- Hoa, quả khoai môn sọ
1.6. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tà
Cây khoai tây là cây lương thực có tầm quan trọng đứng hàng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và ngơ (Steveson, Loria, Frane và Weingartner, 2001). Ở Việt Nam, cây khoai tây có tầm quang trọng thứ ba sau lúa và ngơ. Nhu cầu phát triển cây khoai tây trong nước và trên thế giới đã bị vấp phải rào cản do hệ số nhân giống của khoai tây thấp và chất lượng củ giống chưa cao (tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao, già sinh lý và độ thuần chủng thấp). Để khắc phục vấn đề này các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật nhân giống in vitro cho khoai tây và đạt thành công cao. Ở một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nước như Ba Lan, Hungari đã có 100% các vật liệu khởi đầu là từ nhân giống
in vitro [4].
Rất nhiều nước trên thế giới quan tâm sản xuất chuối làm mặt hàng xuất khẩu như Đài Loan, Brazil do cây chuối rất được ưa chuộng trên thế giới. Từ năm 1983, tại Đài Loan đã thiết lập hệ thống vi nhân giống thương mại cho việc sản xuất giống chuối Cavendish. Đến năm 2004 Đài Loan đã có trên 43 triệu cây chuối khoẻ mạnh được cung cấp cho nông dân để thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất khẩu chuối ở Đài Loan [14].
Việt Nam đã và đang có một nền nơng nghiệp đa dạng, phong phú. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích đất canh tác có xu hướng giảm mạnh do bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó, phương thức sản xuất của nơng dân cịn lạc hậu, nhỏ lẻ, nhanh mún, dẫn đến năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao. Vì thế để nâng cao sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, biện pháp tối ưu là áp dụng công nghệ cao. Đặc biệt trong ngành trồng trọt như trồng rau bằng thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô cho rau, cây ăn trái, hoa, cây cảnh,… ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gen, sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh [21].
Việt nam chưa có hệ thống sản xuất, xác nhận giống và cung ứng giống khoai tây hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhiều cơ quan nhà nước như Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây lương thực và CTP, Trường ĐHNN I, Công ty Giống cây trồng Trung ương I, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống Cây trồng Trung ương đã và đang nỗ lực sản xuất ra ngày càng nhiều giống khoai tây sạch bệnh. Một số tổ chức xã hội và các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng đã và đang có nhiều đóng góp cho sản xuất giống khoai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tây sạch bệnh. Một số giống khoai tây mới như KT3 và VC 38-6, với tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt, tốc độ thoái hoá chậm đang được phát triển mạnh [4].
Theo một số tác giả tại Trung tâm Công nghệ sinh học đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khi tiến hành nhân giống dứa bằng phương pháp in vitro từ lớp tế bào mỏng của chồi đơn cây dứa đã cho hệ số
nhân giống cao hơn khi nhân giống từ chồi đơn có huỷ đỉnh. Các cây dứa này cũng có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên nhanh hơn khi được trồng trong nhà lưới có che sáng 50%. Sau 30 ngày ra bầu đất tỷ lệ sống đạt 70%, cây có chiều cao 9,50cm [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG II