Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 71)

2.1. Thiết kê nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả sử dụng phương pháp định tính được lựa chọn để thu thập và phân tích số liệu

2.2. Kĩ thuật thu thập thông tin

Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc cùng các hỏi mở được thiết kế sơ bộ để thu thập thông tin

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại nhà của đối tượng nghiên cứu và không có sự tham gia của gia đình để đảm bảo tính trung thực của các thông tin nhận được. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong vòng một đến hai giờ.

2.3. Xử lí sô liệu

Các băng ghi âm đươc nghe đi nghe lại

Sắp xếp và mã hoá số liệu

Xác định các vấn đề/chủ đề chủ chốt

i ,

Xem xét lại từng cuộc phỏng vấn theo các vấn đề/chủ đề đã xác định

Tim mối tương quan giữa các vấn đề/chủ đề

2.4. Các vấn đê liên quan tới đạo đức nghiên cứu

Tất cả các đối tượng đều được hỏi ý kiến về việc họ có đồng ý tham gia cuộc nghiên cứu không. Không có đối tượng nào từ chối. Tất cả các cuộc phỏng vấn sâu đều được ghi âm với sự đồng ý của đối tuợng nghiên cứu. Các thông tin liên quan tới cá nhân được hoàn toàn giữ kín.

PHẨN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

1. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚXJ

1.1. Cách thức xử trí khi có vấn đề về sức khoẻ

Trong cuộc sống hàng ngày người phụ nữ đảm nhiệm hầu hết các công việc gia đình trong đó có vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình. Khi trong gia đình có người nào đó hoặc chính bản thân mình gặp vấn đề về sức khoẻ, họ thường căn cứ vào các triệu chứng, xem xét mức độ nặng nhẹ để từ đó sử dụng các biện pháp thích hợp.

Những bệnh nhẹ, đơn giản mình xử lý được thì tự chữa ỏ nhà không phải đến bác sỹ khám bệnh. (Ý kiến của hầu hết các bà mẹ).

Vậy những bệnh đơn giản, xử lý được là những bệnh như thế nào để có thể tự điều trị ? Hầu hết các bà mẹ khi trả lời câu hỏi này đều quan niệm.

Mình cảm thây những bệnh nhẹ như nhức đầu, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi thì tự dùng thuốc được. (Một bà mẹ 41 tuổi, bán hàng tiêu dùng).

Với những bệnh đó, tất cả các bà mẹ đều quyết định tự điều trị tại nhà. Mỗi người tuỳ theo tình trạng bệnh và kinh nghiệm của bản thân mình đã đưa ra các biện pháp xử lý khác nhau. Đa số các bà mẹ sử dụng các bài thuốc dân gian trước sau đó mới dùng đến lân dược khi bệnh không thuyên giảm.

Bác thường không dũng thìiốc tây ngay mà hay dùng các biện pháp, kinh nghiệm dân gian như khi bị viêm họng thì ngậm chanh muối hay ăn cháo hành tía tô đ ể giải cảm. Hoặc cầu kỳ hơn, bác lấy lá ngải và một viên gạch nóng rồi cho nằm lên sau một hai ngày không đỡ, bác mới dùng các thuốc hạ sốt còn nếu đỡ thì không phải dùng thuốc nữa. (Một bà mẹ 55 tìiổi, nhân viên văn phòng).

Nguyên nhân đầu tiên thúc đẩy họ sử dụng dạng thuốc này là sự tin tưởng vào mức độ an toàn của chúng cộng với một vài lo ngại khi sử dụng tân dược.

Sở d ĩ bác không dùng thuốc tây ngay vì bác thấy mình cũng không biết nhiều về thuốc nên dùng các biện pháp dân gian trước, nó lành tính và cũng có tác dụng. (Một bà mẹ 55 tuổi, nhăn viên vắn phòng).

Các bệnh như đaii đầu cố thể là do căng thẳng nên không cần dùng thuốc ngay. Thuốc bao gìờ cũng có hai mặt tốt và xấii nên nếu uống nhiều quá mà mình lại không hiểu biết s ẽ gây ra tác dụng phụ không tốt. (Một bà mẹ 31 tuổi, nội trợ).

Tuy nhiên, có một vài hgười sử dụng tân dược ngay vì cảm thấy “thuận tiện hơn”.

Bác thưcmg miia thuốc luôn còn các biện pháp như uống nước gừng nóng khi bị lạnh bụng hay ngậm chanh muối thì ít dùng vì nhiều lúc nhà không có sẵn. Lúc đấy mình đang Cần dừng thuốc mcì đi mua thì lúc có, lúc không nên thường đi mua thuốc về điều trị luôn cho tiện. {Một bà mẹ 44 tuổi, bán hàng tiêu dùng).

Khi các con bác còn bé, bác cũng hay dùng lá nhọ nồi, bây giờ lớn rồi thì toàn dùng thuốc tây ìiiôn. Bác hay ra hiệu thuốc ở ngay gần nhà mua các thuốc hạ sốt hay cảm cúm về dùng, còn nếu bệnh nặng quá mình phải đi bệnh viện khám. (Một bà mẹ 51 tuổi, bán hàng- thực phẩm).

Như vậy, với các bệnh ,đơn giản, thông thường phương hướng xử lý chủ yếu của các bà mẹ là tự điều trị tại nhà. Cách xử lý như vậy, theo họ có rất nhiều điểm thuận lợi, dễ dàng cho việc sử dụng thuốc.

Khí hậu của mình hay thay đổi, mưa nắng thất thường nên hầu hết mọi người kể cả người lớn, trẻ con đều bị các bệnh như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu. Mối lần như vậy mình lại đi khám thì có khi một tháng phải đi khám đến mấy lần tốn thời gian lắm. (Một bà mẹ 36 tuổi, bán hàng tiêu dùng).

Cô chỉ tự điền trị đối với các bệnh thông thường như cảm cúm. Bây giờ cố nhiều nơi đ ể mua tìiìiốc nên mình tự đi mua cảm thấy tiện hơn, còn ra bác sỹ khám nhiều lúc mất thời gian lắrn chỉ bệnh nặng mới phải đến khám. (Một bà mẹ 43 tuổi, bán hàng ăn).

Ngược lại với bệnh thông thường, những trường hợp bệnh nặng hay tự chữa không khỏi sẽ phải đi khám.

Trường lìỌp sốt cao dãi ngày, ho lâu ngày không khỏi hoặc là những triệu chứng của các bệnh nặng trong cư thể mình không biết được thì phải đi khám. Ngoài ra khi con cái ốm mình cũng muốn ra bác s ĩ đ ể họ tư vấn cho mình các biện pháp dùng thuốc đ ể mình dùng đii'Ợc hợp lí hơn. (Một bà mẹ 31 tuổi, nội trợ).

Những bệnh tưởng như đơn giản nhưng thực ra lại là bệnh nặng ví dụ như mình bị sốt điều trị à nhà không khỏi thì có thể là dịch sốt siêu vi trùng hoặc một bệnh dịch nào đấy. Lúc đó mình phải đi khám ngay đ ể điều trị chứ ở nhà không biết xử trí ra sao. (Một bei mẹ 55 tuổi, nhân viên văn phòng).

1.1.1. Tự sử dụng thuốc

Với hình thức này, họ có thể sử dụng thuốc căn cứ vào kinh nghiệm của chính mình hoặc dựa trên những lời mách bảo của những nguời xung quanh hay nhũTng thông tin họ thu được từ các đoạn quảng cáo, giới thiệu thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

a. Sử dụng thuốc theo kinh nghiệm bản thân

Kinh nghiệm sử dụng thuốc của các bà mẹ xuất phát từ những lần điều trị trước có sự hướng dãn của người bán thuốc hay dùng lại đơn cũ.

Lúc mới nuôi con bác chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu phải đến bác s ĩ khám. Sau một hai lần như vậy bác s ẽ biết được bác s ĩ hay kê cho con mình uống loại thuốc nào, do đó nhữiìg lần bệnh tái plìát với triệu chứng như lần trước bác lấy đơn cũ ra mua thuốc cho em Iiốriíị không phải đi khám lại cho mất công. (Một bà mẹ 47 tuổi, bán hàng- thực phẩm).

Lần đầu tiên bị bệnh, bác kể triệu chứng cho người bán thuốc nghe sau đó họ bán cho bác thuốc điều trị. Nhiều lẩn dùng loại thuốc đó thấy bệnh đều khỏi nên khi ra mua bcic s ẽ bào ngKiYi hem thuốc cho tôi đúng thuốc đấy. {Một bà mẹ 51 tuổi, bân hàng- thực phẩm).

Các loại thuốc chữa đau đầu, cảm cúm, hay vitamin thường được sử dụng theo kiểu kinh nghiệm như vậy.

Những bệnh bcic hay mắc như cảm cúm nhức đầu thì bác thường ra hiệu thuốc bảo người bán cho tôi loại thuốc tôi đang dùng quen vì những thuốc đấy tôi đã có sử dụng nhiều lần. (Một bà mẹ 49 tuổi, bán hàng tiêu dùng).

Các Vitamin như c , BI mọi người đã quá quen thuộc rồi nên khi nào người mình bị nhiệt hay mấn ngứa cô thường ra hiệu thuốc mua c về uống còn BI dùng trong trường hợp kém ăn hay ăn không ngon. (Một bà mẹ 36 tuổi, công nhân may)

Tuy nhiên, những hiểu biết của các bà mẹ về tác dụng của vitamin đôi khi không chính xác dẫn đến việc áp dụng

Cô dùng vitamin c nếu bị ho nhiều hay đ ể giải chất độc. (Một bà mẹ 48 tuổi, nội trợ).

BI2 cô dũng cho tniờng hợp nhiệt, nóng lở loét mồm miệng nhưng chỉ uống một lượng nhỏ, bệnh đỡ là cô dừng. (Một bà mẹ 39 tuổi, bán hàng ăn),

Một điều đáng chú ý trong hình thức này là ngoài việc sử dụng các thuốc được bán tự do như thuốc trị cảm cúm hay vitamin các bà mẹ còn sử dụng cả

kháng sinh. Trong khi đó, theo qui định của Bộ y tế, tất cả các loại kháng sinh đều phải kê đơn và bán theo đơn và hầu hết các bà mẹ trong cuộc phỏng vấn dù đã biết về vấn đề này nhưng do tâm lí ngại đi khám bệnh và cho rằng “đã có kinh nghiệm sử dụng kháng sinh” nên “tự mua được”.

Kháng sinh là loại thuốc phải bán theo đơn do đó chỉ những loại cô đã có kinh nghiệm dùng tỉicíy hiệu quả cô mới cìcim mua như vậy. Một lí do khác ỉà cô không muốn đi khám lại cho đỡ tốn thời gian, công sức bởi bây giờ đến bệnh viện cố nhiều điều phức tạp khó khăn. (Một bù mẹ 46 tuổi, nhân viên ngân hàng).

Bác biết là như vậy nhưng thấy tiện có thuốc là tự mua, thứ hai là ngại đi khám nên bác thường sử dụníị theo đơn cũ, chỉ sau khi dùng hết một liều kháng sinh nhưng không thẫy đỡ bác mới đến bác s ĩ khám. Thực tế bây giờ ở Việt Nam có rất nhiều người làm như vậy không phải chỉ riêng mình bởi việc này đã gần như trở thành thói quen. (Một bà mẹ 50 tuổi, nhân viên thư viện).

Một lí do khác là qua thực tế sử dụng “từ trước đến giờ đều làm như vậy nhưng không sao cả”, thấy “bệnh vẫn khỏi”.

Cô dùng theo kiểu kinh nghiệm như th ế thì cô thấy không ảnh hưởng gì cả là bởi vì mình biết lượng thuốc của con mình một ngày phải dùng là bao nhiêu nếu dùng thấp quá thì khôìĩiị thể khỏi được còn nếu dùng liều cao qúa ìại sợ con mình sau này bị ảnh hưởng. Nói chung cô thấy chẳng cố cái tác hại gì, về sau như th ế nào cô không rõ chứ trước mất là con mình khỏi bệnh. (Một bà mẹ 39 tuổi, bán hàng ăn).

Vì lí do trên, nhiều bà mẹ đã quyết định tự dùng kháng sinh dù biết việc này là “không đúng, không họp lí”.

Qua thực tế dũng kháng sình bác thấy không xảy ra hiện tượng gì đặc biệt nhưng nếu xét về góc độ khoa học làm như vậy là không được vì có thể mình s ẽ bị các phản ứng phụ có hại của thuốc do mình không theo bác sĩ. (Một bà mẹ 50 tuổi, nhân

viên thư viện).

Cô đọc báo thấy họ viết dùng kháng sinh không có hướng dẫn của bác s ĩ là có hại ví dụ như mìnhuống không đúng ìiềii s ẽ nhờn thuốc, sau này dùng lại s ẽ không có tác dụng. Hơn nữa mình tự dùng chưa chắc đã hiệu quả nhưng vì lười với lại tự mua như vậy tiện hơn nên những bệnh nhẹ thì uống tạm cho khỏi chứ cô cũng biết uống như vậy về sau dùng lại có khi lại không có tác dụng nữa,(Một bà mẹ 41 tuổi, bán hàng tiêu dùng).

Ngược lại với những trường hợp trên, có hai bà mẹ lại tự mua kháng sinh vì cho rằng chỉ có một số loại kháng sinh mới cần phải mua theo đơn.

Các loại klìání' sinh dùni’ tronẹ mổ mới cần bác s ĩ kê đơn còn nếu sâu răng mình có thể tự ra hiệii thuốc hảo hụ bá lĩ cho tôi một vỉ kháng sinh đặc trị sâu răng, thế là được. (Một bà mẹ 51 tuổi, bán hàng-thực phẩm).

Mình ra bệnh viện khám, bác s ĩ cho thuốc dùng nên mới phải kê đơn chứ ở nhà tự mua thuốc như kháng sinh thì không cần đơn (Một bà mẹ 43 tuổi, bán tạp hoá).

Nhận thức của người dùng là vậy, còn về phía người bán thuốc chính họ cũng không yêu cầu đơn.

Bác bảo bán cho tôi vỉ kháng sinh, ngiiời ta không hỏi cố đơn hay không, mà chỉ hỏi bị làm sao, bác bảo là bác đang bị ho không sốt hoặc bị sưng tay sợ nhiễm trùng nên cần dùng kháng sinh. Người ta nghe xong thì bán kháng sinh cho mình. {Một bà mẹ 49 tuổi, bán hàng4hực phẩm).

Người bán thuốc hụ không hao giờ hỏi về đơn chỉ hỏi đau như th ế nào hay hỏi mình đã dùng loại khcíng sinh này chưa. {Một bà mẹ 41 tuổi, bán hàng tiêu dùng).

Nhiều khi người bán thuốc bán kháng sinh cho những khách hàng đem vỏ cũ ra mua hay nói rằng “đã từng dùng loại kháng sinh đó”.

ở một s ố nơi khi cô đến mua kháng sinh họ cố hỏi đơn, mình bảo tôi đ ã uống loại đấy rồi thì họ cũng bán cho (một bà mẹ 34 tuổi, nội trợ).

Việc người bán thuốc từ chối bán kháng sinh trong trường hợp không có đơn là rất hãn hũ Li.

Có lần bác ra hiệu thuốc ở ph ố Thái Thịnh mua kháng sinh nhưng nguời bán hàng bảo vì bác không có đơn nên người ta không dám bán. (Một bà mẹ 55 tuổi, nhân viên văn phòng).

b. Sử dụng thuốc theo sụ mách bảo của mọi nguời

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo kinh nghiệm bản thân trong nhiều trường hợp các bà mẹ cũng sử dụng thuốc theo sự mách bảo của mọi nguời. Điều đáng quan tâm trong việc sử dụng thuốc theo hình thức này là trong số những nguời mách bảo có nhiều người không có chuyên môn về điều trị bệnh và sử dụng thuốc. Khi được hỏi tại sao lại dùng thuốc theo lời mách bảo của những người như thế này, một số bà mẹ giải thích “chỉ những bệnh đcfn giản mình mới làm như vậy còn những bệnh nặng hay thuốc lạ thì mình không theo”.

Nhiều khi con mình đang uống thuốc nhưng bệnh không tiến triển, hàng xóm họ bảo nên dùng loại tìniốc ìda hiệii nghiệm hơn thì mình sẽ đổi thuốc theo người ta vì các cụ nói có bệnh íhì phải vái tứ pỉiKơng. Tuy nhiên không phải bệnh nào mình cũng

theo họ chỉ các hênh thông thường thôi còn những bệnh nặng như đau xương phải đến

bác s ĩ khám vì mình đciỉi Xìiơng-kíểii ncìy nguời ta ìạỉ đau xương kiểu khác có giống

nhau đâu mà cỉìing thuốc như nhaiI được.(Một bà mẹ 36 tuổi, bán hàng tiêu dùng). Bạn bè đi làm cùng nhau nên cũng hay nói chuyện về thuốc. Có lần người bác bị nóng, nhiệt họ khuyên bác mua vitamin c về Hống cho mát. Mình cũng nghe theo họ mua về dùng xem có đỡ ìdiôngX Một bà rnẹ 47 tuổi, nhân viên vệ sinh môi trường).

Với một số bà mẹ, do trong gia đình có người thân hoặc chính bản thân họ mắc bệnh mạn tính nên khi được mọi người mách cho cách chữa, họ cũng thử dùng theo.

Trường hợp bệnh tay của em cô đi chữa bao nhiêu nơi ra chữa Bạch Mai dùng thuốc hàng năm trời ấy rồi đến các chỗ khác cũng không khỏi, sau chữa cả Chùa Trắng ở trong Há Đông, đông V cũng không đỡ. Có người mách dùng Tetracyclin cô cũng thử cho em bôi, lúc đẩu không đỡ đâu xong bây giờ thì khỏi hẳn. Đấy, cố mỗi lần đấy là mình tự dũng theo người ta mách vì đã chữa hết các thuốc đông tây J rồi nhưng không đỡ. {Một bà mẹ 39 tuổi, bán hàng ăn).

Cô bị bệnh khớp chữa nhiều thuốc rồi mà bệnh cũng không đỡ nên cô thuờng hỏi mọi người xitng quanh, nhiều người cũng bảo cho cô một s ố phương thuốc. Nối chung là mỗi người một cách khác nhciìi, thuốc nam có thuốc tây có cũng có nên vài lần cô nghe theo họ. {Một bà mẹ 34 tuổi, nội trợ).

Một lí do khác dẫn đến việc dùng thuốc theo sự mách bảo từ những người không có chuyên môn vì người được hỏi có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh.

Con chị có lần bị kiết lị, đưa đi khám ở bệnh viện rồi đi mua thuốc nhưng vẩn không khỏi hẳn. Lúc cíy chị có sang hài bà hàng xóm thì bà ấy mách mình lấy quả ỉựii về sao.. Chị cũng thử làm theo cách đó cho em nó uống thấy cố hiệu quả.ịMột bà mẹ 29 tuổi, nội ĩrợ).

Thằng bé nhà cô mỗi khi thay đổi thời tiết nó hay bị viêm amidan lắm. Mình cho uống kháng ỵinh nó cũng hạ sốt nhưng nước mũi vẫn chảy có khi hơn một tuần.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)