Cách thức sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn hà nội (Trang 46 - 71)

1. Kết qủa nghiên cứu

1.3. Cách thức sử dụng thuốc

1.3.1. Liều luựng sử dụng

Một điều đáng ghi nhận trong việc sử dụng thuốc của các bà mẹ trong phạm vi cuộc phỏng vấn này là hầu hết mọi ngưòi đã có ý thức trong việc sử dụng đúng liều lượng theo qui định. Điều này thể hiện rõ trong việc tìm hiểu những thông tin về cách sử dụng thuốc nói trên và cách xử lí trong tình huống quên uống thuốc dưới đây.

Chị nống thuốc theo đúng chỉ định trong tờ hướng dẫn sủ dụng hoặc theo lời dặn của người hán íìiiiốc chứ không phải thấy bệnh nặng ỉà tự động tăng lên hoặc trong trường hợp iróí quên uống thuốc ví dụ ngáy uống 3 ỉần mình mới uống 2 lần thì ngày hôm sau chị vẫn nống như như bình thường không tăng. {Một bà mẹ 34 tuổi, thợ làm tóc).

Hoặc trong nhũng trường hợp thời gian cho phép, họ chọn cách uống bù vào một lần khác của ngày đó.

Đôi lần do công việc bận quá chị quên mất một ìần uống thuốc lúc đấy mình xem lại khoảng cách giữa các Iđn uống nếu vẫn đảm bảo khoảng cách cần thiết như quỉ định thì chị s ẽ uống vào lẩn khác trong ngày. {Một bà mẹ 33 tuổi, nhân viên xuất nhập khẩu).

Lí do quan trọng nhất dẫn đến quyết định trên là các bà mẹ đã nhận thức đựoc mối nguy hiểm nếu dùng quá liều lượng qui định.

Bác thấy nhci sản xuất qui định là uống 4 viên một ngày chia hai lần thì mình chỉ uống đúng s ố hcợng như vậy còn nếu quên uống mà uống gấp lên đ ể bù vào s ố thuốc bị quên có thể s ẽ dẫn đến quá liều. (Một bà mẹ 47 tuổi, bán hàng- thực phẩm).

Nhiều người nói là nếu uống quá liều qui định s ẽ có hại nên bác không bao giờ uống quá liều đâu kể cả nếu mình quên nống cũng không uống gộp hay bù thêm vào một ỉần khác. Hơn nữa theo suy nghĩ của bản thân bác nếu mình uống thêm vào ngày hôm sau thì s ẽ thừa thuốc phí đi vì cơ thể mình dùng không hết. (Một bà mẹ 49 tuổi, bán hàng- thực phẩm).

Tuy vậy, vãn có hai bà mẹ uống bù vào ngày hôm sau bằng cách tăng thêm số lần uống hoặc ngay trong lần uống sau.

N hiêu lúc quên uống, b á c uống thêm VCIO lần sa u .N h iều người cũng b ả o làm

vậy d ễ quá liều, nguy hiểm vì thuốc là con dao hai lưỡi nhưng vì mình quên uống sợ bệnh lâu khỏi nên đôi khi cũng làm thế. (Một hà mẹ 49 tuổi, nội trợ).

ít khi cô quên uống thuốc lắm hoặc nếu có quên thì ngày hôm đó cô vẩn uống bình thường nhưng ngày hôm sau s ẽ uống thêm một lần nữa đ ể bù vào lượng thuốc mình chưa uống. {Một bà mẹ 43 tuổi, báii tạp hóa).

1.3.2. Thời gian điều trị

Trong nhũng trường hợp dùng thuốc theo đơn, tất cả các bà mẹ đều tuân thủ

theo đúng chí định của bác sĩ.

Bác s ĩ hảo dùng trong bao nhiêu ngày thì chị dùng bấy nhiêu. Nếu bệnh chưa đỡ thì đi khám lại chứ không dùng thêm. {Một bà mẹ 34 tuổi, nội trợ).

Với tình huống tự điều trị hay hỏi qua người bán thuốc, đa số các bà mẹ thường sử dụng theo kiểu quan sát triệu chứng như khi sử dụng vitamin.

Chị thường dùng đến khi hết triệu chứng như miệng không còn nhiệt nữa thi thôi chứ cũng không dùng nhiều. {Một bà mẹ 33 tuổi, nhân viên xuấtnhập khẩu).

Tuy nhiên đối với vitamin, một loại thuốc được quan niệm là “thuốc bổ” dùng khi “người yếu mệt” các bà mẹ có rất nhiều phương thức sử dụng khác nhau. Một số người do có quan niệm vitamin là thuốc bổ nên cho rằng thời gian không cần qui định thời gian sử dụng

Những loại như B ỉ, c uống hàng ngày cũng được vì nó chỉ là thuốc b ổ uống vào cho ngiiời thêm khoẻ chứ không phải thuốc đặc trị nên cố thể dùng thoải mái được thừa cũng không sao. {Một bà mẹ 47 tuổi, nội trợ).

Trái ngược với quan điểm này, một số bà mẹ cho rằng “dù vitamin là thuốc bổ nhưng cũng không nên lạm dụng vì dùng nhiều thuốc sẽ không tốt” và họ tự dùng theo quy định của riêng họ.

Cô thường sử dụng vitamin trong vòng mười đến muời lăm ngày vì nó là thuốc b ổ nhưng cũng không lạm dụng dùng dài ngày đâu vì nó cũng có tác dụng điều trị bênh nếu dùng nhiều qủa cũng có hại. {Một bà mẹ 33 tuổi, nhân viên k ế toán).

Mỗi lần Iiống thường dùng hết cả lọ như hộp c nhà sản xuất họ dùng 100 viên mình dùng hết thì thôi còn nếu lần khác bị s ẽ dùng tiếp chứ không dùng liên tục vì dùng nhiều thuốc chưa chắc đã tốt. (Một bà mẹ 43 tuổi, bán hàng ăn).

Nếu vitamin là một loại thuốc được bán tự do nên nên người mua có thể tự mua về sử dụng theo hướng dẫn thì kháng sinh là một loại thuốc phải dùng theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng và thời gian do bác sĩ quyết định. Tuy nhiên với việc sử dụng kháng sinh không đơn bừa bãi như hiện nay thì việc sử dụng không theo đúng qui định thường xảy ra. Trong phạm vi cuộc phỏng vấn này, đa số các bà mẹ sử dụng kháng sinh trong vòng 3-5 ngày theo số lượng người bán thuốc đưa.

Họ thiíờng bán cho bác 1 vỉ đcíy uống trong 3 ngày. Lần nào bác ra hiệu thuô'Cfhç đều cho như vậy. {Một bà mẹ 51 tuổi,bán hàng-thực phẩm).

Cùng với lí do này, tự bản thân người bệnh khi thấy “hết triệu chứng” đã quyết định “không dùng nữa”.

Nhiều nhất là 5 ngày nếu bệnh nó chưa đỡ còn chủ yếu là 3 ngày, cô không dùng lâu đâu thấy nó đỡ hay hơi đỡ thì cô nghĩ là nó khỏi nên dừng luôn. (Một bà mẹ 41 tuổi, bán hàng tiêu dùng).

Thường ì à dùng hết 1 liều trong 3 ngày là bệnh khỏi rồi nên bác không uống nữa. {Một bà mẹ 49 tuổi, bán hàng~thực pìiẩni).

Một lí do khác trong việc sử dụng kháng sinh trong 3-5 ngày là một số bà mẹ có quan niệm là thời gian sử dụng kháng sinh “ là 3 ngày nếu chưa đỡ thì dùng thêm”.

Cô biết về ìiều dùng kháng sinh cho nên cô thường dùng trong ít nhất 3 ngày, nếu 3 ngày chưa ổn thì dùng 5-7 ngày chứ cô không dùng nhiều đâu. Ví dụ sau 3 ngày cô hỏi con cỏn đau họng không nó bảo hết rồi thì thôi. Nói chung không bao giờ cô dùng dưới 3 ngày ctâìi mặc dù cơ thể của cô rất nhạy với thuốc. Nhiều lần cô bị viêm họng chỉ uống hai viên là cô khỏi ngay nhưng cô vẫn dùng trong 3 ngày. (Một bà mẹ 47 tuổi, bán hàníị-íhực phẩm).

Mua đủ I liều của em là 3-5 ngày nếii như em bị nặng thì dùng khoảng 7 ngày là khỏi hẳn còn bình thường ra chỉ dũng khoáng 3-5 ngày thôi. Ví dụ em nó đau họng nhưng chỉ hâm ìicíp sốt thôi thì cô thitòìĩg dừng 3 ngày ici khỏi. {Một bà mẹ 39 tuổi, bán hàng ăn).

Tuy vậy, vẫn có một số một số bà mẹ nhận thức được kháng sinh phải dùng trong khoảng 5-7 ngày, ít nhất là phải được 5 ngày mới đủ liều

Lúc trước thì bác chỉ uống 3 ngày nhưng sau này đi khám thấy họ đều quỉ định ỉà uống 5 ngcìy nên bây giờ mồi lần đều dùng đều 5 ngày một liều, sau đó nếu không đỡ thì chiiyểìì thuốc khác nhưng thường vẫn phải uống hết 5 ngày thuốc trước đã. {Một bà mẹ 50 tuổi, nhân viên thư viện).

Thằng bé nhà cô nó chuyên môn bị ho với sổ mũi thì mới đầu người ta bảo dùng kháng sinh nhẹ kììoảng 3-5 ngày nếu có tiến triển tốt thì uống thêm hai ngày nữa cho nó đủ liều. Phủi uống như th ế vì thôiìịị thường khi mà nó dứt nhưng không phải là

nó clíữ luôn mù b a o giò' nó cũng chưa hết líắìì nên mình phảL uống đủ liều không th ì nó

ở cả hai trường hợp sử dụng kháng sinh từ 3-5 ngày hay từ 5-7 ngày sau khi dùng hết thuốc mà không thấy đỡ, các bà mẹ có cách giải quyết theo hai hướng sau

Cách thứ nhất là đến hiệu thuốc “bảo người ta đổi cho loại thuốc khác”

Có, ví dụ như mình lần trước mua mộtloại kháng sinh dùng mãi không khỏi mình bảo với nguời bấn thuốc thì họ bảo chuyển sang cái loại khác nếu mình thấy hợp lí thì lúc đấy mình cũng nghe. Với lại tất cả cái loại thuốc bây giờ nhớ nó đều có cái thông tin ở trên bao bì rất rõ ràng qua đấy mình cũng có thể yên tâm về thuốc. (Một bà mẹ 43 tuổi, bán hàng ăn).

Cách thứ hai là đến bác sĩ khám

Nếu uống cái loại thuốc đấy 5-7 ngày mà không khỏi thì bácphải chuyển tức là hỏi người bán thuốc đó đ ể đổi thuốc khác. Nếu mà đổi thuốc được thì đổi cònnó nặng qúa thì phải cho đi khám bác sĩ. {Một bà mẹ 49 tuổi, bán hàng- thực phẩm).

Sau 5 ngày nếu không đỡ tức là cảm giác nó vẫn còn thì chị phải đi khám bác s ĩ ngay chứ không bao giờ đổi sang thuốc kháng sinh khác. {Một bà mẹ 31 tuổi, bán tạp hoá).

1.3.3. Tác dụng phụ của thuốc và cách xử lí

Với các bà mẹ, việc tự điều trị chỉ áp dụng đối với những bệnh đơn giản như cảm cúm, nhức đầu nên khi nên khi được hỏi về tác dụng phụ của những dạng thuốc này, nhiều bà mẹ cho rằng chúng không có tác dụng phụ gì hoặc cảm thấy rất mơ hồ về chuyện này.

Tác dụng phụ á ...(ngập ngừng) không hiểu tác dụng phụ là th ế nào mình uống vào không bị làm sao. (Một bà mẹ 47 tuổi, nhân viên vệ sinh).

Các thuốc đơn giản đố nếu mình uống đúng liều lượng không tăng liều thì chẳng có tác dụng phụ chắc có loại có còn có loại không chứ chẳng nhẽ thuốc nào cũng có. (Một bà mẹ 43 tuổi, bán hàng ăn).

Ngược lại, một vài bà mẹ vẫn cho rằng bất cứ thuốc nào cũng có tác dụng phụ kể cả các thuốc đơn giản như đau đầu, cảm cúm.

Mình không đi chuyên về thuốc nhưng mà cũng hiểu được đã là thuốc bệnh thì s ẽ có tác dụng phụ bởi thuốc là con dao hai lưỡi s ẽ cố những hạn ch ế nào đấy. Vì mình không có chuyên môn nên mình không biết là nó hại ở chỗ nào nhưng mình biết là thuốc nào cũng có. {Một bà mẹ 36 tuổi, bán hàng ăn).

Thuốc trị cảm cúm nhức đầu đấy cũng cố tác dụng phụ ví dụ có một s ố loại cô uống nó bị khô mũi kỉểìi như người nó bị mất nước ấy. (Một bà mẹ 34 tuổi, nội trợ).

Mặc dù đã có nhận thức rõ là thuốc nào cũng có tác dụng phụ nhưng khi đề cập đến các thuốc được bào chế từ tháo dược nhưng lại sản xuất dưới các dạng bào chế hiện đại như cảm xuyên hương, ankitamol thì trong số những người này lại có ý kiến khác nhau.

Một số ngirời cho rằng những loại thuốc này không có tác dụng phụ

Thuốc nam như ankitamol hay berberín chẳng hạn theo cô là không vì nó là thuốc nam. {Một bà mẹ 33 tuổi, nhânviên k ế toán).

Các thuốc thảo dược ấy nếu chỉ dùng trong một thời gian nhất định thì chắc là cũng không có. (Một hà mẹ 49 tuổi,bán hàng thực phẩm ).

Còn một số bà mẹ thì vẫn giữ nguyên ý kiến của mình là “có tác dụng phụ nhưng ít hơn”

Ccỉc dược liệu đó khi qua công đoạn bào chế được thêm vào các thứ vào nên cũng có tác dụng phụ nhưng ít hơn so với lây y vì nó được chế biến từ dược liệu. {Một bà mẹ 55 tuổi, nhân viên văn phòng).

Tóm lại, dù giữa các bà mẹ còn nhiều ý kiến khác nhau về tác dụng phụ của thuôc nhưng đều có chung ý kiến về cách xử lí “đến bác sĩ khám” nếu tình huổng đó xảy ra.

Gia đình cô chưa bao giờ có ai gặp tác dụngphụ nhưng nếu có bị thì cô sẽ đưa đến bệnh viện điều trị. {Một bà mẹ 31 tuổi, bấn hàng tạp hoá).

Và thực tế khi gặp phải trường hợp này họ đã xử lí như vậy.

Con gái bác có lần bị dị ứng thuốc bác phải cho đến viện da liễu khám sau đó uống thuốc theo hướng dẫn của bác s ĩ mới khỏi.(Một bà mẹ 43 tuổi, nhân viên vệ sinh )

2. Bàn luận

2.1. Sử dụng thuốc trong trường hợp tự điều trị

Theo kết quả khảo sát, khi có vấn đề về sức khoẻ, đa số bà mẹ đều tự điều trị nhà với những bệnh đơn giản trong đó có sự kết hợp các bài thuốc dân gian và tân dược. Những bài thuốơ này thực tế có tác dụng rất tốt đặc biệt là trong việc điều trị những bênh đơn giản thông thường. Tuy nhiên việc chế biến, sử dụng chúng trong một số trường hợp cần sử dụng ngay có nhiều điểm phức tạp hơn, không tiện lợi nếu so với tân dược nên có một vài bà mẹ cảm thấy bất tiện và không thích sử dụng những bài thuốc này.

Với những bệnh đơn giản thông thirờng là thế, còn trong trường hợp bệnh nặng tất cả mọi bà mẹ đều quyết định đi khám, không tự điều trị ở nhà. Như vậy, các bà mẹ đã đưa ra quan điểm của họ trong việc điều trị bệnh với sự phân loại những bệnh như thế nào thì tự điều trị ở nhà còn bệnh nào phải đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán. Đây là một điểm khác biệt trong nghiên cứu này.

Nhiềii công trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ người dân tự điều trị là rất cao, ví dụ một kết qúả khảo sát mới đây đã đưa ra con số khoảng trên 95% số nguời đi mua thuốc các nhà thuốc tư [3], Tuy nhiên hầu hết những công trình này đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cho nên không có điều kiện tìm hiểu xem với những bệnh như thế nào thì người dân quyết dịnh tự điều trị, trường hợp nào thì đến khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong phạm vi cuộc nghiên cứu có sử dụng phương pháp định tính này đã chỉ ra rằng chỉ với những bệnh thông thường đơn giản, tự xử lí được thì người dân mà cụ thể ở đây là các bà mẹ mói quyết định tự dùng thuốc hay thông qua sự tư vấn của người bán thuốc. Một lí do khác thúc đẩy việc tự dùng thuốc của các bà mẹ là ở các thành phố lớn như Hà Nội đặc biệt là trong nội thành, mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp, số lượng thuốc phong phú đã đáp ứng kịp thời nhanh chóng nhu cầu của người dân. Việc tự điều trị với những điều kiện thuận lợi như trên đã giúp cho ngưòi dân đỡ tốn kém về inặt chi phí và thời gian trong những trường họp không cần đi khám bệnh.

Còn trong nhũĩig trường hợp cần thiết phải đi khám, theo các bà mẹ mặc dù còn rất nhiều bất tiện như chò' đợi lâu mất thời gian, thủ tục đôi lúc còn rườm rà hay một số tiêu cực gây phiền hà cho người đến khám bệnh, các bà mẹ vẫn quyết định đi khám, không tự điều t]ị. Điều này cho thấy họ đã ý thức được sự cần thiết

của việc khám bệnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy đã có được nhận thức rõ ràng như vậy nhimg với nhũĩig khó khăn kể trên, đa số bà mẹ vẫn cảm thấy rất ngại khi đến bệnh viện khám, chỉ những bệnh nặng không xử lí được mới bắt buộc phải đi. Chính điều này đã và đang và sẽ gây nhiều cản trở trong việc khuyên khích người dân thực hiện việc thăm khám sức khoẻ theo định kì nhằm phát hiện ra các nguy cơ để phòng tránh bệnh tật, giảm bớt gánh nặng cho ngành y tế, tình trạng quá tải ở các bệnh viện.

Mặc dù các bà mẹ đều quan niệm chỉ tự dùng thuốc đối với các bệnh đơn giản nhưng chính trong việc này đang tồn tại nhiều hành vi bất hợp lí.

ở hình thức dùng thuốc theo kinh nghiệm bản thân, rất nhiều bà mẹ sử

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn hà nội (Trang 46 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)