Giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế và sử dụng của cây khoai môn sọ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất khoai môn sau nuôi cấy in vitro tại địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 26)

- Hoa, quả khoai môn sọ

1.1.4. Giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế và sử dụng của cây khoai môn sọ

1.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng của khoai môn - sọ

Phần có giá trị kinh tế chính của khoai môn - sọ là củ cái, các củ con và ở một số giống khác là dọc lá. Tỷ trọng tươi của các chất trong củ khoai môn - sọ theo nghiên cứu của FAO (1994) như sau:

Thành phần Tỷ lệ

Nước 63,00 - 85,00 %

Cacbon hydrat (Tinh bột) 13,00 - 29,00 %

Protein 1,40 - 3,00 % Chất béo 0,16 - 0,36 % Xơ thô 0,60 - 1,18 % Tro 0,60 - 1,3 % Vitamin C 7,00 - 9,00 mg/100g Thiamin 0,18 mg/100g Riboflavin 0,04 mg/100g Niacin 0,90 mg/100g

Trong củ tươi, tùy thuộc vào giống, hydrat cacbon chiếm 13,00- 29,00%, trong đó tinh bột chiếm tới 77,90% với 4/5 là amylopectin và 1/5 là amylose. Hạt tinh bột của khoai môn - sọ rất nhỏ nên dễ tiêu hoá. Chính yếu tố này đã tạo cho khoai môn phù hợp như là món ăn đặc biệt cho trẻ nhỏ bị dị ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ, tinh bột tập trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Củ khoai môn - sọ chứa 7,00% protein theo khối lượng khô, cao hơn khoai mỡ, sắn và khoai lang với thành phần rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Một điểm đáng chú ý là lượng protein nằm ở phía gần vỏ củ hơn là ở trung tâm củ, vì vậy nếu gọt vỏ củ quá dày sẽ làm mất đi lượng protein trong củ. Lá khoai môn - sọ rất giàu protein, chứa khoảng 23,00% protein theo khối lượng khô. Lá khoai môn - sọ cũng rất giàu nguồn canxi, photpho, sắt, vitamin C, thiamin, riboflavin và niacin. Chúng là những thành phần cần thiết cho chế độ ăn uống của chúng ta. Lá khoai môn - sọ tươi có 20,00% chất khô trong khi dọc lá chỉ có 6,00% [32].

1.1.4.2. Giá trị kinh tế và sử dụng của khoai môn - sọ

Ngoài các cây ngũ cốc như lúa mì, lúa nước, ngô thì cây khoai môn - sọ được sử dụng làm lương thực và thực phẩm rộng khắp thế giới, từ châu Á, châu Phi, Tây Ấn Độ cho đến Nam Mỹ. Theo nhiều tài liệu công bố, cây có vai trò quan trọng như là nguồn lương thực chính của các nước ở quần đảo Thái Bình Dương. Khoai môn - sọ còn có giá trị cao về văn hoá xã hội tại các nước có truyền thống trồng loại cây này. Nó đã dần trở thành một hình ảnh trong văn hoá ẩm thực, sử dụng trong những lễ hội, là quà tặng bày tỏ mối quan hệ ràng buộc... Hơn nữa, ngày nay nó còn làm tăng nguồn thu nhập cho nông dân nhờ bán trên thị trường trong nước và quốc tế [9].

Nơi trồng và tiêu thụ môn - sọ lớn nhất thế giới là Châu Á - Thái Bình Dương do vậy sử dụng sản phẩm môn - sọ ở vùng này cũng rất đa dạng. Các bộ phận của cây như củ cái, củ con, dọc lá và dải bò đều có thể chế biến thành những món ăn ngon miệng cho người. Ngoài các món ăn truyền thống như luộc, nướng, rán, phơi khô, nấu với cá, dừa… khoai môn - sọ còn được chế biến công nghiệp với khoảng 10 món ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cây khoai môn - sọ ngoài việc dùng làm thức ăn còn được sủ dụng làm nguyên liệu để chế biến thực phẩm,hay là một vị thuốc nam dễ sử dụng : hoa, vỏ củ và rễ mọc quanh củ là các vị thuốc quý dùng để sắc uống giải rượu, lợi tiểu, tiêu sỏi thận, trừ phong thấp, chữa bệnh dị ứng, nổi mề đay. Ngoài ra, trồng khoai môn - sọ còn mang lại nhiều ích lợi khác: giữ ẩm cho môi trường, bảo vệ đất canh tác, giúp chống xói mòn, giảm thiểu bạc màu. Đối với các vùng có địa hình thấp gần sông rạch, trồng khoai môn - sọ sẽ giúp cải tạo được phèn và chống được sự nhiễm mặn do vậy chúng ta nên sớm đưa cây môn - sọ vào các chương trình khuyến nông, nhất là đối với các vùng sản xuất lương thực còn khó khăn do đất đai bị bạc màu, mặn phèn, hạn hán...

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất khoai môn sau nuôi cấy in vitro tại địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)