Sử dụng thuốc trong trường hợp tự điều trị

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn hà nội (Trang 52 - 71)

2. Bàn luận

2.1. Sử dụng thuốc trong trường hợp tự điều trị

Theo kết quả khảo sát, khi có vấn đề về sức khoẻ, đa số bà mẹ đều tự điều trị nhà với những bệnh đơn giản trong đó có sự kết hợp các bài thuốc dân gian và tân dược. Những bài thuốơ này thực tế có tác dụng rất tốt đặc biệt là trong việc điều trị những bênh đơn giản thông thường. Tuy nhiên việc chế biến, sử dụng chúng trong một số trường hợp cần sử dụng ngay có nhiều điểm phức tạp hơn, không tiện lợi nếu so với tân dược nên có một vài bà mẹ cảm thấy bất tiện và không thích sử dụng những bài thuốc này.

Với những bệnh đơn giản thông thirờng là thế, còn trong trường hợp bệnh nặng tất cả mọi bà mẹ đều quyết định đi khám, không tự điều trị ở nhà. Như vậy, các bà mẹ đã đưa ra quan điểm của họ trong việc điều trị bệnh với sự phân loại những bệnh như thế nào thì tự điều trị ở nhà còn bệnh nào phải đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán. Đây là một điểm khác biệt trong nghiên cứu này.

Nhiềii công trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ người dân tự điều trị là rất cao, ví dụ một kết qúả khảo sát mới đây đã đưa ra con số khoảng trên 95% số nguời đi mua thuốc các nhà thuốc tư [3], Tuy nhiên hầu hết những công trình này đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cho nên không có điều kiện tìm hiểu xem với những bệnh như thế nào thì người dân quyết dịnh tự điều trị, trường hợp nào thì đến khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong phạm vi cuộc nghiên cứu có sử dụng phương pháp định tính này đã chỉ ra rằng chỉ với những bệnh thông thường đơn giản, tự xử lí được thì người dân mà cụ thể ở đây là các bà mẹ mói quyết định tự dùng thuốc hay thông qua sự tư vấn của người bán thuốc. Một lí do khác thúc đẩy việc tự dùng thuốc của các bà mẹ là ở các thành phố lớn như Hà Nội đặc biệt là trong nội thành, mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp, số lượng thuốc phong phú đã đáp ứng kịp thời nhanh chóng nhu cầu của người dân. Việc tự điều trị với những điều kiện thuận lợi như trên đã giúp cho ngưòi dân đỡ tốn kém về inặt chi phí và thời gian trong những trường họp không cần đi khám bệnh.

Còn trong nhũĩig trường hợp cần thiết phải đi khám, theo các bà mẹ mặc dù còn rất nhiều bất tiện như chò' đợi lâu mất thời gian, thủ tục đôi lúc còn rườm rà hay một số tiêu cực gây phiền hà cho người đến khám bệnh, các bà mẹ vẫn quyết định đi khám, không tự điều t]ị. Điều này cho thấy họ đã ý thức được sự cần thiết

của việc khám bệnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy đã có được nhận thức rõ ràng như vậy nhimg với nhũĩig khó khăn kể trên, đa số bà mẹ vẫn cảm thấy rất ngại khi đến bệnh viện khám, chỉ những bệnh nặng không xử lí được mới bắt buộc phải đi. Chính điều này đã và đang và sẽ gây nhiều cản trở trong việc khuyên khích người dân thực hiện việc thăm khám sức khoẻ theo định kì nhằm phát hiện ra các nguy cơ để phòng tránh bệnh tật, giảm bớt gánh nặng cho ngành y tế, tình trạng quá tải ở các bệnh viện.

Mặc dù các bà mẹ đều quan niệm chỉ tự dùng thuốc đối với các bệnh đơn giản nhưng chính trong việc này đang tồn tại nhiều hành vi bất hợp lí.

ở hình thức dùng thuốc theo kinh nghiệm bản thân, rất nhiều bà mẹ sử dụng lại đơn cũ cho những lần mắc bệnh sau có triệu chứng tương tự. Đây là một điều rất mâu thuẫn với nhrrng quan niệm, nhận thức về các trường hợp tự dùng của các bà mẹ bởi những bệnh mà họ được kê đơn để sử dụng thuốc là những bệnh họ phải đến bác sĩ khám tức là những bệnh nặng nhưng khi chính bệnh đó tái phát họ lại cho phép mình dùng lại đơn cũ. Điều này chứng tỏ họ không nhận thức được cùng một bệnh nhưng ở mỗi thời điểm khác nhau lại có một cách điều trị khác bởi thể trạng con người luôn thay đổi theo thời gian, do đó người bệnh phải đến bác sĩ khám để xác định lại tình trạng bệnh ở thời điểm đó. Neíi đó là trường hợp bệnh cũ tái phát thì tuỳ tình trạng cơ thể bác sĩ có thể sẽ có sự hiệu chỉnh lại liều lượng, còn tự bản ihân người dùng không thể tuỳ tiện lấy đcfn cũ ra dùng. Đấy là chưa kể đến việc người bệnh do không có chuyên môn nên không thể dựa vào những triệu chứng biểu hiện bên ngoài thấy giống với những triệu chứng mình đã từng mắc hay tự xét đoán bệnh người thân trong gia đình thông qua lời kể, quan sát bệnh tình mà kết luận mình hay những người đó vẫn bị bệnh đấy. Chỉ có bác sĩ là người mới kết luận đuợc tình trạng bệnh lúc bấy giờ thông qua việc khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết.

Với trường hợp dùng lại những thuốc họ đã có kinh nghiệm do kiến thức bản thân tích luỹ được hay hỏi qua người bán thuốc trong những lần trước về thì một lời khuyên cho bản thân người sử dụng trong trường hợp này là khi đến mua thuốc vãn nên kể lại các triệu chứng bệnh của mình để người bán thuốc nghe bởi chí ít người bán thuốc về mặt chuyên môn cũng như kinh nghiệm sử dụng thuốc cũng hơn người sử dụng. Có thể bản thân người dùng thuốc không thể nắm rõ được tình trạng bệnh của mình hoặc có những điểm nghi ngờ thì người bán thuốc

với trình độ của mình và qua lời kể của người mua có thể phát hiện ra những điểm khác nhau giữa các lần bị bênh mà chỉ bằng quan sát bên ngoài ngưòi dùng không thấy được.

Hơn nũa sau khi nghe kể lại triệu chứng bệnh, người bán thuốc có thể hướng dẫn cho người dùng sử dụng một loại thuốc khác có cùng công dụng nhưng phù hợp hơn bởi nhiều thuốc họ quen dùng bây giờ ít sản xuất hoặc có sự thay đổi về nồng độ, hàm lượng, cách bao gói, nhãn mác hoặc có những loại thuốc sau một thời gian sử dụng được phát hiện ra có những tác dụng không mong muốn có hại cho người sử dụng mà bản thân người sử dụng không nắm được.

Việc sử dụng thuốc theo sự mách bảo của những người xung quanh cũng đang tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người dùng. Đối với những thuốc được sử dụng theo lời hướng dãn của những người không có chuyên môn thì việc dùng thuốc theo c á c h này hoàn toàn không chính xác bởi mỗi người có thể trạng khác nhau, dù triệu chứng bên ngoài có thể giống nhau cho nên không thể áp dụng phương thuốc điều trị của người này cho người kia được dù rằng với loại thuốc đó họ đã điều irị khỏi. Còn trong trường hợp sử dụng thuốc theo sự mách bảo của những người có chuyên môn dù những người đó có phải là bác sĩ hay không thì sự chẩn đoán và kê đơn thuốc qua lời kể của người bệnh cũng không đảm bảo việc sử dụng được an toàn hợp lí.

Đối với những ngưòi cho rằng chỉ dùng thuốc nam theo sự mách bảo họ đưa ra lí do Ihuốc nam không độc hại bằng thuốc tây, an toàn hơn. Đây cũng là quan niệm rất phổ biến ở người sử dụng. Quan niệm này cũng được phản ánh qua số liệu của một công trình nghiên cứu gần đây cho thấy có 76% người bệnh cho rằng thuốc y học cổ truyền là không độc, không có tác dụng phụ bất lợi gì khác [3]. Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho thấy phần lớn người dân quan niệm rằng thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên nên việc sử dụng chúng sẽ an toàn và không độc hại [46].

Tuy rằng các phương thuốc nam nói riêng và các phương thuốc y học cổ truyền do không sử dụng các hoá chất công nghiệp trong quá trình bào chế như tân dược nhirng điều đó không có nghĩa là việc sử dụng thuốc nam là vô hạl Thực tế nhiều trường hợp sử dụng thuốc nam đã phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do sử dụng không đúng bệnh;đến

khi xử lí các bác sĩ gặp phải rất nhiều khó khăn do bản thân người dùng không rõ về phương thuốc mình được mách bảo cũng như không rõ trong đó có những dược liệu gì. Hơn nữa các thuốc nam về mặt tác dụng biểu hiện chậm hơn tân duợc nên rất khó phát hiện nhũng tác động bất lợi của thuốc gây ra cho người dùng.

Một nghiên cứu tại Trung Quốc về ngộ độc thuốc y học cổ truyền đã rút ra kết luận 47% độc tính tiềm ẩn của thuốc y học cổ trruyền là không biết hoặc không thấy tài liệu nào nói tới [44]. Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm ADR quốc gia năm 2001 có 18 ca chiếm 3,6% tổng số ca có phản ứng bất lợi do sử dụng thuốc y học cổ truyền [23]. Vậy để đảm bảo việc sử dụng thuốc y học cổ truyền được an toàn hợp lí các cơ quan chức năng nên xây dựng một cơ chế quản lí hành nghề y học cổ truyền chặt chẽ hơn đồng thời tăng cường giáo dục cộng đồng nhằm giúp cho nguời dân có được cái nhìn đúng đắn về sử dụng thuốc y học cổ truyền [ 1 \

Nói chung, cách tốt nhất trong những trường hợp dùng thuốc theo sự mách bảo cả về Ihuốc có nguồn gốc dược liệu hay tân dược như thế này người bệnh nên đến trực liếp nơi khám bệnh để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Riêng với những phưcíng thuốc có nguồn gốc dược liệu trước khi sử dụng người dùng cần biết rõ về nguồn gốc xuất xứ của chúng và đến hỏi ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn về y học cổ truyền bởi thực tế hiện nay trong dân gian vãn tồn tại rất nhiều phương thuốc có tác dụng tốt đối với một số bệnh mà tây y chưa chữa khỏi và đang có nhiều tranh cãi về vấn đề này.

Tương tự như hình thức dùng thuốc theo sự mách bảo, việc sử dụng thuốc theo các quảng cáo, hướng dãn tư vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng không nên áp dụng mặc dù những thuốc được quảng cáo đó là những thuốc đơn giản có thể tự dùng được nhưng ít nhất cũng phải qua sự hướng dẫn của người bán thuốc để nắm được đầy đủ thông tin. Sở dĩ như vậy là vì những thông tin được cung cấp qua các phương tiện này không thể bao gồm đầy đủ các mục trên mà chỉ có thể cung cấp được một số thông tin tối cần thiết như chỉ định, liều dùng còn những thông tin về trường hợp chống chỉ định, cần thận trọng ít được đề cập đến do đó việc sử dụng thuốc theo hình thức này không thể đảm bảo sự an toàn.

Tóm lại trong việc tự dùng thuốc dù theo hình thức nào, để đảm bảo sự an toàn hợp lí người dân nên tìm hiểu đầu đủ các thông tin liên quan đến loại thuốc cần dùng đặc biệt là các thông tin về tác dụng phụ, chống chỉ định, trường hợp thận trọng.

Nói như vậy bởi các loại thuốc được họ quan niệm là đcfn giản thông thường như thuốc cảm cúm cũng có tác dụng phụ kể cả trong trường hợp dùng đúng hướng dãn của nhà sản xuất. Cụ thể từ tháng ba đến tháng bẩy năm 2002,

bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 14 trường hợp cấp cứu với các biểu hiện đau đàu chóng mặt và tăng huyết áp do sử dụng một số loại thuốc cảm cúm mặc dù những người này không có tiến sử bệnh tăng huyết áp, và đều dùng theo đúng chỉ dẫn. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong các thuốc cảm cúm ngoài thành phần paracetamol, các nhà sản xuất còn bổ sung một số thành phần như phenylpropanolamin, chlopheniramin làm giảm bóft tình trạng phù nề, giảm tiết dịch niêm mạc mũi do dó có lác dụng trị nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, chính những chất này lại gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho người sử dụng mà điển hình là phenylpropanolamin. Thành phần này là một chất có tác dụng cường giao cảm nên gây kích thích (có khi dẫn đển mất ngủ), chán ăn (trước đây dùng làm thuốc chống béo)nghiêm trọng hơn là gây tai biến mạch máu não (chảy máu não và màng não) do đó chất này đã bị nhiều nuớc hạn chế sử dụng, ở Trung quốc từ năm 2000 đã cấm sản xuất, lưu hành. Cũng trong năm đó, Mỹ và Canada quyết định rút khỏi thị trường mọi sản phẩm chứa phenylpropanolamin. ơ Pháp từ 2/2001 cấm dùng làm thuốc chống béo và đến cuối tháng 7/2001 mọi biệt thuốc ho và cảm lạnh chứa chất này trước đây vẫn bán không đơn nay sẽ chỉ đựoc bán theo đơn và trong mục thận trọng cũng nhấn mạnh về nguy cơ chảy máu não. Còn ở Thái Lan, cơ quan quản lí thuốc và thực phẩm đã ra khuyên cáo cáo cấm 493 sản phẩm bán trong nước chứa phenylpropanolamin. ở Việt Nam, Cục Quản lí Dược Việt Nam đã ra thông báo về tác dụng phụ của phenylpropanolamin đến các đơn vị trực thuộc Bộ y tế và qui định khi sử dụng những thuốc có chứa thành phần này với liều cao hơn 25 mg phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, vào năm 2002, Cục Quản lí Dược Việt Nam đã yêu cầu ngừng quảng cáo trên truyền hình 4 loại thuốc chứa chất này là Rhumenol, Decogel Forte, Calmezin, Andol forte.Tuy nhiên, với quan niệm các thuốc chữa cảm cúm là không có tác dụng phụ nên việc sử dụng các chế phẩm

này ở người tiêu dùng thường rất tuỳ tiện. Trong khi đó các thuốc chữa cảm cúm như Rhumenol, Decogel Forte, Decolgil, Medicodac... nước ta thực tế đều chứa hàm lượng phenylpropanolamin là 25 mg, ở ngưỡng cao của mức an toàn tối thiểu nhưng lại có liều dùng là 1-2 viên một lần do đó đã dẫn tới tình trạng bệnh nhân bị qúa liều gây nguy hiểm đến sức khỏe [19,29,36].

Cũng trong hình thức tự điều trị mặc dù các bà dù quan niệm chỉ dùng thuốc đối với các trường hợp đơn giản thông thường nhưng trong số những thuốc tự dùng người mua lại sử dụng cả kháng sinh là một loại thuốc phải kê đơn và bán theo đơn trong đó thông dụng nhất là các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng ,viêm amidan thậm chí có trường hợp sử dụng kháng sinh cho cả bệnh cảm cúm vì theo kinh nghiệm “thấy cứ dùng thêm kháng sinh thì mới khỏi còn dùng riêng các thuốc trị cảm cúm mãi ” trong khi thực tế kháng sinh không có tác dụng gì đối với bệnh này.

Điều này đã được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến với các con số minh chứng cụ thể như trong nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trong cộng đồng, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không đơn là 54,1% [43].

Điều nguy hiểm hơn là gần như tất cả những bà mẹ sử dụng kháng sinh không đơn (trừ hai trường hợp) trong nghiên cứu này đều biết rằng đây là một loại thuốc phải kê đofn bà bán theo đơn. Tuy nhiên họ vẫn quyết định sử dụng như vậy do đã có kinh nghiệm về sử dụng kháng sinh rồi hoặc thậm chí biết rằng tự dùng kháng sinh như vậy là không hợp lí, không đúng nhưng lại lí giải là thực tế “dùng nhiều lần không thấy có vấn đề gì cả ” “vẫn khỏi bệnh” hoặc “cảm thấy bệnh nó đơn giản ngại đến bệnh viện khám” nên tự dùng kháng sinh theo lời khuyên của người bán thuốc.

Như vậy không thể đổ lỗi cho việc tự dùng kháng sinh là họ không biết là phải dùng kháng sinh theo đơn hay không biết là việc tự dùng kháng sinh là có hại, không chính xác. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu này, có thể nhận thấy hiểu biết về tác hại của việc dùng kháng sinh không đơn của các bà mẹ còn

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn hà nội (Trang 52 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)