0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong cấp thuốc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KÊ ĐƠN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI (Trang 37 -38 )

Khảo sát trên 100 trường hợp cấp thuốc tại phòng phát thuốc bệnh viện sau can thiệp so sánh vói 100 trường hợp trước can thiệp cho kết quả như sau:

Bảng 3.9: Chất lượng HDSD thuốc của dược sỹ trong cấp thuốc.

Các thông tin HDSD thuốc Sô trường hợp phát thuốc p

Trước CT Sau CT

HD đường dùng đầy đủ 24 48 <0,01

HD liều dùng một lần đầy đủ 22 46 <0,01

HD số lần dùng một ngày đầy đủ 21 47 <o,oí

HD thời điểm dùng đầy đủ 12 33 <0,01

HD cách tránh tương tác thuốc- thuốc,

thuốc- thức ăn, thuốc- nước uống. 0 0 >0,05

HD theo dõi, xử lý ADR thường gặp 0 0 >0,05

I

Nhận xét:

Nhìn chung mức độ hướng dẫn của dược sỹ cấp thuốc cả trước và sau can thiệp còn thấp hơn rất nhiều so với dược sỹ bán thuốc. Tuy nhiên nếu xét hiệu quả của các biện pháp can thiệp đối vófi dược sỹ cấp thuốc cũng được thể hiện như trường hợp bán thuốc:

- Tỷ lệ hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng một ngày đầy đủ trước can thiệp tương ứng 24- 22- 21%, sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên có ý nghĩa là 48- 46- 47%.

- Số trường hợp hướng dẫn thời điểm dùng cũng được tăng khích lệ từ 12% đến 33%.

- Cả trước và sau can thiệp, 100% trường hợp đều không hướng dẫn cách tránh tương tác, theo dõi, xử lý ADR cũng như bảo quản thuốc. Như vậy, trong trường hợp này các biện pháp can thiệp đã không thể hiện được hiệu quả.

Qua thực tế khảo sát cho thấy:

- Tuy can thiệp được thực hiện trên tất cả các đối tượng là dược sỹ bán hay cấp thuốc nhưng mức độ HDSD thuốc vẫn còn phụ thuộc vào thói quen của từng dược sỹ. Có dược sỹ thường xuyên hướng dẫn, có dược sỹ rất ít khi hướng dẫn.

- Mặc dù theo điều tra khảo sát trước đối tượng bệnh nhân mua thuốc có tỷ lệ lớn là phụ nữ cho con bú [17], đây là đối tượng cần chú ý đặc biệt trong hướng dẫn sử dụng thuốc, nhưng 100% trường hợp các dược sỹ vẫn chưa hình thành thói quen đặt câu hỏi: Chị (cô, bác) có mang thai hoặc cho con bú không? (đối với phụ nữ mua thuốc mà trong đơn không ghi rõ ràng là người mang thai hoặc cho con bú hay không).

- Có nhiều trường hợp dược sỹ chỉ hướng dẫn sử dụng thuốc khi bệnh nhân có yêu cầu; vì vậy chúng tôi đã thống kê thêm 1 chỉ số: Mức độ chủ động trong HDSD thuốc của dược sỹ bán (cấp) thuốc.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KÊ ĐƠN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI (Trang 37 -38 )

×