Kết quả khảo sát và so sánh được ghi trong bảng 3.12.
Bảng 3.12: Tỷ lệ bệnh nhân được cấp thuốc tại phòng phát thuốc bệnh viện biết cách sử dụng thuốc đúng
Các thông tin về sử dụng thuốc Nghiên cứu
Bệnh nhân được cấp
thuốc (n=100) p
Đường dùng đúng của các thuốc Trước 96 >0,05
Sau 99
Liều dùng một lần của các thuốc Trước 91 >0,05
Sau 92
Số lần dùng một ngày của các thuốc Trước 91 >0,05
Sau 90
Thời điểm dùng của thuốc Trước 81 >0,05
Sau 83
Cách tránh tương tác thuốc- thuốc, thuốc- thức ăn, thuốc- nước uống.
Trước 0
>0,05
Sau 7
Cách bảo quản các thuốc Trước 0 >0,05
Sau 6
Nhận xét:
- Mặc dù chất lượng thông tin HDSD thuốc của dược sỹ cấp thuốc nói chung thấp hơn dược sỹ bán thuốc, nhưng cả trước và sau can thiệp tỷ lệ bệnh nhân biết
đường dùng đầy đủ, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày và thời điểm dùng 5 đúng của các thuốc đều cao hơn với bệnh nhân mua thuốc. Điều này là do trên thực
tế chủng loại và số lượng thuốc cấp đơn giản hơn rất nhiều so với thuốc bán. Tuy nhiên kết quả trước và sau can thiệp của các chỉ tiêu đánh giá này đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ bệnh nhân nhận thuốc cấp trả lời được câu hỏi về cách tránh tương tác đã tăng từ không có trường hợp nào lên 7 trường hợp. Trước đây không bệnh nhân
nào biết cách bảo quản thuốc, đến nay đã có 6 bệnh nhân biết được điều này. Tuy nhiên cả hai trường hợp đều có p >0,05 do vậy sự thay đổi không có ý nghĩa.
Qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng các bệnh nhân này biết được thông tin không phải là do hướng dẫn của dược sỹ phát thuốc mà chủ yếu từ các nguồn thông tin khác. Như vậy chúng ta vẫn nhận thấy điểm còn tồn tại trong công tác HDSD thuốc của dược sỹ bệnh viện, trong trường hợp này các biện pháp can thiệp chưa thể hiện được hiệu quả.