuốc.

- Tuy nhiên 100% trường hợp cả trước và sau can thiệp đều không hướng dẫn bệnh nhân cách tránh tương tác, cách theo dõi, xử trí ADR thường gặp. Đây không chỉ là ý thức, thói quen mà nó còn phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người dược sỹ. Vì vậy bệnh viện cần cần đẩy mạnh các biện pháp can thiệp về chuyên môn hơn nữa.

- Các dược sỹ bán thuốc rất hiếm khi hướng dẫn bảo quản thuốc. Kết quả trước và sau can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chỉ có 2 trường hợp trước can thiệp và 3 trường hợp sau can thiệp có hướng dẫn bảo quản. Các trường hợp này chủ yếu là các loại thuốc tiêm được hướng dẫn để ở ngăn mát tủ lạnh.

3.2.2 Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong cấp thuốc

Khảo sát trên 100 trường hợp cấp thuốc tại phòng phát thuốc bệnh viện sau can thiệp so sánh vói 100 trường hợp trước can thiệp cho kết quả như sau:

Bảng 3.9: Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong cấp thuốc.

Các thông tin HDSD thuốc Sô trường hợp phát thuốc p

Trước CT Sau CT

HD đường dùng đầy đủ 24 48 <0,01

HD liều dùng một lần đầy đủ 22 46 <0,01

HD số lần dùng một ngày đầy đủ 21 47 <o,oí

HD thời điểm dùng đầy đủ 12 33 <0,01

HD cách tránh tương tác thuốc- thuốc,

thuốc- thức ăn, thuốc- nước uống. 0 0 >0,05

HD theo dõi, xử lý ADR thường gặp 0 0 >0,05

I

Nhận xét:

Nhìn chung mức độ hướng dẫn của dược sỹ cấp thuốc cả trước và sau can thiệp còn thấp hơn rất nhiều so với dược sỹ bán thuốc. Tuy nhiên nếu xét hiệu quả của các biện pháp can thiệp đối vófi dược sỹ cấp thuốc cũng được thể hiện như trường hợp bán thuốc:

- Tỷ lệ hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày đầy đủ trước can thiệp tương ứng 24- 22- 21%, sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên có ý nghĩa là 48- 46- 47%.

- Số trường hợp hướng dẫn thời điểm dùng cũng được tăng khích lệ từ 12% đến 33%.

- Cả trước và sau can thiệp, 100% trường hợp đều không hướng dẫn cách tránh tương tác, theo dõi, xử lý ADR cũng như bảo quản thuốc. Như vậy, trong trường hợp này các biện pháp can thiệp đã không thể hiện được hiệu quả.

Qua thực tế khảo sát cho thấy:

- Tuy can thiệp được thực hiện trên tất cả các đối tượng là dược sỹ bán hay cấp thuốc nhưng mức độ HDSD thuốc vẫn còn phụ thuộc vào thói quen của từng dược sỹ. Có dược sỹ thường xuyên hướng dẫn, có dược sỹ rất ít khi hướng dẫn.

- Mặc dù theo điều tra khảo sát trước đối tượng bệnh nhân mua thuốc có tỷ lệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu qua các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 30 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)