Ảnh hƣởng của các mức phân bón đến sinh trƣởng, phát triển cây khoai môn nuôi cấy in vitro

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất khoai môn sau nuôi cấy in vitro tại địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 71)

- Các loài động thực vật: Bắc Kạn có hơn 1000 lồi động thực vật trong

3.2.2. Ảnh hƣởng của các mức phân bón đến sinh trƣởng, phát triển cây khoai môn nuôi cấy in vitro

khoai mơn ni cấy in vitro

Phân bón là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây, khả năng tạo củ và cho năng suất. Qua theo dõi sự ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai môn nuôi cấy in vitro cho kết quả ở bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng của cây khoai môn nuôi cấy in vitro

Công thức Chiều cao cây cuối cùng (cm) Tổng số lá (lá) Dài lá (cm) Rộng lá (cm) CT1 55,23 8,63 30,93 23,32 CT2 (ĐC) 73,47 8,77 36,00 27,20 CT3 60,50 8,63 31,27 23,67 CT4 63,32 8,70 32,93 24,90 CV% 8,30 3,73 6,95 6,81 LSD05 3,72 - 1,98 1,26

Chiều cao cây ảnh hưởng rất lớn bởi lượng phân bón cho cây trong cả q trình sinh trưởng và tạo củ. Trong thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của các mức phân bón cho cây khoai môn nuôi cấy in vitro, chiều cao cây đạt được từ 55,23 - 73,47 cm, trong đó cơng thức 1 do lượng phân thấp nhất nên chiều cao cây cũng đạt thấp nhất (55,23cm). Khi tăng lượng phân thì chiều cao cây cũng tăng lên và đạt cao nhất ở công thức 4 (65,50cm), nhưng tất cả các cơng thức thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn đối chứng trồng từ củ khoai môn Bắc Kạn (73,47 cm). Tổng số lá được hình thành trong quá trình sinh trưởng của cây khoai mơn là một chỉ tiêu ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh và canh tác. Số lá trên cây đạt từ 8,63 - 8,77 lá và giữa các cơng thức khơng có sự sai khác.

Cây trồng từ cây ni cấy in vitro có kích thước lá nhỏ hơn cây trồng từ củ. Chiều dài lá đạt 30,93 - 32,93cm và chiều rộng lá đạt từ 23,32 - 24,90cm, trong đó cơng thức 1 có kích thước lá bé nhất (30,93cm và 23,32cm). Các cơng thức đều có kích thước lá nhỏ hơn cơng thức đối chứng.

Không những chiều cao cây cuối cùng chịu ảnh hưởng của lượng phân bón mà động thái tăng trưởng chiều cao cây cũng chịu ảnh hưởng lớn của yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tố thí nghiệm này. Kết quả về động thái tăng trưởng chiều cao cây trong thí nghiệm về phân bón được thể hiện qua đồ thị 3.2.

Thời gian đầu sau trồng, do là cây nhỏ nên khả năng tăng chiều cao của cây thấp, sau một tháng rưỡi sau trồng cây vẫn chỉ cao khoảng hơn 10cm. Diễn biến chiều cao cây sau đó diễn ra từ từ, khi cây đã trồng được 3 tháng, củ con đã được hình thành thì chiều cao cây mới tăng trưởng khá. Và chiều cao cây cuối cùng chỉ thấp hơn so với công thức đối chứng hơn 10 cm.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 23/4 4/5 14/5 24/5 3/6 15/6 5/7 15/7 25/7 5/8

Ngày theo dõi Chiều cao cây

(cm)

CT1CT2 CT2 CT3 CT4

Đồ thị 3.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây khoai môn nuôi cấy in vitro

Khác với cây được trồng từ củ con của vụ trước, cây khoai môn được trồng từ cây ni cấy in vitro có sự sinh trưởng tập trung vào nửa sau của quá trình sinh trưởng. Điều này đã làm cho cây khoai môn trồng từ cây nuôi cấy

in vitro có tổng mức độ sinh trưởng thấp hơn. Và do đó các yếu tố kích thước

củ cái và củ con cũng nhỏ hơn so với đối chứng được trồng từ củ. Qua theo dõi ảnh hưởng của các mức phân bón đến một số chỉ tiêu chất lượng khoai mơn cho kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của phân bón đến kích cỡ củ khoai mơn ni cấy in vitro

Cơng thức Đƣờng kính củ cái (mm) Chiều cao củ cái (mm) Đƣờng kính củ con (mm) Chiều cao củ con (mm) CT1 48,83 82,22 24,44 46,50 CT2 (ĐC) 74,80 118,67 28,33 52,00 CT3 50,50 88,11 26,22 48,00 CT4 54,00 93,00 26,80 50,07 CV% 9,79 13,28 5,99 10,65 LSD05 2,57 3,04 1,39 1,55

Qua kết quả 3.7 cho thấy, đường kính củ cái của các cơng thức thí nghiệm đạt từ 48,83 - 74,80mm, trong đó đạt cao nhất là cơng thức đối chứng với đường kính củ 74,80mm. Các cơng thức thí nghiệm đều có đường kính củ cái nhỏ hơn so với đối chứng. Cụ thể, cơng thức 1 có đường kính củ cái là 48,83mm, đạt thấp nhất trong các công thức, tiếp theo là công thức 3, và đạt cao nhất trong các cơng thức thí nghiệm là cơng thức 4 (54,00mm).

Các mức phân khác nhau đã tác động đến sinh trưởng của cây từ đó tác động đến việc hình thành và phát triển của củ. Khi tăng mức phân bón khả năng phát triển củ cũng mạnh hơn và củ to hơn.

Chiều cao củ cái cũng thay đổi khi thay đổi lượng phân bón cho các cơng thức. Chiều cao củ cái giao động từ 82,22 - 118,67mm, trong đó thấp nhất là công thức 1 (82,22mm), tiếp theo là công thức 3 (88,11mm), công thức 4 (93,00mm) và đạt cao nhất là công thức 2 với chiều cao củ cái là 118,67mm).

Đường kính củ con trong các cơng thức đạt từ 24,44 - 28,33mm. Chiều cao củ con giao động từ 46,50 - 52,00mm. Kích thước củ con cũng biến đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống như kích thước củ cái, trong đó cơng thức 1 có kích thước nhỏ nhất và cơng thức 1 có kích thước lớn nhất.

Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây thể hiện mức độ sinh trưởng chung của cây, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thể hiện giá trị của cây trồng trong vụ đó. Kết quả theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các cơng thức thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai môn nuôi cấy in vitro

Công thức Số củ/cây (củ) KLcủ cái (g/củ) KL củ con (g/củ) NS củ cái (tạ/ha) NS củ con (tạ/ha) Hệ số nhân giống (lần) CT1 7,87 99,06 15,53 24,76 30,68 7,87 CT2 (ĐC) 4,30 156,13 19,93 39,03 21,56 4,30 CT3 11,20 106,00 17,57 26,50 49,27 11,20 CT4 15,51 113,90 18,00 28,48 69,77 15,51 CV% 11,96 10,26 8,50 8,60 12,30 - LSD05 3,08 5,28 1,18 1,49 10,53 -

Qua bảng 3.8 cho thấy, Chỉ tiêu số củ trên khóm chỉ đạt được cao khi cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng tốt. Khi thiếu phân, hay được bón ít phân, khả năng tạo củ con của cây giảm đi một cách rõ rệt.

Khả năng tạo củ con của cây được trồng từ cây nuôi cấy in vitro là

tương đối cao. Khi được bón với lượng phân thấp nhất (cơng thức 1) cây vẫn có thể tạo ra số củ con cao hơn so với đối chứng, đạt 7,87 củ/khóm. Khi được bón cùng lượng phân so với cơng thức đối chứng thì cây đã tạo ra số lượng củ lớn hơn hẳn (cơng thức 3 - 11,20 củ/khóm). Tăng lượng phân lên bằng 4/3 so với công thức đối chứng thì khả năng tạo củ đạt vượt trội với 15,51 củ/khóm (cơng thức 4).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả này cho thấy, khả năng tạo củ con của cây được trồng từ cây nuôi cấy in vitro là rất lớn, nó có thể tạo ra số lượng củ con cao hơn trong khi được bón với lượng phân thấp hơn đối chứng.

Khối lượng củ cái của cây khoai môn được trồng từ cây nuôi cấy in vitro nhỏ hơn hẳn so với công thức đối chứng trồng từ củ. Trong các công thức thí nghiệm trồng từ cây ni cấy in vitro thì cơng thức được bón nhiều phân nhất

(cơng thức 4) có khối lượng củ cái đạt cao nhất (113,90g/củ), thấp hơn là công thức 3 (106,00 g/củ) và thấp nhất là công thức 1 ( 99,60 g/củ). Công thức đối chứng có khối lượng củ cái đạt 156,13 g/củ.

Khối lượng củ con cũng thể hiện sự khác biệt giữa cây được trồng từ củ và từ cây nuôi cấy in vitro, và giữa các mức phân bón khác nhau. Trong thí

nghiệm khối lượng củ con đạt từ 15,53 - 19,93g/củ. Đạt cao nhất là công thức 2 với 19,93 g/củ, tiếp theo là công thức 4 với 18,00 g/củ, công thức 3 (17,57g/củ) và đạt thấp nhất là công thức 1 với khối lượng củ con là 15,53g/củ.

Năng suất củ cái của các công thức đạt từ 24,76 - 39,03 tạ/ha, đạt cao nhất là công thức trồng từ củ với 39,03 tạ/ha. Các công thức trồng từ cây ni cấy in vitro có năng suất củ cái thấp hơn hẳn so với cây trồng từ củ và có giá trị đạt từ 24,76 - 28,48 tạ/ha. Đạt thấp nhất là công thức 1 (24,76 tạ/ha) khi được bón với lượng phân thấp. Khi tăng lượng phân bón, năng suất củ cái của các công thức tăng dần lên đạt 26,50 tạ/ha ở công thức 3 và đạt cao nhất ở công thức 4 với 28,48 tạ/ha.

Tuy nhiên, các công thức trồng từ cây khoai môn nuôi cấy in vitro có khối lượng củ cái rất nhỏ, chỉ bằng khoảng 2/3 so với công thức trồng từ củ, nên giá trị củ cái của các công thức này không cao, không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất củ cái làm củ thương phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năng suất củ con của các công thức trồng từ cây nuôi cấy in vitro gia động từ 30,68 - 69,77 tạ/ha, cao hơn hẳn so với công thức trồng từ củ. Đạt cao nhất là cơng thức 4 với 69,77 tạ/ha kh được bón với lượng phân cao nhất. Khi giảm lượng phân bón, năng suất củ con của các công thức giảm dần, đạt 49,27 tạ/ha ở công thức 3 và đạt thấp nhất là 30,68 tạ/ha ở công thức 1. Tất cả các công thức trồng từ cây ni cấy in vitro đều có năng suất củ con cao hơn hẳn so với công thức trồng từ củ.

Với năng suất củ con cao công với khối lượng trung bình của củ con thấp đã giúp cho các công thức trồng từ cây ni cấy in vitro có hệ số nhân giống cao. Hệ số nhân giống của các công thức trồng từ cây in vitro đạt từ 7,87 - 15,51 lần. Hệ số nhân giống tỷ lệ thuận với mức phân bón được bón cho các cơng thức, đạt cao nhất ở công thức 4 (15,51 lần) khi được bón với mức phân bằng 4/3 nền của công thức 2. Thấp hơn là công thức 3 (11,20 lần) và thấp nhất là công thức 1 (7,87 lần).

Qua các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây và lá của cả hai thí nghiệm theo dõi về mật độ và phân bón cho cây đều thấy cây trồng từ cây nuôi cấy in vitro

có khả năng sinh trưởng qua các chỉ tiêu chiều cao cây và kích thước lá thấp hơn cây được trồng từ củ giống khoai môn Bắc Kạn. Tuy nhiên, cây được trồng từ cây nuôi cấy in vitro lại có khả năng tạo ra số lượng củ con lớn hơn nhiều cây trồng từ củ giống khoai môn Bắc Kạn. Đây là điều kiện thuận lợi khi sử dụng cây khoai môn nuôi cấy in vitro để nhân giống, tạo ra số lượng

giống lớn thay thế dần lượng giống cây khoai môn đã có phần biểu hiện sự thối hố giống của miền Bắc nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất khoai môn sau nuôi cấy in vitro tại địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 71)